Các giải pháp cụ thể cho từng ngành

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 100 - 110)

3.2.2.1. Giải pháp phát triển ngành nông nghiệp

a. Giải pháp phát triển trồng trọt

Trên cơ sở quy hoạch các vùng trồng trọt, huyện tiến hành quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi để chủ động cấp, thoát nước vào

các mùa. Hỗ trợ các hộ nông dân sử dụng giống có chất lượng, chuyển đổi giống mới... thông qua các chương trình khuyến nông.

Quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hồi để khai thác có hiệu quả các thế mạnh của các xã, của huyện.

Đầu tư thâm canh, tăng vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. Đưa các loại giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, cải tạo vườn tạp, đất đồi núi để phát triển cây đặc sản, cây ăn quả, cây thông, keo, bạch đàn đặc biệt là cây hồi.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các vùng chuyên canh tập chung nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích, ứng dụng khoa học công nghệ vào bảo quản chế biến.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm và cơ cấu ngành nghề ở khu vực nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, phục vụ nhu cầu dân cư, Tập chung phát triển mạnh kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại với quy mô sản xuất hàng hoá.

b. Giải pháp phát triển chăn nuôi

Quy hoạch, chuyển đổi phương thức chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, trên cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường.

Cải tiến nâng cao chất lượng đàn giống, triển khai các chương trình thụ tinh nhân tao, sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn...

Đảm bảo thức ăn cho chăn nuôi, phát triển các đồng cỏ, nâng cao năng suất, sản lượng các loại cây lương thực và hoa màu để cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Bên cạnh đó sử dụng các loại thức ăn chế biến công nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng ngành chăn nuôi.

Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, công tác thú y, phòng chống dịch bệnh thông qua việc tiêm phòng vắc xin, kiểm dịch, giám sát việc vận chuyển và tiêu thụ.

Công tác khuyến nông, đào tạo, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ KHKT, xây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn, đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống, chế biến thức ăn cho chăn nuôi.

3.2.2.2. Giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp

Giải pháp về quản lí, rà soát, xắp xếp, xây dựng các dự án trồng và bảo vệ rừng. Vận động các hộ gia đình tham gia trồng và nâng cao chất lượng rừng, chuyển dần diện tích rừng sản xuất kém chất lượng sang trồng rừng mới theo phương thức thâm canh, chất lượng cao.

Giải pháp về khoa học công nghệ, nghiên cứu để xác định đúng cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Trồng rừng theo hướng thâm canh, đảm bảo giống cây trồng đạt tiêu chuẩn, chuẩn bị đất kịp thời vụ và chăm sóc đúng quy trình.

Giải pháp kinh tế - kĩ thuật, sử dụng các biện pháp kĩ thuật, phát triển nông - lâm kết hợp, tạo điều kiện cho các hộ gia đình có thu nhập ngày càng ổn định, cây trồng được chăm sóc và phát triển tốt.

Giải pháp về thị trường, tìm kiếm các giải pháp chế biến và tiêu thụ sản phẩm để tận dụng điều kiện thuận lợi, tiếp tục mở rộng diện tích rừng hiện có.

3.2.2.2. Giải pháp phát triển ngành ngư nghiệp

Tận dụng diện tích ao, hồ hiện có để nuôi trồng thuỷ sản theo quy mô nhỏ và vừa. Trong những năm tới tiếp tục nhân rộng các mô hình, đưa các giống mới có hiệu quả kinh tế cao hơn vào sản xuất.

Mở rộng diện tích nuôi bằng cách khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho người dân đào thêm ao nuôi, tận dụng thêm diện tích các công trình thuỷ lợi theo quy hoạch của ngành thuỷ lợi, thuỷ điện.

Tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân phương thức nuôi, đối tượng nuôi thích hợp, sau đó tăng dần các loại cá mang lại giá trị kinh tế cao, đảm bảo nguồn thức ăn cho cá.

Phương thức nuôi thay đổi từ quảng canh cải tiến đến bán thâm canh, tăng cường bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

Tóm lại: Việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện Bình Gia rất quan trọng. Tuy nhiên mỗi giải pháp có những ý nghĩa và tác dụng riêng của nó và chỉ có thể phù hợp trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định. Do vậy, trong quá trình phát triển nông nghiệp huyện cần phải biết vận dụng một cách hợp lí và kết hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển một cách hiệu quả và bền vững.

