Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

Một phần của tài liệu giáo trình thu hoạch cá tra cá ba sa (Trang 71 - 76)

4.1. Bài 1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá sau thu hoạch Bài tập 1 Bài tập 1

- Nguồn lực: bảng câu hỏi trắc nghiệm.

- Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi và điền câu trả lời. - Thời gian hoàn thành: 30 phút.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá học viên dựa vào kết quả bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên hiểu được khái niệm cơ bản; ý nghĩa, vai trò của chất lượng và an toàn thực phẩm;

Bài tập 2

- Nguồn lực: Câu hỏi thảo luận nhóm, giấy A0, viết lông, bảng; - Cách thức: Chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm 05 - 07 học viên;

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn, theo dõi; các nhóm thảo luận, viết trên giấy A0, đại diện từng nhóm lên trình bày, trao đổi; giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Trình bày được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn nguyên liệu cá sau thu hoạch

Bài kiểm tra:

- Nguồn lực: Đề kiểm tra trắc nghiệm - Cách thức: mỗi học viên nhận một đề. - Thời gian hoàn thành: 60 phút.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá theo đáp án bằng thang điểm 10, tính hệ số 2.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên hiểu được các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch;

4.2. Bài 2. Xác định thời điểm thu hoạch cá Bài tập 1 Bài tập 1

- Nguồn lực: bảng câu hỏi trắc nghiệm.

- Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi và điền vào. - Thời gian hoàn thành: 30 phút.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá học viên dựa vào kết quả bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên hiểu được các thông tin về thị trường cần thu thập trước khi dự định thu hoạch cá ở ao nuôi, bè nuôi và cách thu thập thông tin.

Bài tập 2

- Nguồn lực: Bảng mẫu tiêu chí đánh giá sức khỏe cá; ao nuôi cá tại trại nuôi hoặc ao hộ gia đình, dụng cụ vớt cá quan sát;

- Cách thức tổ chức: mỗi học viên nhận một bảng mẫu đánh giá, quan sát hoạt động của cá, quan sát hình thái cá, đánh giá theo các tiêu chí.

- Thời gian hoàn thành: 30 phút.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên và đánh giá theo kết quả các tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá.

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên đánh giá đúng sức khỏe của cá theo các tiêu chí đưa ra.

Bài tập 3

- Nguồn lực: Ao nuôi cá tại trại nuôi hoặc ao hộ gia đình, lưới thu mẫu cá; cân đồng hồ, giấy, viết

- Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hành thu mẫu cá bằng lưới; cân và tính kết quả;

- Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả xác định cỡ cá của các nhóm.

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên xác định đúng cỡ cá trong ao tại thời điểm thực hành.

4.3. Bài 3: Thu hoạch cá. Bài tập 1 Bài tập 1

- Nguồn lực: bảng câu hỏi trắc nghiệm.

- Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi và điền vào. - Thời gian hoàn thành: 30 phút.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá học viên dựa vào kết quả bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên hiểu được các công việc chuẩn bị và bơm nước khi thu hoạch cá ở ao nuôi.

Bài tập 2

- Nguồn lực: Câu hỏi thảo luận nhóm, giấy A0, viết lông, bảng; - Cách thức: Chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm 05 - 07 học viên;

- Thời gian hoàn thành: mỗi nhóm thảo luận 30 phút và trình bày 15 phút.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn, theo dõi; các nhóm thảo luận, viết trên giấy A0, đại diện từng nhóm lên trình bày, trao đổi; giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Các nhóm trình bày được các bước kỹ thuật thu hoạch cá tại ao nuôi và bè nuôi

Bài tập 3

- Nguồn lực: Ao nuôi cá tại trại nuôi hoặc ao hộ gia đình, bình acquy, máy bơm, lưới kéo cá, dụng cụ chứa cá.

- Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành (5 - 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hành bơm và thu hoạch cá bằng lưới trong ao nuôi hoặc thu hoạch cá trong bè

nuôi.

- Thời gian hoàn thành: 60 phút.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thao tác đúng kỹ thuật và sản lượng thu hoạch của các nhóm.

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:

+ Học viên thực hiện các bước bơm nước và kéo lưới trong ao hoặc thu cá trong bè nuôi đúng kỹ thuật;

+ Sản lượng cá thu hoạch là kết quả đánh giá của từng nhóm.

