Ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 60 - 84)

2.2.2.1. Khái quát chung

Ngành nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng, mặc dù có giảm về tỷ trọng song năm 2010 GTSX nông nghiệp vẫn đạt 208.120,1triệu đồng, chiếm 76,7% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông -lâm - thuỷ sản của huyện.

GTSX ngành nông nghiệp ngày càng tăng nhưng mức tăng không cao, giai đoạn 2000 - 2005 tăng 1,7 lần (từ 86.301,0 triệu đồng lên 153.800 triệu đồng), giai đoạn 2005 - 2010 tăng nhanh hơn 1,8 lần (từ 153.800 triệu đồng lên 271.343 triệu đồng).

Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp giai đoạn 2000 -2010 đạt trung bình 3,1%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này vẫn còn thấp so với công nghiệp - xây dựng 14,52% và dịch vụ 14,69%.

Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của trồng trọt, tăng tỷ trọng của chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Ngành trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GTSX nông nghiệp của huyện nhưng hiện nay đang có xu hướng giảm dần, giai đoạn 2000 - 2010 giảm từ 73,3% xuống 70,1%. Ngành chăn nuôi tăng từ 25,6% lên 28,1%. Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ tăng từ 1,1% lên 1,8%, nhưng sự chuyển dịch đó diễn ra còn chậm.

Bảng 2.5: GTSX và cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp huyện Bình Gia giai đoạn 2000 - 2010 (giá thực tế)

Chia ra

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp Năm Tổng số

Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %

2000 86.301,0 63.279,7 73,3 22.095,83 25,6 925,48 1,1 2003 101.234,1 73.900,9 73,0 26.118,4 25,8 1.214,8 1,2 2005 119.810,2 87.281,5 72,8 30.90,7 25,9 1.538,0 1,3 2008 189.953,7 135.437,0 71,3 51.447,4 27,1 3.039,3 1,6 2010 208.120,1 145.874,0 70,1 58.393,01 28,1 3.853,07 1,8

2.2.2.2. Ngành trồng trọt

Trồng trọt là ngành có nhiều lợi thế nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Bình Gia, dựa vào điều kiện thuận lợi về đất, nước, khí hậu... ngành này đã có những biến đổi cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu cây trồng được đa dạng hoá theo hướng sản xuất hàng hoá.

Trong giai đoạn 2000 - 2010, GTSX ngành trồng trọt tăng từ 63.279,7 triệu đồng lên 145.874 triệu đồng (giá thực tế). Tỷ trọng ngành trồng trọt tuy có giảm nhưng còn chậm từ 73,3% xuống 70,1% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. 63.5 2.2 4.6 2.8 26.9 Cây lương thực Cây rau đậu Cây CNHN Cây ăn quả Cây hồi 34 2.9 4.7 3.7 54.7 Năm 2000 Năm 2010

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng của Bình Gia năm 2000 và 2010

Cơ cấu diện tích các loại cây trồng của Bình Gia giai đoạn 2000 - 2010, có sự chuyển dịch rõ rệt, tỷ trọng diện tích cây lương thực giảm mạnh từ 63,5% xuống còn 34%, tỷ trọng diện tích các loại cây rau đậu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả đều có xu hướng tăng, đặc biệt diện tích của cây đặc sản (cây hồi) tăng mạnh từ 26,5% lên 54,7%.

a. Cây lương thực

Là một huyện miền núi Bình Gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực. Trong giai đoạn 2000 - 2010 ngành trồng cây lương thực của huyện đã đạt được một số kết quả nhất định. Sản lượng tăng từ 15,2

nghìn tấn lên 18,1 nghìn tấn, BQLT/người tăng từ 315kg lên 412kg, cao hơn trung bình của toàn tỉnh là 226,2 kg/người. Với mức bình quân lương thực/ người như vậy an ninh lương thực của huyện được đảm bảo, kích thích sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Biểu đồ 2.2: Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt huyện Bình Gia

Giai đoạn 2000-2010, diện tích cây lương thực tăng từ 4.734,5 ha lên 5.163,1 ha. Đó là kết quả của việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng trọt, mở rộng những vùng có điều kiện thuận lợi để trồng cây lương thực. Bên cạnh đó nhờ thực hiện các chính sách khuyến nông, áp dụng các thành tựu KHKT vào sản xuất, thâm canh, tăng vụ, sử dụng các giống mới có năng suất cao... nên sản lượng lương thực tăng từ 15.889,1 tấn lên 21.436,0 tấn.

