Trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam (Trang 61)

Đây là lĩnh vực được quan tâm đặc biệt vì nó liên quan tới sức khoẻ, tính mạng của NLĐ. ILO có công ước và nhiều khuyến nghị về vấn đề này cụ thể là Công ước 187 năm 2006 về cơ chế tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động trong đó có quy định “Trong chính sách quốc gia, mỗi nước Thành viên, trong điều kiện và thực tiễn của quốc gia và tham khảo ý kiến của tác tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và người lao động, phải tăng cường các nguyên tắc cơ bản như đánh giá rủi ro và nguy cơ nghề nghiệp; phòng trừ các rủi ro và nguy cơ ngay tại nguồn; xây dựng văn hoá quốc gia về an toàn và vệ sinh có tính phòng ngừa bao gồm thông tin, tư vấn và huấn luyện”.

Công ước số 155 về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường lao động năm 1981, tại Điều 1 quy định, “1. Công ước này áp dụng cho tất cả các ngành hoạt động kinh tế. 2. Mỗi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này, sau khi tham khảo trong một thời gian sớm nhất, ý kiến các tổ chức đại diện hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động, có thể loại ra khỏi phạm vi áp dụng một phần hoặc toàn bộ Công ước này một số ngành hoạt động kinh tế đặc biệt, như ngành hàng hải hoặc ngành đánh cá, nếu việc áp dụng này sẽ làm nảy sinh những vấn đề đặc biệt có tầm quan trọng đáng kể cho những ngành đó”.

Luật lao động (sửa đổi bổ sung 2002) dành cả chương IX để quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, trong đó quy định Tổng liên đoàn lao động

Việt Nam tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Ở Việt Nam Ngày 18 tháng 10 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010, chương trình gồm 7 nội dung chính.

Thành phần Ban Chỉ đạo gồm:

Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Các Phó Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban thường trực; Đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Y tế làm Phó Trưởng ban;

Các Uỷ viên: Đại diện lãnh đạo các cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Quốc phòng; Công an; Khoa học-Công nghệ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công nghiệp; Giáo dục và Đào tạo; Xây dựng; Văn hoá - Thông tin.

Mời đại diện lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tham gia Ban chỉ đạo.

Đây là lĩnh vực được Nhà nước đặc biệt quan tâm, việc các bên cùng tham gia vào quá trình này sẽ tạo điều kiện để bảo vệ an toàn cho người lao động, tạo ra môi trường lao động an toàn, để người lao động yên tâm công tác.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã hỗ trợ Chính phủ và các đối tác xã hội để xúc tiến các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và điều kiện làm việc được cải thiện thông qua một loạt các dự án hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thanh tra lao động hợp nhất, nâng cao năng lực thông qua các khóa đào tạo về ATVSLĐ và thực thi hiệu quả các chương trình ATVSLĐ tại Việt Nam. Các kinh nghiệm thu được từ các chương trình của ILO như WIND (Chương trình Tình làng nghĩa xóm), WISCON (Cải thiện điều kiện làm việc tại các công trường xây dựng nhỏ) và WISE (Cải thiện điều kiện làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ) đã được áp dụng nhân rộng trên khắp đất nước bằng chính nguồn lực địa phương.

Thông qua hỗ trợ kỹ thuật của ILO với các cơ quan đối tác Việt Nam, các Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ được xây dựng và thực hiện với mục tiêu tăng cường công tác an toàn lao động, đặc biệt là phát triển văn hóa an toàn tại các doanh nghiệp, nhất là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại trong khu vực kinh tế phi kết cấu và khu vực nông nghiệp. Hệ thống quản lý ATVSLĐ do ILO hỗ trợ được coi là yếu tố chủ chốt để nâng cao năng suất và cải thiện điều kiệu làm việc và tiêu chuẩn sức khỏe tại các doanh nghiệp này.

Việt Nam được ILO đánh giá là một điển hình tốt về an toàn vệ sinh lao động trong khu vực châu Á và đóng vai trò điều phối các chương trình ATVSLĐ của các quốc gia thuộc ASEAN./

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)