Tỷ lệ dương tính huyết thanh 3ABC tỉnh Lai Châu từ năm 2006-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và xác định type vi rút gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại tỉnh Lai Châu (Trang 71 - 72)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2.1.Tỷ lệ dương tính huyết thanh 3ABC tỉnh Lai Châu từ năm 2006-

Dương tính huyết thanh học trong phản ứng 3ABC-ELISA phản ánh tình trạng nhiễm vi rút LMLM tự nhiên. Để đánh giá tình hình nhiễm vi rút tự nhiên tại tỉnh Lai Châu, đề tài điều tra hồi cứu tại 7/7 huyện, thị và điều tra cắt ngang (năm 2012) tại 4/7 huyện, thị của tỉnh Lai Châu, mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại các hộ chăn nuôi trâu, bò; kết quả xét nghiệm bằng phương pháp 3ABC - ELISA được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Tỷ lệ dương tính huyết thanh học 3ABC ở trâu, bò tỉnh Lai Châu (2006 - 2012)

Stt Địa điểm Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dƣơng tính (+) Tỷ lệ (%) 1 Thị xã 48 15 31,3 2 Phong thổ 52 25 48,1 3 Tam Đường 170 59 34,7 4 Tân Uyên 17 0 0 5 Than Uyên 28 0 0 6 Mường Tè 34 0 0 7 Sìn Hồ 43 3 6,98 Tính chung 392 102 26,00

Bảng 3.9. Tỷ lệ dương tính huyết thanh học 3ABC ở trâu, bò năm 2012

Stt Địa điểm Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dƣơng tính (+) Tỷ lệ (%) 1 Thị xã 20 12 60 2 Phong thổ 20 17 85 3 Tam Đường 100 58 58 4 Mường Tè 20 0 0 Tính chung 160 87 54,38

Kết quả ở bảng 3.8, 3.9 cho thấy: Tỷ lệ trâu, bò dương tính huyết thanh học đối với kháng nguyên 3ABC - Elisa giai đoạn 2006 - 2012 ở tỉnh Lai Châu là 26%, cao nhất là ở huyện Phong Thổ (48,1%), thấp nhất ở huyện Sìn Hồ (6,98%). Tỷ lệ trâu, bò dương tính với kháng nguyên 3ABC không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Trâu, bò ở huyện Than Uyên, Tân Uyên và Mường Tè có kết quả âm tính với kháng nguyên 3ABC-Elisa.

Tương tự như vậy tỷ lệ trâu, bò dương tính huyết thanh học đối với kháng nguyên 3ABC - Elisa năm 2012 là 54,38%, cao nhất là ở huyện Phong Thổ (85%); thị xã Lai Châu và huyện Tam Đường có tỷ lệ 58 - 60%. Mường Tè có kết quả âm tính với kháng nguyên 3ABC - Elisa. Kết quả này cao hơn rất nhiều so với một số nghiên cứu là 17,43% năm 2008 [15].

Như vậy theo thời gian tỷ lệ trâu, bò bị nhiễm bệnh LMLM tự nhiên có xu hướng tăng lên (giai đoạn 2006-2012: 26%, năm 2012: 54,38%) và tỷ lệ này không đồng đều ở các địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và xác định type vi rút gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại tỉnh Lai Châu (Trang 71 - 72)