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia nhằm đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp của huyện là một việc đúng đắn và cần thiết. Bởi lẽ, Bình Gia là một huyện có thế mạnh để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên việc khai thác vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Sự phát triển của ngành nông nghiệp huyện Bình Gia có ý nghĩa to lớn vì Bình Gia là một huyện nghèo, kém phát triển, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của huyện. Việc phát triển nông nghiệp không chỉ đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm, tạo việc làm cho người dân, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến mà còn tạo ra được các loại đặc sản trong nông nghiệp làm đa dạng thêm sản phẩm nông nghiệp của huyện, tỉnh, của vùng TDMNBB và của cả nước. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Sự phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia diễn ra với khá nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đó là đất đai khá màu mỡ, khí hậu nhiệt đới nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chất lượng nguồn lao động ngày càng đựơc nâng lên, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư phát triển. Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp luôn được quan tâm và ưu tiên thực hiện.

Trong quá trình phát triển, ngành nông nghiệp huyện Bình Gia đã đạt được một số thành tựu. Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ san không ngừng được nâng cao, chiếm 51,92% tổng giá trị sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của ngành nông nghiệp đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, chú ý đến những mặt hàng mà huyện có lợi thế so sánh như hồi, thạch, mận, quýt...

Nền nông nghiệp của huyện Bình Gia đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện, trong nội bộ ngành nông - lâm - ngư nghiệp cũng đã có những thay đổi. Sự chuyển dịch đó góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

Sự phân bố ngành nông nghiệp ngày càng hướng tới sự hợp lí, đó là phân bố các sản phẩm theo vùng, nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, vừa hướng tới việc sản xuất chuyên môn hoá.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp huyện Bình Gia còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đó là thiếu nước sản xuất vào mùa khô, ngoài ra còn nhiều khó khăn khác như rét đậm, rét hại, sương muối, trình độ lao động nông nghiệp nhìn chung còn thấp, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu và chưa đồng bộ, tính tự phát, manh mún trong sản xuất nông nghiệp còn phổ biến, thị trường tiêu thụ còn hạn chế.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu và phân tích về tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, đề tài đã tìm hiểu những định hướng phát triển và phân bố từ nay đến năm 2020 và đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện những mục tiêu, định hướng đã nêu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia đến năm 2020.UBND huyện Bình Gia, 2010.

2. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Gia 2001 - 2005,

UBND huyện Bình Gia, 2010.

3. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2006 - 2010 trên

địa bàn huyện Bình Gia, Phòng NN và PTNT huyện Bình Gia, năm 2010.

4. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp. UBND huyện Bình Gia, 2010.

5. Đề án quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai

đoạn 2010 - 2020. Sở NN và PT nông thôn tỉnh Lạng Sơn, 2010.

6. Hoàng Thị Việt Hà. Địa lý nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ khoa học địa lý - ĐHSP Hà Nội, 2009.

7. Bùi Thị Liên. Địa lý nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Luận văn thạc sĩ khoa học địa lý - ĐHSP Hà Nội, 2005.

8. Niên giám thống kê huyện Bình Gia. Chi cục thống kê huyện Bình Gia 9. Niên giám thống kê Lạng Sơn. Cục thống kê Lạng Sơn.

10. Niên giám thống kê 2010. NXB thống kê.

11. Lê Hưng Quốc. Xây dựng cơ cấu sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp.

NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2003

12. Tầm nhìn cho nông nghiêp, nông thôn Lạng Sơn. Báo Lạng Sơn.

13. Nguyễn Xuân Thảo. Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam. NXB CTQG 2004.

14. Vũ Đình Thắng. Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB ĐHKTQD, 2006 15. Lê Thông (chủ biên). Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam - Tập 1, NXB

Giáo dục, Hà Nội, 2006.

16. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên). Địa lý kinh tế - xã hội đại cương. NXB ĐHSP Hà Nội. 2005.

17. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức. Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội

Việt Nam (phần đại cương). NXB Giáo dục Hà Nội, 2003.

18. Đặng Kim Sơn. Nông nghiêp, nông dân và nông thôn Việt Nam hôm nay

và ngày mai. NXB CTQG, 2008.

19. Phạm Đình Vân, Đỗ Thị Kim Chung. Kinh Tế nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, 2000.

20. Nguyễn Thị Vang, Lê Bá Chức, Vi Văn Năng, Đỗ Thị Nâng. Địa lý kinh tế Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, 2008.

