Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 89 - 97)

3.1.3.1. Định hướng chung

Trong trồng trọt, tập trung nâng cao năng suất, sản lượng cây lúa, tiếp tục đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trên địa bàn huyện, phát triển cây ngô, các cây lương thực tạo nguồn nông sản ổn định để phát triển mạnh chăn nuôi và công nghiệp chế biến. Phát triển các loại rau đặc sản gắn với phát triển thị trường tiêu thụ. Trồng trên diện rộng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như thuốc lá, đậu tương; ứng dụng công nghệ để thực hiện bảo quản, sơ chế hoặc chế biến các sản phẩm sau thu hoạch để tạo giá trị gia tăng cao trên một đơn vị diện tích.

Trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung và nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển chăn nuôi hàng hoá, phát triển trang trại, nhất là phát triển đàn bò, trâu và gia cầm. Bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y.

Trong nuôi trồng thuỷ sản, tiếp tục tận dụng mặt nước sông, suối, hồ đập thủy lợi, thủy điện để nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo cung ứng tại chỗ nhu cầu của người dân.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững với quy mô hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế rừng. Phát triển mạnh rừng sản xuất, cải tạo rừng tạp gắn với củng cố, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng.

Củng cố, mở rộng các cơ sở chế biến gắn với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu như chè, cây ăn quả, măng, bột giấy... Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ khu vực nông thôn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến nông sản.

Ổn định sản xuất và đời sống dân cư, xoá đói giảm nghèo một cách tích cực, vững chắc, từng bước thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

3.1.3.2. Định hướng phát triển các ngành a. Phát triển nông nghiệp

* Phát triển trồng trọt

Cả trước mắt và lâu dài ngành trồng trọt vẫn giữ vị trí hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp huyện Bình Gia, do vậy hướng phát triển của ngành nông nghiệp huyện trong thời gian tới là duy trì sự phát triển vững chắc của cây lương thực, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, vừa là cơ sở cho sự phát triển ổn định KT - XH trên địa bàn huyện. Đồng thời các cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả vẫn tiếp tục đẩy mạnh phát triển.

- Cây lương thực

Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng lúa, ngô đến năm 2020

Loại cây Hạng mục 2015 2020

Diện tích (ha) 4.050,0 4.050,0 Năng suất (Tạ/ha) 41,0 41,4 Lúa

Sản lượng (Tấn) 16.600 16.750 Diện tích (ha) 1.240 1.270 Năng suất (Tạ/ha) 45,2 45,3 Ngô

Sản lượng (Tấn) 5.600 5.750

(Nguồn: Quy hoạch phát triển NN huyện Bình Gia)

+ Cây lúa: Lúa là cây lương thực truyền thống có khả năng phát triển ở nhiều vùng của Bình Gia. Quỹ đất canh tác còn khá nhiều nên có khả năng mở rộng sản xuất. Định hướng phát triển là tăng diện tích lên 4.050,0 ha vào năm 2015 và 2020, nâng cao năng suất lên 41,0 tạ/ha và 41,4 tạ/ha, sản lượng lên 16.600 tấn và 16.750 tấn vào năm 2015 và 2020.

+ Cây ngô: Được xác định là cây trồng chủ lực trồng luân canh trên đất lúa, có tiềm năng lớn, được phát triển mạnh trên ruộng một vụ thiếu nước nhằm tăng hệ số sử dụng đất. Để nâng cao năng suất, sản lượng ngô huyện sẽ đưa nhiều giống ngô mới vào sản xuất, nhất là các giống ngô lai cho năng suất

cao, thời gian sinh trưởng ngắn. Phấn đấu đưa năng suất ngô đạt 45,2 tạ/ha và 45,3 tạ/ha, sản lượng đạt 5.600 tấn và 5.750 tấn vào năm 2015 và 2020.

- Cây thực phẩm

Với những điều kiện thuận lợi về đất, nước, khí hậu huyện tập trung phát triển các loại rau đậu, khoai tây phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện. Phấn đầu đến năm 2015 diện tích rau đậu đạt 660 ha, sản lượng 4.748 tấn, năng suất 200,6 tạ/ha; năm 2020 diện tích tăng lên 735 ha, năng suất 207 tạ/ha, sản lượng 5.510 tấn.