Do sự phân hoá tương đối về điều kiện tự nhiên nên có sự khác biệt trong phân bố diện tích và sản lượng cây lương thực giữa các xã trong huyện. Năm 2010, diện tích cây lương thực có hạt của toàn huyện là 5.163,1 ha, sản lượng 21.436 tấn, so với năm 2000 diện tích tăng 428,6 ha, sản lượng tăng

4734,5 4797,3 5005,4 5241,5 5163,1 15889,1 18611,8 19946,7 22014 21436 4400 4500 4600 4700 4800 4900 5000 5100 5200 5300 2000 2003 2005 2008 2010 0 5000 10000 15000 20000 25000 Diện tích Sản lượng Tấn ha

5.546,9 tấn. Các xã có diện tích và sản lượng lương thực lớn là Tân Văn, Hồng Phong, Hoa Thám, Văn Thụ, Quang Trung, Thiện Thuật, Thiện Hoà. Các xã có diện tích và sản lượng lương thực thấp như Thị Trấn, Quý Hoà, Vĩnh Yên, Tân Hoà, Hoà Bình.

Bảng 2.6: Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt phân theo các xã và thị trấn năm 2000 và 2010 2000 2010 STT Các xã DT (ha) SL (Tấn) DT (ha) SL (Tấn) 1 Văn Thụ 297,9 1.064,2 245,0 1.483,0 2 Thị Trấn 237,1 404,3 121,3 474,0 3 Tô Hiệu 102,6 735,0 315,4 1.634,0 4 Tân Văn 258,4 1.270,4 514,8 2.344,0 5 Hồng Thái 456,4 1.596,6 382,8 1.261,0 6 Bình La 352,1 539,2 196,6 641,0 7 Minh Khai 153,1 932,1 200,6 1.530,0 8 Hồng Phong 266,5 946,9 318,4 1.149,0 9 Hoa Thám 282,5 1.264,0 307,5 1.538,0 10 Hưng Đạo 341,3 744,7 214,1 735,0 11 Quý Hoà 211,1 434,7 169,2 561,0 12 Vĩnh Yên 147,8 293,9 88,5 250,0 13 Quang Trung 118,4 562,5 306,6 1.467,0 14 Yên Lỗ 253,0 876,7 289,4 941,0 15 Thiện Thuật 240,7 1074,8 362,3 1.259,0 16 Thiện Hoà 299,2 1.284,1 335,0 1.701,0 17 Thiện Long 299,7 799,6 264,4 912,0 18 Tân Hoà 92,9 275,9 126,9 352,0 19 Hoà Bình 130,5 442,1 178,0 517,0 20 Mông Ân 193,3 347,5 217,3 687,0 Toàn huyện 4.734,5 15.889,1 5.163,1 21.436,0

Các cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn. Trong đó lúa là cây lương thực chủ yếu được trồng phổ biến ở tất cả các xã.

- Cây lúa là cây lương thực có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu cây trồng của huyện, năm 2010, lúa chiếm 76,3% diện tích và 74,2% tổng sản lượng cây lương thực có hạt.

