Vị trí vai trò của Chính phủ được quy định trong Điều 109 Hiến Pháp (1992), trong Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ (2001), những nhiệm vụ cụ thể được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau, về lĩnh vực lao động vai trò của Chính phủ được quy định, tại điều 181 Bộ luật lao động (1994), Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý Nhà nước về lao động đối với các ngành và các địa phương trong cả nước. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình. Cơ quan lao động địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý Nhà nước về lao động theo sự phân cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo quy định trên đây thì Chính phủ là cơ quan quản lý Nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước. Điều này có nghĩa là Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất và toàn diện nhất về lao động. Để làm tốt chức năng của mình thì Chính phủ thực hiện việc giao quyền cho các cơ quan nhà nước
ở trung ương và địa phương để thay mặt Chính phủ quản lý lao động thuộc ngành và địa phương mình quản lý. Trong điều 181 cũng quy định việc Nhà nước tạo điều kiện cho người sử dụng lao động được tham gia ý kiến với các cơ quan Nhà nước về các vấn đề quản lý và sử dụng lao động. Đây là sự thừa nhận việc Nhà nước thực hiện việc tham khảo ý kiến (hình thức của cơ chế ba bên) của người sử dụng lao động về các vấn đề quản lý và sử dụng lao động.
Với tư cách là cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ lao động - thương binh và xã hội được quy định tại Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007. Về nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt, các dự án, đề án và văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án quan trọng về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phê duyệt các đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp
6. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
7. Về lĩnh vực dạy nghề.
8. Về lĩnh vực lao động, tiền công, tiền lương.
9. Về bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. 10. Về lĩnh vực an toàn lao động.
11. Về lĩnh vực người có công. 12 . Về lĩnh vực bảo trợ xã hội.
13 . Về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em. 14. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội. 1 5 . Về lĩnh vực bình đẳng giới.
16. Về quản lý đơn vị sự nghiệp ngành và lĩnh vực dịch vụ công.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
18. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo chưởng trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
19. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
20. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.
21. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các đơn vị thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.
22. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
23. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
24. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội ở địa phương.
25. Quản lý tài chính, tài sản dược giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật.
26. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy theo quy định thì Bộ lao động thương binh và xã hội là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động đối với các ngành và các địa phương trong cả nước; còn ở các địa phương tương ứng là sở, phòng lao động thương binh và xã hội, cơ quan được giao quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động. Với mỗi cơ quan chức năng, nhiệm vụ được quy định cụ thể, theo cơ chế ba bên thì cơ quan quản lý lao động được coi là đại diện của bên Nhà nước tham gia vào quan hệ ba bên.
Qua xem xét chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ mà đại diện là Bộ lao động Thương binh và Xã hội ở cấp Trung ương, chúng ta thấy được vai trò
quan trọng của đối tác này trong cơ chế ba bên. Với tư cách là cơ quan cao nhất đại diện cho lợi ích của quốc gia, dân tộc, Chính phủ thông qua các cơ quan đại diện của mình tham gia vào mối quan hệ với các đối tác khác của quan hệ lao động, ở đây Chính phủ đóng vai trò là đầu mối tập hợp các bên, phối hợp hoạt động giữa các bên, là người tạo lập môi trường và các điều kiện cần thiết để cơ chế ba bên hoạt động có hiệu quả. Cơ chế ba bên có hoạt động hiệu quả hay không phần quan trọng phụ thuộc vai trò của Chính phủ.