- Cây công nghiệp

Điều kiện đất, nước, khí hậu cũng cho phép Bình Gia phát triển các loại cây công nghiệp hàng năm, nhất là đậu tương, lạc, thuốc lá, thạch đen.

Bảng 3.3: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây công nghiệp huyện Bình Gia đến năm 2020

Hạng mục 2015 2020

Diện tích (ha) 410 410

Năng suất (Tạ/ha) 45 45

Thạch đen

Sản lượng (Tấn) 1.845 1.845

Diện tích (ha) 75 80

Năng suất (Tạ/ha) 16 16

Đậu tương

Sản lượng (Tấn) 120 128

Diện tích (ha) 105 120

Năng suất (Tạ/ha) 16 16

Thuốc lá

Sản lượng (Tấn) 168 192

Diện tích (ha) 135 145

Năng suất (Tạ/ha) 16,1 17 Lạc

Sản lượng (Tấn) 218 246

(Nguồn: Quy hoạch phát triển NN huyện Bình Gia)

Trong cơ cấu cây công nghiệp của huyện, quan tâm mở rộng diện tích cây thuốc lá, nhằm tạo thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nhằm mở

rộng diện tích lên 105 ha, sản lượng 168 tấn, năng suất đạt 16 tạ/ha vào năm 2015. Đến năm 2020 diện tích đạt 120 ha, sản lượng 192 tấn, năng suất giữ ổn định ở mức 16 tạ/ha.

Đậu tương là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Dự kiến đến năm 2015 diện tích tăng lên 75 ha, sản lượng 120 tấn, năng suất 16 tạ/ha; năm 2020 diện tích 128 ha, sản lượng 128 tấn, năng suất giữ nguyên ở mức 16 tạ/ha.

Thạch đen là cây trồng khó tính, kén đất, đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên những năm gần đây là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Định hướng trong những năm tới là tiếp tục nâng cao năng suất, sản lượng, mở rộng diện tích của cây thạch đen. Đến năm 2015 và 2020 diện tích, năng suất, sản lượng đạt tương ứng là 410 ha, 45 tạ/ha, 1.845 tấn.

Lạc là cây ngắn ngày có thể trồng xen với ngô, cho năng suất cao, sớm được thu hoạch, có diện tích và sản lượng lớn thứ hai sau cây thạch đen, trong những năm tới diện tích, năng suất và sản lượng vẫn tiếp tục được đẩy mạnh phát triển.

- Cây ăn quả

Bình Gia có ưu thế phát triển các loại cây ăn quả á nhiệt và ôn đới như hồng, quýt, mận, trám...

Bảng 3.4: Quy mô sản xuất một số cây ăn quả đến năm 2020 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Cây trồng 2015 2020 2015 2020 2015 2020 1. Quýt 130 150 6,5 7,0 84,5 105,0 2. Hồng 40 60 15 17 60 102 3. Mận 120 150 17 19 204 285 4. Trám 60 80 9 11 54 88 5. Mác mật 100 150 10 12 100 180

Các cây ăn quả như quýt, mận, hồng, mác mật thích hợp với nhiều địa phương trong huyện nên được trồng rải rác ở nhiều xã. Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho ngành trồng cây ăn quả là cải tạo chất lượng giống để mang lại năng suất cao và đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dự kiến diện tích quýt đạt 150 ha, hồng 60 ha, mận 150 ha, mắc mật 150 ha vào năm 2020.

- Cây đặc sản

Hồi là cây đặc sản quan trọng của huyện, Bình Gia cũng là huyện có diện tích và sản lượng hồi lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. Trong nhiều năm qua cây hồi có đóng góp to lớn trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo. Với thế mạnh đó định hướng trong thời gian tới diện tích và sản lượng hồi tăng. 2015 đạt 9000 ha, năng suất 10 tạ/ha, sản lượng 900 tấn hồi khô; năm 2020 diện tích 9500 ha, năng suất 12 tạ/ha, sản lượng 11.40 tấn hồi khô.

* Phát triển chăn nuôi

Từng bước phát triển ngành chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng lớn, chuyển đổi giống vật nuôi theo hướng lai tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, chủ động phòng chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi lên 27,3% vào năm 2015 và 2020.

