Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 86 - 89)

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển KT - XH a. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Bình Gia trở thành huyện phát triển vào loại khá của tỉnh Lạng Sơn. Các vấn đề văn hoá - xã hội được giải quyết tốt, môi trường tự nhiên được bảo vệ, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, chính trị ổn định.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục những tồn tại yếu kém của nền kinh tế, huy động tốt các nguồn lực, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; tạo sự chuyển biến mới về văn hóa - xã hội, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

b.Mục tiêu cụ thể

Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Bình Gia đến năm 2020 đã đưa ra 3 phương án, qua phân tích việc thực hiện được tiến hành theo phương án 2 với các mục tiêu cụ thể sau:

Tổng sản phẩm nội huyện thời kỳ 2011-2020 bình quân hằng năm tăng 9,5%, trong đó tốc độ tăng bình quân của ngành nông - lâm nghiệp 4,55%, công nghiệp - xây dựng 16,63%, dịch vụ 8,65%.

Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế tương ứng là, nông - lâm - ngư nghiệp 45,37%, công nghiệp - xây dựng 22,95%, dịch vụ 31,68%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 nông - lâm - ngư nghiệp 38,50%, công nghiệp - xây dựng 32,50%, dịch vụ 29%.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 871 USD, 2020 đạt 1.370 USD.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011-2020 (giá thực tế) là 5.530 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011-2015 là 2.150 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 3.380 tỷ đồng.

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển nông - lâm - ngư nghiệp a. Mục tiêu tổng quát

Về nhịp độ tăng trưởng, giai đoạn 2011-2020 phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 4,55%/năm.

Về chuyển dịch cơ cấu ngành, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu quả kinh tế cao, tiếp tục tăng tỷ trọng chăn nuôi và lâm nghiệp trong cơ cấu ngành nông - lâm - thuỷ sản.

- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản. Đẩy mạnh quy mô trồng rừng sản xuất, trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ rừng tái sinh.

- Mở rộng diện tích, thâm canh, tăng năng suất một số cây trồng mũi nhọn như hồi, thạch, quýt, mận.

- Sản lượng lương thực ổn định đạt 22.200 tấn vào năm 2015 và 22.500 tấn vào năm 2020.

- Giá trị sản xuất bình quân đạt 35-40 triệu đồng/ha năm 2015 và 45-50 triệu đồng/ha năm 2020. Từng bước mở rộng quy mô, những mô hình kinh tế đạt giá trị 50 triệu đồng/ha.

- Tăng độ che phủ của rừng đạt đạt 55% năm 2015 và 61% năm 2020.

b. Mục tiêu cụ thể

Định hướng trong giai đoạn 2011- 2015 và 2015 - 2020 tốc độ tăng trưởng của ngành nông- lâm - ngư nghiệp vẫn duy trì ở mức 4,55%, GTSX của tất cả các ngành nông - lâm - ngư nghiệp đều tăng lên, nông nghiệp đạt 435.359 triệu đồng, lâm nghiệp 147.709 triệu đồng, thuỷ sản đạt 64.575 triệu đồng vào năm 2020.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đến năm 2020 (triệu đồng) Tăng trưởng Chỉ tiêu 2015 2020 2011- 2020 2011- 2015 2015- 2020 1. Tổng GTSX (giá ss 1994) 150.603 183.615 4,55 4,55 4,55 Nông nghiệp 117.290 146.167 4,5 4,5 4,5 Lâm nghiệp 32.671 36.629 2,40 2,50 2,30 Thuỷ sản 642 819 5,00 5,00 5,00 2. GTSX (giá TT) 417.507 647.643 2.1. GTSX nông nghiệp 281.595 435.359 Trồng trọt 198.117 306.299 Chăn nuôi 76.938 118.949 Dịch vụ NN 6.540 10.111 2.2. GTSX lâm nghiệp 95.222 147.709 Trồng rừng 22.589 35.040 Khai thác gỗ và lâm sản 72.323 112.189 Dịch vụ LN 310 480 2.3. GTSX thuỷ sản 40.690 64.575

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)