Theo dõi và xử lý các tình huống trong quá trình vận chuyển 1 Yêu cầu và biện pháp thực hiện trong vận chuyển

Một phần của tài liệu giáo trình thu hoạch cá tra cá ba sa (Trang 58 - 60)

C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học học viên

4. Theo dõi và xử lý các tình huống trong quá trình vận chuyển 1 Yêu cầu và biện pháp thực hiện trong vận chuyển

4.1. Yêu cầu và biện pháp thực hiện trong vận chuyển

- Khi vận chuyển cá nguyên liệu phải luôn chú ý đảm bảo nhanh, an toàn vệ sinh; Đối với vận chuyển cá sống phải tránh để cá giãy giụa nhiều. Cá cần được vận chuyển nhanh chóng đến nơi tiêu thụ, nhanh chóng tiếp nhận và bảo quản. - Không vận chuyển cá qua những vùng bị ô nhiểm như đi qua các vùng nước bị nhiễm nước thải của các khu công ngiệp, nước thải ở các chợ, bệnh viện… làm cho cá bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm một số vi sinh vật nguy hiểm (mầm bệnh).

- Không để các thùng cá tiếp xúc với ánh nắng.

- Không chồng các thùng cá lên nhau khi vận chuyển để trách cá bị xây sát và nước của thùng trên rớt xuống thùng dướị.

- Khi vận chuyển cần hạn chế tối đa để cá tiếp xúc với không khí. - Không nên vận chuyển quá nhiều cá trong một thùng chứa.

Bảng 6. Yêu cầu và biện pháp thực hiện trong vận chuyển cá

Yếu tố quan tâm Yêu cầu Biện pháp

An toàn vệ sinh Sạch Che kín, ngăn ngừa bụi bặm, nắng nóng;

Làm vệ sinh và khử trùng dụng cụ trước và sau mỗi chuyến vận chuyển. Thời gian vận

chuyển

Nhanh Sử dụng phương tiện thích hợp, an toàn.

Trạng thái cá Không giãy giụa;

Không xây xát, trầy trụa

Mật độ vừa đủ;

Cố định các thùng cá để tránh bị lắc, va đập trong quá trình vận chuyển.

4.2. Xử lý các tình huống trong quá trình vận chuyển

Trước khi vận chuyển, cần đặt ra các tình huống có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển để kịp thời xử lý rường hợp

Khi vận chuyển cá bằng ghe đục, do độ sâu của khoang thuyền lớn nên rất khó kiểm soát trong quá trình vận chuyển vì những con cá chết sẽ chìm xuống đáy. Nên muốn kiểm tra trong quá trình vận chuyển người kiểm tra phải định kỳ lặn xuống khoang thuyền để xem có cá chết hay không.

Đối với cá vận chuyển sống bằng ghe, xe thì phải thay nước định kỳ để loại hết các chất bẩn và nhớt do cá tiết ra. Lượng nước so với cá tùy thuộc vào thời gian vận chuyển và nhiệt độ nước. với nhiệt độ của nước trong khoảng 15 – 17o

C thì cứ 1 tấn cá cần 1,25 – 1,5 tấn nước để vận chuyển trong thời gian 3 - 4 giờ. Nếu thời gian vận chuyển lâu hơn thì cứ 3 – 4 giờ cần thay nước một lần.

Như vậy mật độ cá trong quá trình vận chuyển vừa phải như trên (1,25 – 1,5 nước/1 cá) sẽ tránh cho cá phải vùng vẫy gây chầy xước hoặc làm chết cá.

Vận chuyển cá tươi cần che mát, tránh nhiệt độ tăng quá cao và bụi bẩn… Có các giải pháp dự phòng khi thiết bị vận chuyển bị hỏng, trục trặc…

C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học học viên

Bài tập 1. Trắc nghiệm ưu, nhược điểm của các phương pháp vận

Bài tập 2. Thảo luận theo nhóm các nội dung sau:

o Các bước thực hành để vận chuyển cá sống

o Các bước thực hành để vận chuyển cá tươi

o So sánh phương pháp vận chuyển

o Vận dụng các phương pháp vận chuyển cá phù hợp như thế nào.

Sản phẩm là các bài trình bày của từng nhóm học viên trên giấy A0 và thuyết trình;

Cả lớp trao đổi, thảo luận; Giáo viên quan sát, đánh giá và nhận xét từng nhóm.

Bài tập 3. Thực hành vận chuyển cá sống từ nơi thu hoạch xuống ghe đục Chia nhóm thực hành theo các bước giáo viên hướng dẫn;

Sản phẩm là tỷ lệ cá sống sau khi vận chuyển.

Bài kiểm tra. Thực hành theo dõi và xử lý cá sống trong quá trình vận

chuyển bằng ghe đục.

Học viên thực hành các thao tác theo dõi và xử lý tình huống xảy ra trong quá trình vận chuyển cá

Sản phẩm là các bài thu hoạch cách xử lý tình huống.

Ghi nhớ

- Các phương pháp vận chuyển cá sống, cá tươi;

Một phần của tài liệu giáo trình thu hoạch cá tra cá ba sa (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)