Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 55 - 58)

2.1.4.1. Thuận lợi

Vị trí địa lý của khá thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa Bình Gia với các huyện và tỉnh lân cận.

Tài nguyên nước mặt khá phong phú, tài nguyên nước ngầm (tuy không nhiều) nhưng đủ cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, nước tưới cho các loại cây trồng, cho chăn nuôi gia súc, cho công nghiệp và có tiềm năng để xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.

Bình Gia có lợi thế và tiềm năng để phát triển nghề rừng, bình quân đất lâm nghiệp trên đầu người cao hơn mức trung bình của cả nước 3,3 lần là điều kiện thuận lợi để phát triển vốn rừng và công nghiệp chế biến lâm sản trong tương lai.

Lực lượng lao động khá dồi dào đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành kinh tế.

Cơ sở hạ tầng của huyện tương đối thuận lợi so với các huyện miền núi phía bắc, nhất là hệ thống đường giao thông.

2.1.4.2. Khó khăn

Địa hình chia cắt mạnh khó khăn cho việc quy hoạch dân cư, xây dựng các khu đô thị quy mô lớn, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá.

Khí hậu tương đối khắc nghiệt vào mùa đông, mùa đông lạnh khô, kéo dài ảnh hưởng lớn đến cơ cấu mùa vụ, sự sinh trưởng của các loại cây trồng,vật nuôi.

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện khá lớn nhưng đo đặc điểm đất đai manh mún dẫn đến hệ số sử dụng đất còn ở mức thấp, chủ yếu là đất đồi, đất rừng tạp, nhiều diện tích đất không thể sử dụng được cho sản xuất nông, lâm nghiệp.

Hệ thống sông, suối của huyện chủ yếu là sông suối có lưu vực nhỏ và trung bình, nhiều thác ghềnh, mùa lũ nước dâng rất nhanh nhưng vào mùa khô nước cạn kiệt do đó việc tích nước, điều tiết nguồn nước cho sản xuất rất khó khăn.

Lực lượng lao động của huyện phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo hoặc chỉ đào tạo cơ bản. Một bộ phận cán bộ công chức chưa được chuẩn hoá, năng lực chuyên môn còn yếu, trách nhiệm nghề nghiệp cũng là rào cản cho quá trình phát triển.

Cơ sở hạ tầng của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, hiện còn 11 xã chiếm 55% tổng số xã, thị trấn chưa có đường ô tô đi đi lại được bốn mùa, nhiều nơi đã hư hỏng xuống cấp.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 55 - 58)