Trong lĩnh vực làm thêm giờ, thời gian nghỉ ngơi…

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam (Trang 59 - 61)

Được quy định trong Bộ luật lao động sửa đổi năm 2002 tại Điều 69. Làm thêm giờ là số giờ làm thêm vượt quá số thời gian làm việc tiêu chuẩn được quy đinh trong luật. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan việc làm thêm giờ của NLĐ vẫn thường xuyên diễn ra, vì NSDLĐ luôn cân nhắc lợi ích của mình để đạt được lợi nhuận tối đa, việc làm thêm giờ của NLĐ là vấn đề mà NSDLĐ luôn sử dụng vì như vậy thì doanh nghiệp đỡ phải thuê thêm lao động, việc thuê thêm lao động đi kèm với nó là rất nhiều chi phí liên quan như tiền lương, tiền đóng bảo hiểm, chi phí đào tạo..., mà với chi phí như vậy thì chủ doanh nghiệp không bao giờ mong muốn, về phía NLĐ thì cũng muốn làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập cho bản thân, cũng chính vì vậy mà trong luật cũng đã dự liệu được vấn đề này và đưa vào quy định về số thời gian làm việc thêm giờ trong ngày và số thời gian làm việc thêm giờ tối đa trong một năm. Việc quy định này tránh cho chủ doanh nghiệp không được lạm dụng việc làm thêm giờ vượt qua giới hạn tâm sinh lý của NLĐ, đồng

thời với một xã hội luôn có xu hương cung lao động nhiều hơn cầu lao động thì việc giới hạn số giờ làm thêm trong năm sẽ tạo điều kiện cho người thiếu lao động có thêm việc làm. “Điều 69, Bộ luật lao động năm 1994: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không được quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm.”

Theo quy định của pháp luật thì NSDLĐ và NLĐ phải thoả thuận với nhau (thực hiện CCBB theo nghĩa rộng), tuy nhiên trên thực tế thì NLĐ luôn ở vào thế yếu hơn nên NLĐ dễ bị ép làm tăng giờ, tăng ca:

Theo quy định hiện hành, thời gian làm thêm tối đa của NLĐ không quá 200 giờ/năm, nhưng Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đã tăng số giờ làm thêm tối đa lên 300 giờ/năm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lao động cho rằng, quy định tăng giờ làm thêm trong Dự thảo chưa sát với thực tế, không phải làm lợi cho NLĐ mà dường như đang đứng về phía lợi ích của người sử dụng lao động. Trước nay, việc đề ra số giờ làm thêm chỉ dựa vào cảm tính của người xây dựng Luật. Cách đây hơn 1 thế kỷ, NLĐ trên thế giới đã đấu tranh đòi làm 8 tiếng/ngày. Đến nay, việc đưa vấn đề tăng giờ làm ra bàn có vẻ như không còn phù hợp nữa vì lúc này người ta nói nhiều đến hiệu quả lao động và chính sách an sinh.

Thực tế những năm gần đây cho thấy, việc tăng ca, làm thêm giờ luôn gây bức xúc cho NLĐ. Những con số về tai nạn lao động đã chứng minh hậu quả khó lường của việc làm thêm. Nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra vì quá mệt mỏi trong giờ làm thêm, nhiều công nhân nữ, nhất là ngành Dệt - May, chế biến thực thực phẩm… ở các khu công nghiệp tại TP HCM, Bình Dương, Hà Nội… khi được tham kiến về việc tới đây tăng giờ làm thêm đều lo ngại. Những công nhân nữ này cho biết, nhà máy vẫn tăng ca liên tục, làm đến 12 tiếng/ngày, chưa kể vào những thời điểm đơn hàng của đơn vị nhiều, thời gian

làm ca nhiều hơn. Không ít trường hợp đang làm ngất xỉu, nhiều lao động nữ vất vả quá phải bỏ việc. Những trường hợp nghỉ như vậy bị doanh nghiệp (DN) quy thiếu hợp tác và thường bị cắt xén tiền công. Nhưng, khổ nhất là công nhân nữ có bầu, nếu không muốn sảy thai chỉ có cách xin nghỉ việc.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam (Trang 59 - 61)