- Cách xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình vận chuyển cá.
3. Dự kiến kế hoạch nuôi tiếp theo
3.1. Một số vấn đề về hội nhập kinh tế thế giới với nghề nuôi cá tra, cá ba sa
Để đạt hiệu quả cao cho một vụ nuôi thì vấn đề tìm hiểu về hội nhập kinh tế thế giới với nghề nuôi cá tra, cá ba sa là hết sức cần thiết và quan trọng
Kể từ khi Việt nam bắt đầu hôi nhập kinh tế thế giới và chấp nhận những nguyên tắc cúa thương mại quốc tế, đặc biệt là sau khi gia nhập khối Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), ngành công nghiệp sản xuất cá tra, cá ba sa cúa nước ta đã phát triển nhanh chóng, tạo công ăn việc làm cho hơn 500.000 lao động. Nông dân nuôi cá cũng đã tiếp nhận các kỹ thuật tiên tiến trong việc chăm sóc và quản lý chất lượng nước để cải thiện chất lượng thịt cá, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao cúa khách hàng Hoa Kỳ và châu Âu với mong muốn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng GAP được đề nghị bởi Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) và Công ty Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Chỉ môt vài năm sau khi gia nhập APEC, lượng xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Hoa Kỳ đã gia tăng nhanh chóng khi thuế nhập khẩu cá da trơn vào Hoa Kỳ giảm chỉ còn 4.4 cent/kg. Năm 1998, khi gia nhập APEC, lượng xuất khẩu cá tra basa vào thị trường Hoa Kỳ chỉ ít ỏi với hơn 200 tấn. Nhưng đến năm 2002, số lượng xuất khẩu cá tra basa vào thị trường Hoa Kỳ đã lên đến gần 20.000 tấn sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam và ký Hiệp định thương mại song phương vào tháng 12 năm 2001.
Với tính chất và mùi vị thịt tương tự như cá nheo được nuôi tại Hoa Kỳ nhưng với giá thấp hơn rất nhiều, cá tra, ba sa đã trở thành một mối đe dọa đối với ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá nheo của Hoa Kỳ khi 90% lượng cá da trơn nhập khẩu vào Hoa Kỳ năm 2000 là từ Việt Nam.
Để bảo vệ ngành nuôi cá nheo của mình, năm 2001 Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật giới hạn việc sử dụng tên “catfish” (cá da trơn) chỉ dành cho cá da trơn đang được nuôi ở Hoa Kỳ và vận động hành lang để tái thỏa thuận lại Hiệp ước thương mại song phương được ký giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2001.Tiếp theo là quá trình điều tra và áp thuế chống phá giá đối với sản phẩm cá tra, cá ba sa phi lê đông lạnh từ Việt Nam vào Hoa Kỳ. Chưa công nhận Việt nam có nền kinh tế thị trường
Cuôc chiến cá da trơn tiếp diễn với diễn tiến mới khi các bang Mississippi, Alabama, Georgia và Louisiana ra lệnh cấm bán catfish nhập khẩu từ nước ngoài (bao gồm Việt Nam) vào năm 2005 sau khi phát hiện ra dư lượng chất kháng sinh trong các mẫu kiểm nghiệm.
Tháng 5, năm 2008, Quốc hội Mỹ cũng đã thảo luận để thông qua “Đạo luật Nông trại” đề nghị đưa cá da trơn vào danh mục các loại thực phẩm thịt phải được kiểm soát chất lượng và điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt theo các quy định cúa Bô Nông Nghiệp Hoa Kỳ. Theo đạo luật trên, cá da trơn nhập khẩu phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ ngay trước khi được nhập vào Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, do sự “nổi tiếng” của cá tra, cá ba sa Việt nam, không chỉ ở thị trường Hoa Kỳ mà còn trên toàn thị trường thế giới. Cá tra, cá ba sa Việt nam đã có cơ hội vươn tới những thị trường rộng lớn khác như châu Âu, Úc, Nhật. Các nhà sản xuất Việt nam cũng có cơ hội đa dạng hóa sản phẩm cá tra, cá basa của mình.
