Khái quát về phát triển nông nghiệp ở Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 36 - 41)

Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Lạng Sơn hiện nay, xu hướng chung là giảm tỷ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng của công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, nhưng nông - lâm - ngư nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh. Tuy giảm về tỷ trọng nhưng nhờ áp dụng thành tựu KHKT nên giá trị sản xuất vẫn tăng lên.

Bảng1. 2: GDP ngành nông-lâm nghiệp- ngư nghiệp của tỉnh Lạng Sơn

STT Ngành kinh tế 2000 2005 2010

1 Tổng GDP giá thực tế (tỷ đồng) 2.467,9 4.322,6 11.500,8

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1.109,9 1.803 4.342,2

a Nông nghiệp 819,6 1.402,5 3.295,2 b Lâm nghiệp 285,1 391,5 1.033,3 c Thủy sản 5,2 9,0 13,7 2 Cơ cấu GDP ngành N- L- TS (%) 100 100 100 a Nông nghiệp 73,84 77,8 75,9 b Lâm nghiệp 25,69 21,7 23,8 c Thủy sản 0,47 0,5 0,3

Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 đạt 4,45%, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 4,55%, cả giai đoạn 2001 - 2010 là 4,5% gấp 1,17 lần mức tăng chung của ngành nông - lâm - ngư nghiệp cả nước.

Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trong tổng GDP của tỉnh đang sự chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, giai đoạn 2001-2010 tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 49,7% xuống 37,75%. Sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm so với sự chuyển dịch chung của vùng TDMNBB.

Trong nôi bộ ngành nông - lâm - ngư nghiệp, nông nghiệp giảm dần nhưng vẫn chiếm ưu thế, giai đoạn 2005-2010 nông nghiệp giảm từ 77,8% xuống còn 75,9%, lâm nghiệp tăng từ 21,7% lên 23,8%, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm từ 05,% xuống 0,3%. Theo hướng phát triển hiện nay Lạng Sơn tập trung vào khai thác hiệu quả các thế mạnh của tỉnh là phát triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.

* Ngành nông nghiệp

Nông nghiệp xu hướng giảm dần về tỷ trọng nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng liên tục, năm 2000 đạt 819,6 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 1.402,5 tỷ đồng, năm 2010 đạt 3.295,2 tỷ đồng. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp trồng trọt chiếm ưu thế 73,49% (2010) và đang giảm dần.

- Trồng trọt là ngành có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, dựa trên thế mạnh về đất, nước, khí hậu các loại cây trồng chủ yếu của tỉnh là cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, lạc, mía, thuốc lá, thạch đen, cây công nghiệp lâu năm là chè, cây đặc sản cây hồi, cây ăn qủa như na, hồng, quýt, mận…

- Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp đang có xu hướng tăng dần. Các vật nuôi chính như trâu, bò, lợn, dê, ngựa... Hình thức nuôi chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư ít.

Trong giai đoạn 2001 - 2010 số lượng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh có nhiều thay đổi. Số lượng đàn trâu giảm từ 181.185 con xuống 157.280 con, do nhu cầu về sức kéo giảm. Đàn bò tăng từ 45.275 con lên 46.980 con. Đàn lợn tăng từ 304.421 con lên 392.103 con. Đàn gia cầm tăng từ 3.495 000 con lên 3.790 000 con.

* Ngành lâm nghiệp

- Là ngành có tỷ trọng lớn thứ hai sau nông nghiệp, đang có xu hướng tăng dần từ 21,7% lên 23,8% giai đoạn 2005 - 2010. Rừng tự nhiên 203.235,81 ha, chiếm 31,3% diện tích đất lâm nghiệp có rừng, rừng trồng 169.265,0 ha, chiếm 26,1% (2009).

Mặc dù giá trị sản phẩm lâm nghiệp trong tổng sản phẩm kinh tế của tỉnh không cao (chiếm tỉ trọng 8,1% trong nền kinh tế của tỉnh) nhưng đối với diện tích đất lâm nghiệp chiếm 77,8% tổng diện tự nhiên, lâm nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của khoảng 80% dân số toàn tỉnh.