- Chăn nuôi trâu, bò: Chỉ tiêu đàn trâu đến năm 2015 đạt 16.860 con, năm 2020 đạt 17.502 con. Bò 6.601 con vào năm 2015 và 6.937 con vào năm 2020. Chủ yếu là trâu, bò lấy thịt.

- Chăn nuôi lợn: Lợn là loại gia súc có số lượng lớn, dễ nuôi do có nguồn thức ăn dồi dào từ các loại cây hoa màu, lương thực. Trong thời gian tới phát triển đàn lợn với tổng số 25.404 con vào năm 2015 và 27.367 con vào năm 2020, sản lượng thịt đạt tương ứng 1.415,7 tấn và 1.533,7 tấn.

- Chăn nuôi gia cầm: Tiếp tục phát triển đàn gia cầm đạt 267.500 con năm 2015 và 288.100 con năm 2020, sản lượng trứng đạt 1.806 nghìn quả lên 1.937 nghìn quả.

Bảng 3.5: Quy mô phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Hạng mục 2015 2020 * Quy mô đàn + Trâu (con) 16.860 17.502 + Bò (con) 6.601 6.937 + Lợn (con) 25.404 27.367 + Gia cầm (con) 267.500 288.100 * Quy mô sản phẩm

- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Tấn)

+ Thịt trâu hơi xuất chuồng (Tấn) 215 217

+ Thịt bò hơi xuất chuồng (Tấn) 209 217

+ Thịt lợn hơi xuất chuồng (Tấn) 1.415,7 1.533,7 + Thịt gia cầm hơi xuất chuồng (Tấn) 261,7 280,7 - Trứng gia cầm các loại (1000 q) 1.806 1.937

(Nguồn: Quy hoạch phát triển NN huyện Bình Gia) b. Phát triển lâm nghiệp

Bình Gia có thế mạnh về đất đai cũng như điều kiện sinh thái để phát triển các loại cây lâm nghiệp có giá trị như trám, thông mã vỹ, sa mộc, keo, mỡ, lát, lim, xoan ...

Định hướng đến năm 2020 giữ ổn định diện tích rừng phòng hộ để đảm bảo an ninh môi trường và đa dạng sinh học. Đối với rừng sản xuất diện tích tăng dần phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng đầu tư của nền kinh tế.

Giai đoạn 2011 - 2015, 2015-2020, công tác bảo vệ rừng đạt 6.500 ha, trồng rừng tập trung 3.750 ha, trồng 2.250 cây phân tán, chăm sóc rừng tăng

từ 8.100 ha lên 14.734,3 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên 11.000 ha, sản lượng khai thác gỗ bình quân tăng từ 25.500 m3/năm lên 33.000 m3/năm.

Bảng 3.6: Các chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp đến năm 2020

Hạng mục 2011-2015 2016-2020

1. Bảo vệ rừng (ha) 6.500 6.500

2. Trồng rừng tập trung (ha) 3.750 3.750

3. Trồng cây phân tán (ha) 2.250 2.250

4. Chăm sóc rừng (ha) 8.100 14.734,3

5. Xây dựng vườn rừng, vườn quả (ha) 1.000 1.500 6. Khai thác và trồng rừng sau KT (ha) 2.000 2.500 7. Khoanh nuôi, tái sinh rừng TN (ha) 11.000 11.000 8. Cải tạo rừng TN nghèo kiệt (ha) 500 800

9. Sản lượng khai thác gỗ TN (m3/ năm) 25.500 33.000

(Nguồn: Quy hoạch phát triển NN huyện Bình Gia) c. Phát triển sản xuất thuỷ sản

- Mục tiêu mức tăng trưởng nuôi thủy sản cả thời kỳ đạt 6%/năm

- Định hướng nhiệm vụ, tập trung nâng cao chất lượng giống, tăng dần các loại cá có chất lượng tốt, sinh trưởng nhanh, thích hợp với điều kiện khí hậu và đặc điểm sinh thái của huyện.

Trên cơ sở kết quả đạt được qua các năm, trong giai đoạn từ 2010-2020 cần tiếp tục quan tâm, chú trọng phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, tận dụng các ao, hồ đập lớn và khai thác các ao, hồ nhỏ nằm rải rác ở các xã trên địa bàn huyện để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản theo quy mô vừa và nhỏ.

