Các thông tin về thị trường là hết sức quan trọng, quyết định đầu ra cho sản phẩm nuôi và để đối phó với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Cần tập trung tìm hiểu những vần đề sau về sản phẩm cá sẽ thu hoạch: + Có những thị trường, đối tác nào trong nước
+ Có những thị trường, đối tác nào ở nước ngoài + Giá cả lên xuống (trong và ngoài nước) như thế nào + Nhu cầu của thị trường hiện tại
+ Nguồn cung trên thị trường
+ Bằng cách nào để mở thị trường và có thị trường ổn định…
Nguồn thông tin được thu thập có thể qua giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp từ các kênh phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, sách, báo, đài, mạng internet…hoặc trực tiếp bằng cách giao lưu, tiếp xúc với các khách hàng qua hội chợ, diễn đàn …
1.1. Theo dõi dự báo thời tiết
Thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thu hoạch cá tại đầm nuôi.
Khi sắp đến vụ thu hoạch, cần thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để tránh thu hoạch vào những ngày có mưa, bão hoặc quá nắng nóng…
Nếu dự báo sắp có bão thì nên thu hoạch trước bão để tránh cá bị chết hoặc thất thoát do bão, lũ, nước tràn…
Thời điểm nước quay (đầu tháng 5 âm lịch) là lúc nước có màu đỏ son khiến cá tra bị ảnh hưởng thịt cá bị đổi màu. Nếu thu hoạch lúc này thì giá bán sẽ rất thấp.
1.2. Theo dõi biến động giá cá tra, cá ba sa trên thị trƣờng
Cá tra, cá ba sa là đối tượng nuôi thuỷ sản nước ngọt chủ lực của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là loài cá có tính thích nghi rộng, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Nó có thể nuôi trong môi trường nước chảy (lồng, bè, đăng, quầng ) với mật độ rất cao (100 - 150 con/m3
nước); đồng thời có thể sống trong môi trường nước tĩnh (ao, hầm, mương vườn, ruộng lúa,), năng suất nuôi có thể đạt tới 300 tấn/ha.
Những năm qua, nghề nuôi cá tra có những bước thăng trầm, giá cả không ổn định, việc lời lỗ không quyết định ở năng suất mà quyết định do giá cả, thị trường.
Các đòi hỏi về kỹ thuật, về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày một khắt khe hơn. Ðặc biệt các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng và là vấn đề quyết định đến giá thành sản phẩm.
Do đó việc theo dõi biến động giá cá tra, cá ba sa trên thị trường trong quá trình nuôi để thu hoạch kịp thời điểm, đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề cần được quan tâm.
1.3. Giải pháp tiêu thụ cá
Để nghề nuôi cá tra, cá ba sa phát triển bền vững, cần thực hiện tốt, triệt để việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa.
Thực hiện mô hình chuỗi liên kết dọc cá tra, cá ba sa. Người nuôi cần ký kết với các đối tác là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cá tra.
Tham gia quy trình từ sản xuất, nuôi trồng, liên kết dọc tạo ra giá trị con cá tra, cá ba sa; các bên liên quan đều có quyền lợi và nghĩa vụ gắn chặt với nhau nên ít xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp hay phá vỡ hợp đồng.
Thực tế cho thấy, chuỗi liên kết thật sự sẽ là cứu cánh, giải quyết tốt vấn đề ép giá hay tạo giá ảo và kể cả tạo sự an tâm cho ngân hàng hỗ trợ vốn vay đối với cả doanh nghiệp lẫn người nuôi.
Như vậy, các hộ nuôi cần nhanh chóng liên kết với các doanh nghiệp để phát triển nghề nuôi cá tra, cá ba sa ổn định, bền vững; Việc phát triển nuôi trồng,
chế biến, tiêu thụ cá tra, cá ba sa theo định hướng thị trường, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ theo hướng hiện đại hóa sẽ tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.