Cơ chế ba bên trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam (Trang 64 - 68)

động

Về tổ chức, cơ quan giải quyết tranh chấp lao động:

Về phương diện pháp luật, trong số các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật Việt nam hiện nay chỉ có Hội đồng trọng tài lao động được quy định việc thành lập với sự tham gia của ba bên theo đúng nghĩa ba bên tham gia cùng thành lập. Về mặt thực tiễn Hội đồng trọng tài lao động đã được thiết lập theo cơ chế ba bên theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên việc thực hiện không được nghiêm túc ở các địa phương.

Về lý thuyết thì Toà án lao động cấp Huyện cũng có thể được thiết lập theo cơ chế ba bên. Vì đối với toà án cấp huyện thành phần hội đồng xét xử ngoài thẩm phán còn có các hội thẩm nhân dân, những hội thẩm nhân dân này có thể là thành phần đại diện cho NLĐ, NSDLĐ… tuy nhiên để có được thành phần đại diện cho quyền lợi của các bên tham gia hội đồng xét xử cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Vận dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động:

Vận dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:

Thực trạng việc tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp huyện và cấp tỉnh có thể thấy là theo quy định hiện nay thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đã sử dụng việc tham vấn ba bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Trước khi đưa ra một quyết định theo thẩm quyền chủ tịch UBND tham khảo ý kiến của các bên trên cơ sở đó Chủ tịch UBND ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, điều này đồng nghĩa với việc sự tham gia của Chủ tịch UBND thực chất là

quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. Xét về khía cạnh giải quyết tranh chấp lao động mục đích là để duy trì hiệu lực của pháp luật đồng thời là để duy trì ổn định của doanh nghiệp thì quyết định của Chủ tịch UBND chỉ thiên về duy trì hiệu lực của pháp luật mà thôi, còn việc tạo ra sự ổn định cho doanh nghiệp, để các bên cùng toải mái thì chưa hẳn đã làm được và dễ bị gây cảm giác hành chính hoá thủ tục giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên, có trường hợp trên thực tế sau khi Chủ tịch UBND đã tham khảo ý kiến của các bên có liên quan nhưng lại không chứng minh được hành vi vi phạm của một trong hai bên tranh chấp hoặc hành vi vi phạm của các bên không có quy định biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ không có bất cứ một quyết định nào được ban hành, hoặc văn bản ghi nhận kết quả giải quyết tranh chấp, điều này thể hiện tính không triệt để của cách giải quyết này.

Vận dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài: Về phương diện pháp luật việc vận dụng cơ chế ba bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ở nước ta là rõ nét nhất so với các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động khác được quy định trong luật lao động Việt nam, khi giải quyết tranh chấp lao động ba bên ở đây bình đẳng trong việc quyết định các công việc chung của Hội đồng. Xét về cách thức hoạt động của cơ chế ba bên thì đây là hình thức cao nhất đó là việc các bên cùng bàn bạc đi đến thống nhất và cùng ra quyết định. Đây có thể nói nếu xét về mặt lý thuyết việc vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động thì đây là hình thức lý tưởng theo đúng nghĩa của cơ chế ba bên. tuy nhiên trên thực tế thì quá trình vận dụng quy định này trong việc giải quyết tranh chấp lao động lại không hiệu quả như mong muốn, thực tế thì hoạt động

của Trọng tài lao động khá mờ nhạt, điều này nó xuất phát từ việc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài thời gian qua hiệu quả thấp, vì theo quy định của Bộ luật lao động thì trọng tài lao động chức năng chính là hòa giải các tranh chấp phát sinh và theo quy định tại Điều 170 bộ luật lao động 1994.

Như vậy theo quy định thì quyết định của Trọng tài không phải là quyết định cuối cùng, cũng chính bởi vậy mà nó dễ bị xem nhẹ vì khi còn cơ hội để có thể mang lại lợi ích lớn hơn thì bên nào cũng muốn nắm lấy.

Vận dụng trong quá trình giải quyết tại toà án nhân dân:

Theo pháp luật Việt nam chỉ có tào án cấp sơ thẩm mới có sư tham gia của hội thẩm nhân dân, còn các tòa án khác thành phần hội đồng xét xử chỉ có thẩm phán, do vậy cấp sơ thẩm có thể có thành phần của đại diện các bên trong quan hệ lao động tham gia, tuy nhiên thực tế là hội thẩm nhân dân thường là thành viên của các đoàn thể chính trị xã hội cho nên trong thành phần hội thẩm tham gia phiên tòa xét xử các vụ án lao động thường là đoàn viên công đoàn.

Có thể nhận xét là: Cơ chế ba bên vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Từ khi chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã từng bước vận dụng tính hợp lý của cơ chế ba bên vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam một cách linh hoạt. Ở Việt Nam các quy định về cơ chế ba bên được thể hiện ở nhiều văn bản, cao nhất là Hiến pháp rồi đến các văn bản dưới luật. Các quy định pháp lý về cơ chế ba bên cũng đã xác định rõ đại diện của các bên trong mối quan

hệ này. Có thể thấy mối quan hệ giữa các bên được thực hiện trên rất nhiều lĩnh vực: từ việc xây dựng chính sách, thực hiện các quy định pháp luật lao động trên thực tế đến quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật lao động. Cơ sở pháp lý về cơ chế ba bên và việc vận hành cơ chế ba bên ở Việt Nam trong thời gian qua bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực trên nhiều mặt, cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động đã góp phần vào sự ổn định và phát triển của các quan hệ lao động. Từ những kết quả của việc vận dụng cơ chế ba bên ở Việt Nam thời gian qua, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu một cách sâu hơn để đưa ra các giải pháp hợp lý với điều kiện của Việt Nam, góp phần thúc đẩy việc vận hành cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam (Trang 64 - 68)