PHỤ LỤC

1. Diện tích và sản lượng một số cây trồng của huyện phân theo xã, thị trấn, năm 2010

Ngô Khoai lang

STT Xã, thị trấn DT (ha) SL (Tấn) DT (ha) SL (Tấn) 1 Văn Thụ 87,7 447,2 3,1 18,0 2 Thị Trấn 42,4 234,8 0,3 1,6 3 Tô Hiệu 99,9 548,8 1,5 8,4 4 Tân Văn 220,9 1066,7 9,1 54,6 5 Hồng Thái 66,6 267,3 6,8 38,1 6 Bình La 49,2 186,5 7,0 36,4 7 Minh Khai 33,3 151,5 1,8 9,3 8 Hồng Phong 92,0 422,0 9,0 51,3 9 Hoa Thám 43,0 175,1 6,1 35,4 10 Hưng Đạo 18,1 78,6 4,2 21,8 11 Quý Hoà 36,0 153,2 9,5 47,5 12 Vĩnh Yên 15,5 264,7 1,8 7,2 13 Quang Trung 61,0 219,3 2,6 14,6 14 Yên Lỗ 56,5 296,0 4,1 21,3 15 Thiện Thuật 73,7 423,7 8,1 42,9 16 Thiện Hoà 99,6 185,1 3,0 16,2 17 Thiện Long 45,0 45,4 3,7 20,4 18 Tân Hoà 12,0 84,0 2,5 4,3 19 Hoà Bình 24,0 94,0 1,5 7,4 20 Mông Ân 46,4 216,1 3,2 14,4 Tổng số 1223,0 5535,5 88,9 471,1

2. Diện tích và sản lượng lạc, thuốc lá phân theo xã, thị trấn, năm 2010 Lạc Thuốc lá STT Xã, thị trấn DT (ha) SL (Tấn) DT (ha) SL (Tấn) 1 Văn Thụ 3,5 6,2 7 10,5 2 Thị Trấn 1,7 2,7 3 Tô Hiệu 4,4 4,4 1,1 1,9 4 Tân Văn 19,6 19,6 29,8 62,9 5 Hồng Thái 1,7 1,7 1,2 1,7 6 Bình La 1,3 1,3 7 Minh Khai 3,6 3,6 8 Hồng Phong 8,7 8,7 9 Hoa Thám 7,0 7,0 10 Hưng Đạo 8,6 8,6 11 Quý Hoà 9,8 9,8 12 Vĩnh Yên 1,6 1,6 13 Quang Trung 7,0 7,0 0,4 0,5 14 Yên Lỗ 12,9 12,9 15 Thiện Thuật 5,6 5,6 6,2 9,3 16 Thiện Hoà 26,8 26,8 1,1 1,7 17 Thiện Long 8,3 8,3 18 Tân Hoà 2,7 2,7 19 Hoà Bình 6,5 6,5 5,0 6,5 20 Mông Ân 4,2 4,2 56,2 114,1 Tổng số 143,8 143,8 109,7 221,8

3. Diện tích một số cây ăn quả của Bình Gia qua các năm (ha) Năm STT Chỉ tiêu 2002 2005 2008 2010 1 Cam 21,0 17,4 9,9 10,3 2 Quýt 109,5 124,8 73,0 119,0 3 Hồng 73,2 68,4 15,0 29,8 4 Mơ 44,3 29,7 5,9 4,5 5 Mận 129,4 135,7 89,0 105,0 6 Dứa 3,8 11,3 25,5 28,3 7 Nhãn 84,1 125,0 22,3 24,0 8 Vải 36,6 36,6 14,8 14,8 9 Lê 7,8 7,2 1,0 1,2 10 Chuối 142,6 148,8 69,4 82,0 11 Trám 97,4 2,1 40,1 40,1 12 Mác Mật 56,0 133,8 77,5 81,0 13 Các loại cây khác 97,1 102,5 50,5 52,0

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Gia)

4. Sản lượng một số cây ăn quả của Bình Gia qua các năm (Tấn) Năm STT Chỉ tiêu 2002 2005 2008 2010 1 Cam 5,0 6,8 8,2 11,0 2 Quýt 36,5 50,3 41,1 88,0 3 Hồng 12,4 15,7 21,3 48,0 4 Mơ 37,2 6,2 6,3 3,6 5 Mận 112,9 51,8 120,8 127,8 6 Dứa 18,9 26,2 53,5 62,4 7 Nhãn 242,5 55,0 62,6 19,6 8 Vải 5,9 5,6 18,3 28,0 9 Lê 14,9 11,3 1,5 1,4 10 Chuối 2,0 165,7 217,9 252,0 11 Trám 10,7 21,8 55,2 75,6 12 Mác Mật 46,5 63,1 29,6 61,2 13 Các loại cây khác 110,0 96,7 100,9 98,5

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 100 - 110)