Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc vận hành cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam (Trang 76 - 93)

trong lĩnh vực lao động

Một là, đẩy mạnh việc tuyên truyền vai trò ý nghĩa của cơ chế ba bên

trong lĩnh vực lao động: Tuyên truyền rộng rãi các quy định pháp luật về cơ chế đối thoại ba bên. Với cơ chế ba bên, các bên NSDLĐ, NLĐ và cơ quan đại diện cho chính quyền ý thức ngày càng nhiều hơn về tầm quan trọng của cơ chế này, qua đó góp phần thực hiện cơ chế này một cách có hiệu quả trong thực tế, vì trên thực tế cơ bản mọi việc đều thực hiện được, tháo gỡ được ghi gặp khó khăn nếu các bên hiểu nhau, cùng nhau chia sẻ, cùng nhau tháo gỡ. Việc đẩy mạnh tuyên truyền là hết sức cần thiết nhất là khi chúng ta mới đang trong quá trình thực hiện CCBB ở một mức độ hạn chế như hiện nay.

Hai là, trong thời gian tới VN cần tham gia phê chuẩn các Công ước

quốc tế: Trong đó có Công ước 98 (năm 1949) về “quyền tổ chức và thương lượng tập thể”, với việc tham gia Công ước này và việc thực hiện các khuyến nghị của ILO làm cơ sở để đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế ba bên trong thời gian tới, trước hết sẽ là cơ sở để cụ thể hoá Công ước vào pháp luật lao động trong nước, qua đó khẳng định quyền của các bên trong việc tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các quy định pháp luật lao động.

Ba là, Thường xuyên và nâng cao hoạt động của ba bên, cần xác định

chính thực cơ chế ba bên là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động trong cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Nâng cao năng lực của các đối tác xã hội: Tổ chức đại diện cho mỗi bên phải thực sự là đại diện, đặc biệt là trong việc thực hiện pháp luật lao động, tham gia sửa đổi, xây dựng văn bản pháp luật…phù hợp thực tế, do vậy cần thường xuyên tập huấn cho đại diện của các bên.

Với tổ chức Công đoàn, đây là tổ chức duy nhất theo quy định của pháp luật đại diện cho người lao động. Cơ quan đại diện người lao động cần có kế hoạch cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn. Đào tạo nâng cao năng lực hoạt động, kỹ năng đàm phán, thương lượng, tuyên truyền, phát triển đoàn viên cho cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ lãnh đạo ở mỗi cấp, mỗi doanh nghiệp. Xây dựng tổ chức công đoàn thực sự là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Phát triển tổ chức công đoàn và đoàn viên trong doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật lao động, Luật Công đoàn cho người lao động. Công đoàn các cấp cần tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động và phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp. Đồng thời cũng cần có cơ chế để bảo vệ cho người làm công tác công đoàn ở cơ sở, để tránh việc NSDLĐ đối xử bất công với người làm công tác công đoàn, đặc biệt là người đứng đầu công đoàn ở cơ sở. Nâng cao năng lực của Công đoàn đặc biệt là cấp cơ sở, qua đó có thể lựa chọn được đại diện làm hoà giải viên, tham gia vào Hội đồng hoà giải ở cơ sở. Trong việc sửa đổi bổ sung Bộ luật lao động, luật công đoàn cần quy định quyền của công đoàn cấp trên cơ sở trong việc tổ chức đối thoại giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động khi công đoàn cơ sở chưa thực hiện tốt cơ chế đối thoại, hợp tác tại nơi làm việc, kể cả việc kiến nghị khở kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động khi công đoàn cơ sở không có khả năng hoặc không thực hiện tốt việc này.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác phát đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS). Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động và thuyết phục NLĐ gia nhập công đoàn, theo cách nêu gương điển hình và làm rõ quyền lợi của đoàn viên công đoàn. Hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến

phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS, nhất là sửa đổi Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động. Có quy định cụ thể về những lợi ích mà người lao động được hưởng thụ khi gia nhập công đoàn. Quy định về quy mô lao động của một doanh nghiệp để có đủ điều kiện thành lập công đoàn; quy định về thành lập công đoàn nhóm doanh nghiệp và cụm doanh nghiệp để tập hợp NLĐ trong doanh nghiệp quy mô nhỏ. Quy định về bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách trong các doanh nghiệp có quy mô 500 lao động trở lên. Quy định bắt buộc tất cả các doanh nghiệp đều phải trích nộp kinh phí công đoàn, nhằm đảm bảo sự bình đẳng của các doanh nghiệp, thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đồng thời cũng là tạo điều kiện thuận lợi để thành lập công đoàn cơ sở các doanh nghiệp. Sử lý nghiêm hành vi cản trở, vi phạm quy định về hoạt động công đoàn.

Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách đối với NLĐ. Chính phủ cần xem xét lại các quy định về lương tối thiểu hiện nay, xác định tiền lương dựa trên thực tế biến động của nền kinh tế, giá cả thị trường để bảo đảm tiền lương phải tái sản xuất được sức lao động.. Lương tối thiểu hiện nay quá thấp, không đủ bù đắp mức sống tối thiểu của NLĐ. Nếu tiền lương và thu nhập của NLĐ đủ sống và có tích lũy chắc chắn quan hệ lao động sẽ được cải thiện, giảm thiểu các cuộc ngừng việc và đình công. Chính phủ cần xem xét trích ngân sách đầu tư xây nhà ở cho NLĐ; xây dựng các thiết chế văn hoá; nhà trẻ và hạ tầng xã hội, nhất là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Khuyến khích doanh nghiệp đối thoại cùng người lao động trong việc xác định tiền lương.

Với tổ chức đại diện của người sử dụng lao động, cần có quy định thống nhất cơ quan đại diện cho toàn bộ giới chủ sử dụng lao động. Quy định đại diện cần phải được cụ thể vào pháp luật với chức năng nhiệm vụ quyền hạn

của cơ quan đại diện để là cơ sở hợp pháp tham gia vào cơ chế ba bên một cách có hiệu quả, mô hình này có thể quy định gần giống với quy định về thành viên của Mặt trận tổ quốc, có nghĩa là có một cơ quan đại diện còn việc hình thành nên nó do nhiều hiệp hội tự nguyên gia nhập và tham gia vào hoạt động của cơ quan đaị diện. Cùng với việc quy định cơ quan đại diện thì cũng phải nâng cao năng lực của cơ quan này, phải bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt để cơ quan đại diện thực sự đại diện cho cộng đồng người sử dụng lao động. Cơ quan đại diện người sử dụng lao động có kế hoạch và định kỳ tổ chức gặp gỡ, làm việc với người sử dụng lao động trên địa bàn để nghe ý kiến và phản ánh kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp cho các cơ quan chức năng. Hướng dẫn các quy định của pháp luật có liên quan cho người sử dụng lao động, đồng thời đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng lao động trong việc tham gia giải quyết các cuộc đình công không đúng trình tự pháp luật quy định.

Với bên đại diện cho Nhà nước thì cũng cần nâng cao năng lực cho các cán bộ được phân công tham gia vào các hoạt động của CCBB theo hướng nâng cao năng lực đàm phán, hoà giải, cần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho các cán bộ này. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động phải chủ trì và phối hợp một cách thường xuyên với Công đoàn, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam… thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động, chú trọng các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, có nhiều khả năng xảy ra tranh chấp, đình công; tổ chức tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp, nhất là việc thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể, xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; hướng dẫn công tác hoà

giải lao động; kịp thời giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể về quyền theo đúng quy định của pháp luật; định hướng hoạt động dạy nghề, gắn liền với giáo dục pháp luật và ý thức, tác phong lao động công nghiệp cho người lao động; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra lao động, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lao động; tham mưu thành lập Uỷ ban Quan hệ lao động các cấp; xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động ba bên, giữa đại diện người lao động, đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

Bốn là, trong việc thành lập Ủy ban Quan hệ lao động: Quyết định

68/2007/QĐ-TTg ngày 17/5/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Uỷ ban quan hệ lao động, quy định:

“Ủy ban Quan hệ lao động có chức năng tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng quan hệ lao động lành mạnh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan, tổ chức liên quan trong việc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công.

Ủy ban Quan hệ lao động có con dấu riêng, kinh phí hoạt động được Ngân sách nhà nước cấp qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” (Điều 1).

Theo quy định của Quyết định này thì Ủy ban Quan hệ lao động là cơ quan ở Trung ương và có chức năng tư vấn cho Thủ tướng về cơ chế, chính sách..., phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công... Như vậy đối với cấp tỉnh, thành thì trong quyết định 68/2007/QĐ-TTg không quy định có Ủy ban Quan hệ lao động cùng cấp, điều này cho thấy việc tham mưu, lập cơ quan tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh chưa được quan tâm, trên thực tế thì vấn đề lao động chủ yếu diễn ra ở địa phương, giải quyết ở cấp địa phương là chủ yếu, vì vậy cần thành lập cơ quan “Ủy ban Quan hệ lao động”

cấp tỉnh và cần có quy định cụ thể về số lượng tối thiểu đại diện của các bên tham gia, cần có từ ba người trở lên vì dù sao thì ba người cũng sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó cũng cần có quy định chế độ thông tin mang tính cập nhật cho cơ quan này, Ví dụ như thường xuyên có báo cáo của công đoàn, báo cáo của cơ quan quản lý lao động, báo cáo của cơ quan đại diện người sử dụng lao động. Do vậy cần sửa đổi bổ sung quyết định 68 theo hướng có quy định thành lập cơ quan thường trực lao động cấp tỉnh với chức năng, nhiệm vụ tương tự như cơ quan ở cấp Trung ương. Cần quy định cơ chế thường trực trong Uỷ ban theo dõi về cơ chế ban bên.

