Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 97 - 100)

3.2.1.1. Quy hoạch và sử dụng đất hợp lí

Sử dụng hợp lí, tiết kiệm và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp một cách hiệu quả và bền vững.

Trên cơ sở sử dụng đất hợp lí, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng hiện đại hoá, khai thác được thế mạnh về lương thực trồng lúa, ngô; cây ăn quả cận nhiệt như quýt, mận, hồng, chăn nuôi; lâm nghiệp trồng thông, keo; mở rộng diện tích cây đặc sản hồi.

Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất cho thấy ở những xã có diện tích ruộng lớn là nơi tập trung phát triển cây lúa, các xã có diện tích đồng cỏ lớn để phát triển chăn nuôi, các xã diện tích đồi lớn phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, trồng hồi.

Phương án sử dụng quỹ đất, phát triển mô hình một lúa, một màu vào mùa khô thiếu nước, trồng luân canh, xen canh các loại cây, mở rộng diện tích rừng sản xuất.

Mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên cơ sở khai thác diện tích đất chưa sử dụng. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng đất nông nghiệp cần hết sức thận trọng vì địa hình dốc dễ gây trượt, lở đất.

3.2.1.2. Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Con người là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển KT - XH nói chung và nông nghiệp nói riêng. Vì vậy cần coi trọng việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, điều đó càng có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện chất lượng nguồn lao động của Bình Gia còn thấp cả về trình độ văn hoá, kĩ thuật sản xuất…Để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, huyện cần có chính sách đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thực hiện tốt chiến lược dân số cả về quy mô và cơ cấu, kết hợp chặt chẽ với ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo để nâng cao dân trí cho người dân nông thôn.

Xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT và quản lí kinh tế giỏi, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Tăng cường củng cố cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cho các xã là những nơi trực tiếp sản xuất.

Tăng cường công tác tập huấn cho nông dân thông qua chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các trung tâm giáo dục cộng đồng để hướng nghiệp nâng cao trình độ cho lao động nông thôn.

Chú trọng đào tạo thế hệ trẻ ở nông thôn, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, giảm sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các khu vực.

Coi trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề, đặc biệt là các nghề nông - lâm - ngư nghiệp, các ngành nghề truyền thống của địa phương.

Cần có chính sách thu hút nguồn lao động có chất lượng cao, có tay nghề, quản lí giỏi về công tác tại các xã để tham gia chỉ đạo, sản xuất.

3.2.1.3. Tăng cường cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp

Các cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi là yếu tố vật chất tạo điều kiện trực tiếp cho sự phát triển nông nghiệp

Về thuỷ lợi, huy động mọi nguồn lực trong việc xây dựng các công trình thuỷ lợi theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi ở tất cả các xã nhằm phục vụ tốt việc tưới nước vào mùa khô và tiêu nước vào mùa mưa.

Về giao thông, đầu tư, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện có và xây dựng các tuyến đường mới nhằm phục vụ tốt nhất sinh hoạt cũng như sản xuất của nhân dân.

Về hệ thống điện và thông tin liên lạc, xây dựng và mở rộng mạng lưới điện, đảm bảo tất cả các xã đều có điện sử dụng, thúc đẩy CNH - HĐH nông thôn.

Hoàn thiện và hiện đại hoá thông tin liên lạc tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xã tiếp cận với tiến bộ KHKT trong sản xuất.

Về cơ sở vật chất kĩ thuật, đẩy mạnh cơ giới hoá, tăng cường đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động và giá trị nông sản. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, tạo thị trường tiêu thụ ổn định, hướng tới phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

3.2.1.4. Đầu tư vốn, sử dụng hợp lí vốn cho phát triển nông nghiệp

Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nhất là phát triển ở huyện miền núi nghèo như Bình Gia việc tăng cường đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Việc đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã được thực hiện trong những năm qua, tuy nhiên nhu cầu vốn cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là rất lớn, trong

khi nguồn ngân sách có hạn. Vì vậy cần huy động tối đa nguồn vốn trong nhân dân, sử dụng tối ưu nguồn vốn của nhà nước, của địa phương.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân, đơn vị nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng tích lũy đầu tư tái sản xuất.

Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn trên cơ sở đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng các mục tiêu quan trọng, trọng tâm.

3.2.1.5. Giải pháp về chính sách phát triển nông nghiệp

Việc thực hiện các chính sách nông nghiệp luôn có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Trong phát triển nông nghiệp cần phải chú trọng các chính sách sau:

Chính sách tổ chức sản xuất, hoàn thiện các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn đất đai, nhân lực, vốn, trình độ sản xuất và quản lí. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác xã, tăng cường vai trò lãnh đạo của nhà nước trong nông nghiệp.

Chính sách đất đai, xây dựng và hoàn chỉnh các chính sách để đảm bảo tính pháp lí cho các chủ thể sử dụng đất trong nông - lâm - ngư nghiệp

Chính sách khuyến nông, đẩy mạnh công tác khuyến nông, có những đổi mới trong công tác khuyến nông nhằm tạo được hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện các khâu khép kín từ cung cấp giống, chuyển giao kĩ thuật sản xuất, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.

Tiếp tục củng cố và tăng cường công tác bảo vệ thực vật, dự báo và chủ động phòng trừ dịch bệnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 97 - 100)