4.4. Bài 4: Vận chuyển cá. Bài tập 1 Bài tập 1

- Nguồn lực: bảng câu hỏi trắc nghiệm.

- Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi và điền vào. - Thời gian hoàn thành: 30 phút.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá học viên dựa vào kết quả bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên hiểu được ưu, nhược điểm của các phương pháp vận chuyển cá.

Bài tập 2

- Nguồn lực: Câu hỏi thảo luận nhóm, giấy A0, viết lông, bảng; - Cách thức: Chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm 05 - 07 học viên;

- Thời gian hoàn thành: mỗi nhóm thảo luận 30 phút và trình bày 15 phút.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn, theo dõi; các nhóm thảo luận, viết trên giấy A0, đại diện từng nhóm lên trình bày, trao đổi; giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Các nhóm thuyết trình được Các bước thực hành để vận chuyển cá sống; Các bước thực hành để vận chuyển cá tươi; Cách vận dụng các phương pháp vận chuyển cá phù hợp.

Bài tập 3

- Nguồn lực: Nguyên liệu cá tra, cá ba sa sống vừa thu hoạch; dụng cụ chứa cá: rổ nhựa, giỏ cần xé; cầu gỗ.

- Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành (5 - 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hành chuyển 2 giỏ cá từ nơi thu hoạch xuống ghe đục để vận chuyển.

- Thời gian hoàn thành: 1 – 2 giờ/nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thao tác đúng kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Các giỏ cá tại ghe đục, tỷ lệ cá sống phải đạt 100%.

Bài kiểm tra:

- Nguồn lực: Nguyên liệu cá tra, cá ba sa sống; ghe đục

- Cách thức: Kiểm tra từng nhóm 05 học viên thực hành tính toán lượng cá vận chuyển phù hợp, cách bảo quản cá trong ghe và theo dõi tình trạng cá trong quá trình vận chuyển.

- Thời gian hoàn thành: Tùy theo từng nhóm học viên thực hành cho đến khi vận chuyển xong qua một quãng đường quy định.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá theo kết quả thời gian và tình trạng sức khỏe cá sau khi vận chuyển của từng nhóm học viên bằng thang điểm 10, tính hệ số 2.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Cá được vận chuyển nhanh, đảm bảo tỷ lệ sống và còn khỏe mạnh, không ngợp, xây xát….

4.5. Bài 5: Đánh giá kết quả nuôi. Bài tập 1 Bài tập 1

- Nguồn lực: Ao nuôi cá tại trại nuôi hoặc ao hộ gia đình, lưới/vợt thu mẫu cá; cân đồng hồ, máy tính, giấy, viết.

- Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hành thu mẫu cá bằng lưới/vợt (thu mẫu 03 lần ở 03 điểm khác nhau trong ao), xác định cỡ cá trung bình (kg/con) sau đó tính tổng số lượng cá có trong ao tại thời điểm thực hành và tính kết quả tỷ lệ sống của cá;

- Thời gian hoàn thành: 90 phút/nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thao tác thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả xác định tỉ lệ sống của cá ở các nhóm.

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên xác định đúng tỉ lệ sống của cá trong ao tại thời điểm thực hành.

Bài tập 2

- Nguồn lực: bảng câu hỏi trắc nghiệm.

- Thời gian hoàn thành: 30 phút.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá học viên dựa vào kết quả bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên hiểu được các nội dung cần ghi nhật ký và toàn bộ hồ sơ cần lưu trữ về hoạt động sản xuất nuôi cá để phục vụ cho công tác truy nguyên nguồn gốc sản phảm sau này.

Bài kiểm tra:

- Nguồn lực: máy tính, thông tin bài kiểm tra.

- Cách thức: mỗi học viên nhận một đề bài kiểm tra và thực hiện. - Thời gian hoàn thành: 60 phút.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá học viên dựa vào kết quả tính toán lợi nhuận cho một vụ nuôi cá bằng thang điểm 10, tính hệ số 2.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên tính đúng kết quả lợi nhuận vụ nuôi cá dựa trên các thông tin giáo viên cung cấp.

Một phần của tài liệu giáo trình thu hoạch cá tra cá ba sa (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)