Cùng với việc quy định việc hình thành cơ quan lao động cấp tỉnh thì việc sửa đổi bổ sung quyết định 68/2007/QĐ-TTg cũng cần quy định Ủy ban Quan hệ lao động ngoài chức năng tư vấn việc thực hiện chính sách như hiện nay còn thực hiện chức năng tư vấn cả trong việc xây dựng, hoạch định cơ chế chính sách, pháp luật trong lĩnh vực lao động.

Năm là, đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể trong lĩnh vực lao động, cần quy định một cách cụ thể trình tự, thể thức tổ chức thực hiện việc tham khảo ý kiến ba bên, xây dựng quy chế thương lượng tập thể, cơ chế hai bên ở doanh nghiệp ... để kết quả của việc tham khảo phải là cơ sở để đưa vào thực hiện trên thực tế, ít nhất cũng phải đạt được một nửa của những vấn đề đã thoả thuận tránh tình trạng tổ chức tham khảo cho qua chuyện cho đúng quy định, quy trình còn việc tham khảo có nghe hay không thì không cần quan tâm. Vì vậy khi sửa đổi Bộ luật lao động tới đây nhất là phần về Thoả ước lao động tập thể cần quy định cụ thể trình tự, thủ tục các hoạt động đối thoại thương lượng, tham khảo ý kiến các bên liên quan, ký kêt thoả ước lao động và những vấn đề có liên quan.

Thực tế, những vấn đề xoay quanh người lao động với doanh nghiệp đang ngày càng nhiều bức xúc cần phải giải quyết. Trong đó, các bên đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng giải pháp cơ bản cần phải đẩy mạnh là hoàn chỉnh cơ chế đối thoại cởi mở, thẳng thắn giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Hầu hết các vấn đề bất đồng giữa chủ doanh nghiệp và người lao động đều có thể giải quyết tốt, nếu hai bên thực sự đối thoại tìm ra cách giải quyết hài hòa cho cả hai phía. Phải thành lập cho được một cơ chế đối thoại ba bên gồm đại diện doanh nghiệp - đại diện nhà nước- đại diện người lao động. Tuy nhiên, hiện ở cấp trung ương, Chính phủ đã thành lập Ủy ban quan hệ lao động gồm VCCI đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Bộ LĐTB - XH làm đại diện cho Nhà nước, Tổng LĐLĐ VN đại diện cho người lao động. Nhưng ở cấp tỉnh thì đang có rất nhiều tỉnh thực sự chưa có một tổ chức nào làm đại diện cho tất các doanh nghiệp. Do vậy, trong ba đối tác của cơ chế ba bên thì với đối tác đại diện cho bên sử dụng lao động cần phải thành lập một hiệp hội doanh nghiệp chung toàn tỉnh – thành phố.

Đẩy mạnh thương lượng, ký kết, thực hiện tốt thỏa ước lao động tập thể. Hoàn thiện pháp luật hiện hành về thương lượng tập thể, cụ thể là quy định đầy đủ hơn về nội dung, trình tự, thủ tục và thời gian thương lượng tập thể; đồng thời quy định rõ thương lượng là bắt buộc. Quy định về quyền của công đoàn cấp trên được đại diện cho NLĐ ở doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn để thương lượng tập thể; công đoàn cấp trên được hỗ trợ, giúp đỡ CĐCS trước và trong quá trình thượng lượng tập thể.

Xúc tiến thương lượng tập thể ngành, nghề, thoả ước tập thể nhóm, cụm doanh nghiệp. Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ CĐ về kỹ năng thương lượng tập thể; thành lập đội chuyên gia, giúp CĐCS thương lượng, đàm phán

ký kết TULĐTT. Đồng thời tăng cường các chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về lao động và công đoàn.

Sáu là, Trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động:

Theo quy định thì Toà án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động nhưng với hoạt động xét xử của tòa án nhân dân, thì chỉ có toà án cấp huyện mới có hội thẩm nhân dân, nghĩa là có thể có đại diện của các bên đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động còn với toà án cấp tỉnh trở lên thì hội đồng xét xử chỉ có thẩm phán nên không thể có đại diện của NSDLĐ, NLĐ tham gia hội đồng xét xử được, vì thế để có thể vận dụng CCBB trong qúa trình xét xử của toà án, thì toà án cấp huyện cần quy định cụ thể hội thẩm tham gia phiên tòa phải có đại diện của các bên đặc biệt là của đại diện người sử dụng lao động và đại diện của người lao động tham gia, qua đó làm cơ sở để việc bầu Hội thẩm nhân dân của Hội đồng nhân dân cấp quận có đại diện của các bên trong quan hệ lao động, vì hơn ai hết các đại

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam (Trang 76 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)