Quản lý chất lượng sản phẩm đang là một trong những nỗi quan tâm chính của các doanh nghiệp thủy sản Việt nam. Việc kết hợp ngành dọc đã được thực hiện nhiều trong ngành thủy sản trước mắt để ổn định giá cá tra, basa nguyên liệu, sau đó là để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự kết hợp ngành dọc để bảo đảm giá và bao tiêu cá nguyên liệu chưa hiệu quả khi tình trạng phá bỏ các hợp đồng bao tiêu sản phẩm được ký kết với môt mức giá sau thu hoạch được thỏa thuận cũng đang xảy ra phổ biến.
Ngoài lý do là sự không ổn định cúa giá thị trường, môt trong những lý do để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thúy sản quyết định mức giá thu mua cá nguyên liệu từ người nuôi là chất lượng cúa cá nuôi. Với nhận thức chưa đầy đú cúa người nuôi cá về yêu cầu và hệ thống kiếm soát chất lượng cúa các nhà nhập khẩu nước ngoài, sự kết hợp và trợ giúp cúa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đối với người nuôi cần được chú trọng hơn.
Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm thì phải kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu sản xuất giống. Ngay từ đầu vụ nuôi, người nuôi cần biết và hiểu rõ các yêu cầu chất lượng cúa sản phẩm mà doanh nghiệp cần sản xuất để xuất khẩu; đồng thời phải biết những kỹ thuật cần thiết, sử dụng những vật
Bảng 7. Giá và sản lƣợng cá da trơn tại thị trƣờng Hoa Kỳ 1999-2005
Giá và sản lượng cá da trơn tại Hoa Kỳ
Đơn vị Năm
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Giá cá phi lê Việt Nam $/lb. 2.04 1.52 1.26 1.29 1.21 1.15 0.93
Giá cá phi lê Hoa Kỳ $/lb. 2.76 2.83 2.61 2.39 2.41 2.62 2.67
Thuế chống phá giá $/lb. -- -- -- -- 0.64 0.61 0.49
Giá cá nuôi Hoa Kỳ $/lb. 74 75 65 57 58 70 72
Sản lượng nhập khẩu từ Việt Nam
Triệu lbs.
2 7 17 10 4 7 17
Sản lượng cá phi lê Hoa Kỳ
Triệu lbs.
120 120 115 131 125 122 124
Sản lượng cá nuôi Hoa Kỳ
Triệu lbs.
597 594 597 631 661 630 601
tư, thức ăn, thuốc thú y thích hợp, có nguồn gốc để đạt được yêu cầu chất lượng sản phẩm đề ra.
Những mô hình kết hợp giữa nhà sản xuất và chế biến không chỉ đảm bảo đầu ra cho người nuôi mà còn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến. Với môt sự kết hợp chặt chẽ giữa người nuôi và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong việc quản lý chất lượng như đề nghị, sản phẩm thúy sản Việt nam cũng có thể đáp ứng tốt các đòi hỏi về khả năng truy xuất nguồn gốc hay kiểm soát chất lượng vệ sinh toàn diện
3. 2. Lập kế hoạch nuôi
- Lập kế hoạch dài hạn:
Kế hoạch dài hạn là kế hoạch nuôi cá cho thời kỳ dài trên 1 năm như kế hoạch 3 năm, 5 năm... để lập được kế hoạch này các chủ trang trại phải căn cứ vào chủ trương phát triển chung của chính quyền địa phương về phát triển kinh tế vĩ mô.
Những nội dung cơ bản của kế hoạch dài hạn của trang trại gồm: + Phát triển quy mô tranh trại.
+ Kiến thiết cơ bản, phát triển vốn đầu tư.
+ Đổi mới các máy móc thiết bị kỹ thuật, quy hoạch đất đai cho trang trại. + Đào tạo và sử dụng sức lao động.
+ Tổ chức đời sống cho người lao động trong xu thế xây dựng nông thôn mới. + Vốn và lợi nhuận.
Nội dung cụ thể của kế hoạch dài hạn được thiết lập hệ thống biểu mẫu với những chỉ tiêu hợp lý làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động sản xuất của trang trại.