Bảng 2.7: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa giai đoạn 2000 - 2010

Năm Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn)

2000 3.925,0 32,6 12.813,0 2001 4.040,5 36,1 14.604,6 2002 3.909,2 37,2 14.561,2 2003 3.951,1 39,0 15.402,6 2004 4.012,5 39,3 15.779,5 2005 3.986,5 39,7 15.841,0 2007 4.051,9 41,9 16.959,5 2008 4.045,9 41,2 16.668,0 2009 4.040,6 40,5 16.349,7 2010 3.940,1 40,4 15.900,5

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Gia, phòng NN Bình Gia)

Trong giai đoạn 2000 - 2010 diện tích lúa tăng nhẹ từ 3.925,0 ha lên 3.940,1 ha; Năng suất lúa tăng khá cao từ 32,6 tạ/ha lên 40,4 tạ/ha, cao hơn so với trung bình của tỉnh là 39,5 tạ/ha, nhờ sự tăng lên của năng suất nên sản lượng lúa cũng tăng nhanh từ 12.813,0 tấn tăng lên 15.900,5 tấn. Hiện nay trên địa bàn huyện có hai vụ lúa chính Lúa đông xuân và lúa mùa.

Bảng 2.8: Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại lúa của Bình Gia

Loại lúa Chỉ tiêu 2000 2005 2010

Diện tích (ha) 1.279,0 1.345,3 1.266,9

Năng suất (Tạ/ha) 50,2 53,0 50,2

Lúa đông xuân

Sản lượng (Tấn) 6.425,1 7.130,0 6.359,8 Diện tích (ha) 2.752,2 2.641,2 2.653,2

Năng suất (Tạ/ha) 27,5 33,0 35,8

Lúa mùa

Sản lượng (Tấn) 7.567,9 8.710,7 9.498,1

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Gia, phòng NN Bình Gia)

+ Vụ lúa đông xuân có xu hướng giảm nhẹ về diện tích từ 1.279,0 ha xuống 1.266,9 ha, năng suất vẫn giữ ở mức 50,2 tạ/ha, đây là vụ lúa có năng suất cao hơn vụ mùa, sản lượng giảm từ 6.425,1 tấn xuống 6.359,8 tấn (2000- 2010). Năm 2010 vụ đông xuân chiếm 32,2% diện tích, 40% sản lượng.

+ Lúa mùa có diện tích lớn hơn so với lúa đông xuân. Diện tích cũng giảm nhẹ từ 2.752,2 ha xuống 2.653,2 ha, nhưng năng suất tăng mạnh từ 27,5 tạ/ha lên 35,8 tạ/ha, sản lượng tăng từ 7.567,9 tấn lên 9.498,1 tấn (2000- 2010). Năm 2010 vụ mùa chiếm 67,8% diện tích và 60% sản lượng.

Cây lúa được trồng phổ biến khắp toàn huyện, nhiều nhất là các xã Tân Văn, Hồng Phong, Hoa Thám, Quang Trung, Thiện Hoà, Thiện Thuật, Văn Thụ.

- Cây màu lương thực

Ngoài lúa trên địa bàn huyện còn trồng một số loại cây màu lương thực khác như ngô, khoai, sắn... có ý nghĩa quan trọng trong việc tận dụng đất đai, thực hiện thâm canh, gối vụ... sản phẩm của cây màu lương thực cũng là nguồn bổ sung nhu cầu lương thực cho nhân dân, thức ăn cho chăn nuôi và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Trong số các cây màu lương thực quan trọng nhất là ngô và khoai lang, do thời gian sinh trưởng ngắn nên các loại cây trồng này rất phù hợp cho việc trồng luân canh, xen canh với các loại cây trồng khác.

+ Cây ngô: Là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, được trồng xen với lúa. Diện tích, năng suất, sản lượng đều có xu hướng tăng, chủ yếu do nhu cầu nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc.

Bảng 2.9: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô giai đoạn 2000 - 2010

Năm Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn)

2000 809,5 38,0 3.076,1 2002 792,4 39,0 3.091,9 2003 846,2 37,9 3.209,2 2004 782,8 48,7 3.814,8 2005 1.018,9 40,3 4.105,7 2007 1.067,9 43,6 4.652,9 2008 1.195,6 44,7 5.346,0 2009 1.164,2 44,9 5.526,7 2010 1.223,0 45,3 5.535,5

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Gia, phòng NN Bình Gia)

Năm 2010 diện tích ngô tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000, năng suất tăng từ 38,0 tạ/ha lên 45,3 tạ/ha gần bằng năng suất của toàn tỉnh 48,1 tạ/ha, sản lượng tăng từ 3.076,1 tấn lên 5.535,5 tấn, tăng 1,8 lần. Các xã trồng ngô nhiều nhất là Tân Văn, Thiện Hoà, Tô Hiệu, Hồng Phong, Văn Thụ, Hồng Thái, Quang Trung, các xã này chiếm 65% diện tích, và 70% sản lượng ngô toàn huyện.