Rừng Lạng Sơn cùng với hệ thống rừng của vùng Đông Bắc, có chức năng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho các thủy điện nhỏ, cung cấp nước cho các ngành nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, là lá chắn bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng, phòng chống lũ quét, sạt lở, xói mòn làm thoái hóa đất, bảo vệ môi trường sinh thái và là hệ thống bảo vệ an ninh chính trị khu vực biên giới.

- Theo giá thực tế, năm 2000 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 285,1 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 1033,3 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp từ năm 2000 đến nay (theo giá so sánh 1994) phân theo ngành hoạt động tương đối ổn định.

Năm 2000 tổng giá trị đạt 310.783 triệu đồng, trong đó giá trị khai thác 224.763 triệu đồng (67,9%), trồng rừng 85.000 triệu đồng (25,7%); dịch vụ lâm nghiệp khác 1.020 triệu đồng (6,4%).

Năm 2009 tổng giá trị sản xuất đạt 366.191 triệu đồng, trong đó giá trị khai thác 281.424 triệu đồng (76,8%), trồng rừng 84.767 triệu đồng (23,1%).

Tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp vẫn chủ yếu là khai thác lâm sản, giá trị trồng rừng và các dịch vụ khác không tăng mà có xu hướng giảm.

* Ngành ngư nghiệp

Ngành ngư nghiệp trong cơ cấu ngành nông - lâm -ngư nghiệp của tỉnh giai đoạn 2005 - 2010 giảm từ 0,5% xuống 0,3%, giá trị sản xuất theo giá thực tế giai đoạn này tăng từ 9,0 tỷ đồng lên 13,7 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng ngành ngư nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 đạt 6,5%.

Ngư nghiệp Lạng Sơn chưa phát triển mạnh, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành ngư nghiệp trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, diện tích mặt nước chưa được khai thác hiệu quả vào nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều.

Trong cơ cấu ngành thuỷ sản nuôi trồng chiếm ưu thế, giai đoạn 2001- 2010 nuôi trồng chiếm 80,13% tăng lên 81,71%, khai thác từ 19,87% giảm xuống 18,29%. Ngành thuỷ sản đang thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng của nuôi trồng, giảm tỷ trọng của khai thác.

Tiểu kết

Nông nghiệp là ngành có vị trí và vai trò quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nhằm đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm cho số dân đông và ngày một tăng nhanh, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến, và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Đặc điểm nổi bật của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đối tượng sản xuất là các cây trồng, vật nuôi các cơ thể sống. Do đó sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, một đặc điểm đặc biệt quan trọng để phân biệt nông nghiệp với các ngành kinh tế khác đó là đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.

Do nông nghiệp mang những đặc điểm trên nên trong sản xuất nông nghiệp có các nhân tố ảnh hưởng như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp các nhân tố kinh tế xã hội có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp, trong những năm qua ngành nông nghiệp của vùng đã đạt được một số thành tựu đáng kể, giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng, là vùng có các loại nông sản nổi tiếng, mang lại giá trị kinh tế cao như chè shan, chè tuyết, các loại cây ăn quả như đào, mận, lê, các loại cây dược liệu tam thất, đương quy, thảo quả, hồi...không những cung cấp cho nhu cầu trong vùng, trao đổi với các vùng lân cận mà còn có giá trị xuất khẩu.

Lạng sơn là một trong mười năm tỉnh, thành thuộc vùng TDMNBB. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nông nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân địa phương. Hiện nay tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần nhưng vẫn chiếm 37,7% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tuy giảm về tỷ trọng nhưng GTSX nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 vẫn tăng từ 1.109,9 tỷ đồng lên 4.342,2 tỷ đồng. Các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng như chè, hồi, na, hồng, mận, quýt...trở thành mặt hàng có giá trị để trao đổi với các vùng trong cả nước và xuất khẩu.

Có thể nói trong bất kì thời điểm nào, ở bất kì vùng lãnh thổ nào nông nghiệp luôn luôn chiếm một vị trí rất quan trọng, nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia, là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội.

Chương 2

NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH GIA GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 36 - 41)