- Lập kế hoạch ngắn hạn:
Kế hoạch ngắn hạn là kế hoạch sản xuất nuôi cá hàng năm. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở của kế hoạch dài hạn và những năm sau phải tiến dần tới mục tiêu của kế hoạch dài hạn nghĩa là mục tiêu của năm sau phải cao hơn mục tiêu của năm trước.
3.3. Xác định các điều kiện cần thiết cho vụ nuôi
Các thông tin về thị trường là hết sức quan trọng quyết định đầu ra và quy mô, xu hướng phát triển…cho trại nuôi, từ đó có cơ sở đó xây dựng chiến lược đối với khách hàng, chiến lược sản phẩm và chiến lược đối với những đối thủ cạnh tranh về thị trường như: Thị trường và đối thủ trong nước; thị trường và đối thủ ở nước ngoài; Giá cả lên xuống; Xu hướng phát triển của nghề trên thế giới; Lợi nhuận; Nguồn và giá cả con giống ...
3.3.2 Vốn của trang trại.
Vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất của sản xuất ở trang trại. Vốn trong trang trại bao gồm:
+ Vốn từ các nguồn (chủ trang trại, vốn vay, được đóng góp để liên kết và liên doanh…).
Muốn có đủ vốn cho trang trại để phát triển sản xuất cần phải có các giải pháp để thu hút vốn, kêu gọi đầu tư tài trợ.
+ Vốn trong trng trại nuôi đươc chia thành 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động
Vốn cố định: biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định có thời gian sư dụng trên 1 năm có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên: Hệ thông ao nuôi, cống, mương... Vốn lưu động của trang trại: là hình thức biểu hiện bằng tiền của tất cả các tài sản lưu động (con giống, phân bón, thức ăn, thuốc, lưới…)
3.3.3 Điều kiện về kỹ thuật và lao động kỹ thuật:
Kỹ thuật và lao động kỹ thuật được hiểu là toàn bộ công cụ, các tư liệu lao động và cán bộ kỹ thuật cùng với quy trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm. Nước ta đang trong quá trình từng bước thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đặc biệt là cho các ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, do đó các trang trại phải ưu tiên phát triển kỹ thuật để phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Đối với trang trại để thực hiện ưu tiên về kỹ thuật cần quan tâm đến các nội dung sau:
+ Đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất của trang trại.
+ Hiện tại đã có những tiến bộ kỹ thuật nào đã áp dụng và sẽ được áp dụng vào sản xuất nuôi của trang trại.
+ Tìm giải pháp tiếp cận và lựa chọn kỹ thuật nuôi mới, cần tìm hiểu đến công nghệ nuôi tiến tiến trên thế giới.
+ Cần phải áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới vào thực tế một cách có hiệu quả.
Theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về điều kiện lao động kỹ thuật trong các cơ sở, vùng nuôi cá tra, cá ba sa, cá chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
+ Cơ sở nuôi cá có diện tích nuôi nhỏ hơn 5 ha phải có ít nhất một người tham gia khoá tập huấn, đào tạo về quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra, cá ba sa, cá chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc có người tham gia khoá tập huấn, đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm.
+ Cơ sở nuôi cá có diện tích nuôi từ 5 đến 20 ha phải có ít nhất một cán bộ trung cấp nuôi trồng thủy sản.
+ Cơ sở nuôi cá có diện tích nuôi lớn hơn 20 ha phải có ít nhất một cán bộ là kỹ sư nuôi trồng thủy sản.
3.3.4 Sản phẩm của trang trại:
Sau khi có được những thông tin về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng từ đó quyết định chiến lược sản phẩm trên cơ sở chuyên môn hoá, tập trung hoá ở một quy mô hợp lý.
+ Sử dụng đầy đủ hợp lý nguồn đất, nước cũng như các tài nguyên khác. + Khắc phục được tính thời vụ.
+ Phối hợp một cách hợp lý giữa sản xuất và dịch vụ tiêu thụ.
+ Sản phẩm của trang trại là cá thương phẩm phải đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định về an toàn thực phẩm để tạo được uy tín cho thương hiệu của mình trên thị trường;