+ Cây khoai lang: Cây màu quan trọng sau cây ngô là khoai lang, đây là loại cây ngắn ngày, ưa khí hậu nóng ẩm, cần nhiều ánh sáng, không kén đất, thích hợp với đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, dễ thoát nước. Do có biên độ sinh thái rộng nên khoai lang có thể trồng luân canh với cây công nghiệp và cây lúa.

Tuy nhiên khoai lang có giá trị kinh tế thấp, sản phẩm không qua chế biến khó bảo quản trong thời gian dài. Khoai lang chủ yếu được dùng làm thức ăn cho gia súc. Những năm gần đây do nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi tăng nên khoai lang cũng tăng cả về diện tích và sản lượng. Diện tích tăng từ 108 ha lên 188,8 ha, sản lượng tăng từ 454,1 tấn lên 1880 tấn (2000-2010), gấp 4,1 lần.

Phân bố rải rác ở tất cả các xã nhiều nhất là Minh Khai, Hồng Phong, Hoa Thám, đây là các xã có ngành chăn nuôi phát triển, nhất là nuôi lợn đàn, ngoài ra diện tích đất của các xã này chủ yếu là đất cát pha và đất thịt nhẹ nên rất thích hợp với cây khoai lang.

b. Cây đặc sản

Hồi là cây đặc sản của Bình Gia, ưa khí hậu lạnh, phân bố trên các vùng núi thấp, rất thích hợp với điều kiện sinh thái của huyện. Bình Gia cũng là nơi có diện tích và sản lượng hồi lớn nhất tỉnh Lạng Sơn, năm 2010 chiếm 25,9% diện tích và 26,7% sản lượng hồi toàn tỉnh, trong cơ cấu diện tích các loại cây trồng của huyện hồi chiếm tỷ trọng cao nhất 54,7% tổng diện tích các loại cây trồng. Có thể thấy hồi là cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân Bình Gia.

Trong những năm qua cây hồi đã góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân địa phương, đồng thời làm đa dạng và phong phú thêm cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của huyện.

Hồi được trồng nhiều ở các xã Văn Thụ, Tô Hiệu, Tân Văn, Hồng Thái, Bình La, Minh Khai, Hồng Phong, Quang trung. Đây là các xã có nhiều đồi thấp, khí hậu lạnh, thích hợp với cây hồi.

Trong giai đoạn 2000 - 2010, diện tích và sản lượng hồi liên tục tăng, diện tích tăng từ 2.006,9 ha lên 8.297,0 ha, sản lượng hoa hồi khô tăng từ 450,1 tấn lên 780 tấn. Tuy nhiên những năm gần đây giá hồi không ổn định, thời gian cho thu hoạch rất lâu nên một số hộ dân đã chặt bỏ cây hồi để trồng các loại cây khác, một số diện tích rừng hồi già không được chăm sóc, tu bổ dẫn đến thoái hoá và chết.

Biểu đồ 2.3: Sản lượng hồi khô của Bình Gia qua các năm

c. Cây công nghiệp

Cây công nghiệp là những loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, ngày càng được ưu tiên trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Với điều kiện địa hình chủ yếu là đồi núi, đất feralit hình thành trên đá vôi và các loại đá mẹ khác nên Bình Gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp. trong cơ cấu cây công nghiệp của huyện chủ yếu là cây công nghiệp hàng năm.