Tiếp tục quan tâm, nhân rộng các mô hình, đưa các giống mới có hiệu quả kinh tế cao hơn vào sản xuất. Phấn đấu đến năm 2015 sản lượng thuỷ sản đạt 20 tấn; năm 2020 đạt trên 30 tấn, góp phần cải thiện đời sống vật chất của nhân dân trên địa bàn huyện.

3.1.3.3. Định hướng phát triển theo lãnh thổ

Sự phát triển nông nghiệp theo lãnh thổ cho phép khai thác tốt nhất lợi thế so sánh của mỗi vùng, nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp của Bình Gia giai giai đoạn tới cũng hướng tới sự phân hoá rõ nét theo lãnh thổ.

- Cây lúa, tập trung sản xuất với quy mô lớn ở những xã có nhiều ruộng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, có điều kiện thâm canh tăng vụ, chủ yếu ở các xã Hồng Thái, Tân Văn, Hoa Thám, Minh Khai, Thiện Thuật, Quang Trung, Thiện Hòa, Hồng Phong, Thiện Long, Yên Lỗ, Văn Thụ… Năng lực sản xuất đến năm 2020 chiếm khoảng 75 - 80% tổng sản lượng thóc của toàn huyện, với quy mô diện tích 3.000 ha.

- Cây ngô tập trung nhiều ở các xã Tân Văn, Thiện Hòa, Tô Hiệu, Hồng Phong, Văn Thụ, Hồng Thái, Quang Trung với quy mô diện tích 700 - 750 ha, chiếm 60 - 65% diện tích ngô toàn huyện.

- Rau xanh tập trung ở các xã Thiện Hòa, Hồng Phong, Hoa Thám, Yên Lỗ, Thiện Thuật, Mông Ân, Minh Khai, Tân Văn, Văn Thụ với quy mô diện tích 250-300 ha, chiếm 70 - 75% diện tích rau xanh toàn huyện.

- Nhóm cây công nghiệp hàng năm bao gồm đậu tương, lạc… phát triển ở các xã Tân Văn, Thiện Hòa, Thiện Long, Hoa Thám, Yên Lỗ, Hưng Đạo, Tô Hiệu, Thiện Thuật, với quy mô diện tích 250 - 300 ha, chiếm 80-85% diện tích cây công nghiệp hàng năm toàn huyện.

- Cây thuốc lá được trồng nhiều ở các xã Văn Thụ, Thị Trấn, Tô Hiệu, Tân Văn, Hồng Thái, Hoa Thám, Hưng Đạo, Quang Trung, Thiện Hòa, Thiện Long và Mông Ân với quy mô diện tích 150 ha.

- Cây Thạch đen phát triển ở các xã Hồng Phong, Hoa Thám, Quý Hòa, Vĩnh Yên, Yên Lỗ, Hưng Đạo, Bình La…với quy mô diện tích 500 ha.

- Cây đặc sản, Hồi tập trung ở các xã Văn Thụ, Tô Hiệu, Tân Văn, Hồng Thái, Bình La, Minh Khai, Hồng Phong, Quang Trung và Thiện Thuật.

- Chăn nuôi, đàn trâu, bò ở các xã có diện tích đồng cỏ lớn như Mông Ân, Thiện Thuật, Quang Trung.

- Về lâm nghiệp: Trọng tâm của sản xuất lâm nghiệp huyện Bình Gia là tập trung khôi phục và phát triển vốn rừng phòng hộ đầu nguồn, kết hợp trồng rừng kinh tế góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất bột giấy, tạo điều kiện cho việc hình thành các khu du lịch sinh thái.

Hình thành hai vùng sản xuất lâm nghiệp chính là vùng nguyên liệu gỗ ở các xã Thiện Long, Thiện Hòa, Vĩnh Yên, Yên Lỗ, Mông Ân, Thiện Thuật, Bình La, Hồng Thái; Chú trọng bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn ở xã Thiện Thuật, Vĩnh Yên, Yên Lỗ, Hồng Phong, Hoa Thám và Quý Hòa.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 đến 2010 (Trang 89 - 97)