- Cây công nghiệp hàng năm: Các cây công nghiệp hàng năm quan trọng của

huyện là Thuốc lá, thạch đen, đậu tương, lạc

Bảng 2.10: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm

2000 2005 2010

Loại cây Diện tích

(ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Thuốc lá 35,8 50 38,5 49,5 109,7 211,7 Thạch đen 180 976 238,8 1.042 415,4 1.770 Đậu tương 38 68 50 83 42,1 70,2 Lạc 85 102,8 102 113 143,8 219,3

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Gia, phòng NN Bình Gia)

450 550 642 780 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2000 2005 2008 2010 Năm Tấn

Diện tích và sản lượng các cây công nghiệp hàng năm nhìn chung đều có xu hướng tăng, giai đoạn 2000 - 2010 diện tích tăng 2,1 lần (từ 338,8 ha lên 711 ha), sản lượng tăng 1,9 lần (từ 1.196,8 tấn lên 2.271,2 tấn).

Trong cơ cấu cây công nghiệp hàng năm đáng kể nhất là cây thạch đen chiếm 58,4% diện tích các loại cây công nghiệp.

Thạch đen là loại cây khó tính, đòi hỏi nhiều công chăm sóc trong suốt quá trình trồng đến khi cho thu hoạch, kén đất, thời gian sinh trưởng chậm. Gần đây diện tích thạch đen tăng do nông dân trồng để bán sang Trung Quốc. Tuy nhiên việc trồng thạch đen cũng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, xoá đói, giảm nghèo. Thạch đen được trồng nhiều ở các xã Hồng Phong, Hoa Thám, Quý Hoà, Vĩnh Yên, Yên Lỗ, Hưng Đạo, Bình La, quy mô diện tích của các xã này là 400 ha, chiếm 80% diện tích và sản lượng thạch toàn huyện.

Có diện tích lớn thứ hai sau thạch đen là lạc, là loại cây dễ trồng, thời gian thu hồi ngắn, năng suất cao, được trồng xen canh với các loại cây khác như ngô, đậu tương... Giai đoạn 2000- 2010 diện tích lạc tăng 1,7 lần (từ 85 ha lên 143,8 ha), sản lượng tăng 2,1 lần (từ 102,8 tấn lên 219,3 tấn), so với các huyện trong tỉnh Bình Gia là huyện có diện tích lạc khá lớn.

Thuốc lá là cây trồng phù hợp với đất thịt nhẹ, thịt trung bình, cát pha, đất bãi bồi, đây là cây công nghiệp có diện tích khá lớn của huyện. Giai đoạn 2000- 2010 diện tích thuốc lá tăng từ 35,8 ha lên 109,7 ha, sản lượng tăng mạnh từ 50 tấn lên 211 tấn. Bình Gia là huyện có diện tích trồng thuốc lá lớn thứ hai trong tỉnh sau huyện Bắc Sơn.

Bên cạnh các loại cây trên trong cơ cấu cây công nghiệp của huyện đậu tương cũng là cây trồng có diện tích và sản lượng cũng có xu hướng tăng tuy không nhiều, diện tích tăng từ 38 ha lên 42,1 ha, sản lượng tăng từ 68 tấn lên 70,2 tấn (2000- 2010).

- Cây công nghiệp lâu năm

Cây công nghiệp lâu năm của huyện Bình Gia chỉ có chè, chè được trồng chủ yếu xen dưới gốc cây hồi, tuy nhiên diện tích và sản lượng thấp, nhưng nhìn chung đều có xu hướng tăng. Giai đoạn 2000 - 2010 diện tích cây chè tăng từ 48,8 ha lên 55 ha, sản lượng tăng từ 132,3 tấn lên 159 tấn, Bình Gia có diện tích chè đứng thứ tư toàn tỉnh. Chè được trồng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương. Phân bố ở các xã Văn Thụ, Tô Hiệu, Tân Văn, Hồng Thái... đây là các xã có diện tích hồi lớn, chè được trồng chủ yếu dưới gốc của hồi.

d. Cây rau đậu

Các loại cây rau đậu là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng và có giá trị kinh tế lớn trong đời sống xã hội. Do nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng nên

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 60 - 84)