Tỷ lệ trâu, bò chết do mắc bệnh LMLM trong cá cổ dịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và xác định type vi rút gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại tỉnh Lai Châu (Trang 68)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.1.5. Tỷ lệ trâu, bò chết do mắc bệnh LMLM trong cá cổ dịch

Bảng 3.5: Tỷ lệ trâu, bò chết do mắc bệnh LMLM theo tuổi (2006 - 2011)

Tuổi trâu, bò (tháng) Số con mắc bệnh (con) Số con chết (con) Tỷ lệ (%) <2 349 17 4,87 2 - 5 787 11 1,4 >5 12.298 24 0,2 Tính chung 13.473 52 0,39

Bảng 3.5 và hình 3.5 cho thấy:

Tỷ lệ gia súc chết do mắc bệnh LMLM trên đàn trâu, bò tương đối thấp, trung bình 0,39%. Tỷ lệ chết cao nhất ở nhóm tuổi < 2 tháng (4,87%), rồi đến nhóm 2 - 5 tháng (1,4%) và thấp nhất ở nhóm tuổi > 5 tháng (0,2%). Điều này phù hợp với đặc điểm sinh lý theo lứa tuổi trâu, bò; bê, nghé non nếu mắc bệnh, dễ bị chết do sức đề kháng yếu, chúng dễ bị các nhiễm trùng kế phát gây nhiễm trùng toàn thân và chết. Đối với bê, nghé lớn và trâu, bò tỷ lệ chết thấp do sức đề kháng đã tốt hơn và nếu được chăm sóc, chữa trị kịp thời gia súc bệnh sẽ được chữa khỏi về triệu chứng lâm sàng.

Bảng 3.6: Tỷ lệ trâu, bò chết do bệnh LMLM theo mùa (2006 - 2011)

Mùa (Tính chung 2006-2011) Số trâu, bò mắc bệnh LMLM (con) Số trâu, bò chết do bệnh LMLM (con) Tỷ lệ (%) Xuân 8.540 17 0,20 Hạ 2.552 19 0,74 Thu 2.045 13 0,64 Đông 336 3 0,89 Tổng 13.473 52 0,39

Bảng 3.7: Tỷ lệ trâu, bò chết do bệnh LMLM theo năm

Năm Số con mắc (con) Số con chết (con) Tỷ lệ (%)

2006 3.970 35 0,88 2007 577 0 0 2008 0 0 0 2009 147 0 0 2010 1.978 15 0,85 2011 6.801 0 0 Tính chung 13.473 52 0,39

Hình 3.7. Đồ thị tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM chết theo năm

Qua điều tra cho thấy có 2 yếu tố liên quan đến tỷ lệ chết cao ở trâu, bò mắc bệnh LMLM. Một là, tại những nơi dịch mới bùng phát lần đầu tiên hoặc những nơi đã lâu không xảy ra dịch trâu, bò thường chết nhiều khi mắc bệnh. Trong bảng 3.7 chỉ thấy trâu bò chết do mắc bệnh LMLM ở năm 2006 và năm 2011, đây đều là thời điểm của những ổ dịch LMLM đầu tiên xảy ra tại một địa phương sau một thời gian dài (5 - 10 năm) không có dịch. Yếu tố thứ 2 có

liên quan đến tỷ lệ chết của trâu, bò mắc bệnh LMLM là mùa vụ. Vào mùa đông, tỷ lệ chết có xu hướng cao hơn các mùa khác, do tỉnh Lai Châu vào mùa đông thời tiết khắc nghiệt, thường có rét đậm, rét hại kéo dài, nguồn thức ăn trong tự nhiên khan hiếm. Trong khi chăn nuôi trâu bò vẫn theo phương thức thả rông, hầu hết phụ thuộc vào nguồn thức ăn ngoài thiên nhiên nên trâu, bò thường bị đói từ đó sức đề kháng giảm sút nên dễ chết khi mắc bệnh.

3.2. Xác định tỷ lệ dƣơng tính huyết thanh học đối với kháng nguyên phi cấu trúc 3ABC, đánh giá tỷ lệ mang trùng do nhiễm vi rút tự nhiên ở trâu, bò

3.2.1. Tỷ lệ dương tính huyết thanh 3ABC tỉnh Lai Châu từ năm 2006 - 2012

Dương tính huyết thanh học trong phản ứng 3ABC-ELISA phản ánh tình trạng nhiễm vi rút LMLM tự nhiên. Để đánh giá tình hình nhiễm vi rút tự nhiên tại tỉnh Lai Châu, đề tài điều tra hồi cứu tại 7/7 huyện, thị và điều tra cắt ngang (năm 2012) tại 4/7 huyện, thị của tỉnh Lai Châu, mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại các hộ chăn nuôi trâu, bò; kết quả xét nghiệm bằng phương pháp 3ABC - ELISA được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Tỷ lệ dương tính huyết thanh học 3ABC ở trâu, bò tỉnh Lai Châu (2006 - 2012)

Stt Địa điểm Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dƣơng tính (+) Tỷ lệ (%) 1 Thị xã 48 15 31,3 2 Phong thổ 52 25 48,1 3 Tam Đường 170 59 34,7 4 Tân Uyên 17 0 0 5 Than Uyên 28 0 0 6 Mường Tè 34 0 0 7 Sìn Hồ 43 3 6,98 Tính chung 392 102 26,00

Bảng 3.9. Tỷ lệ dương tính huyết thanh học 3ABC ở trâu, bò năm 2012

Stt Địa điểm Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dƣơng tính (+) Tỷ lệ (%) 1 Thị xã 20 12 60 2 Phong thổ 20 17 85 3 Tam Đường 100 58 58 4 Mường Tè 20 0 0 Tính chung 160 87 54,38

Kết quả ở bảng 3.8, 3.9 cho thấy: Tỷ lệ trâu, bò dương tính huyết thanh học đối với kháng nguyên 3ABC - Elisa giai đoạn 2006 - 2012 ở tỉnh Lai Châu là 26%, cao nhất là ở huyện Phong Thổ (48,1%), thấp nhất ở huyện Sìn Hồ (6,98%). Tỷ lệ trâu, bò dương tính với kháng nguyên 3ABC không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Trâu, bò ở huyện Than Uyên, Tân Uyên và Mường Tè có kết quả âm tính với kháng nguyên 3ABC-Elisa.

Tương tự như vậy tỷ lệ trâu, bò dương tính huyết thanh học đối với kháng nguyên 3ABC - Elisa năm 2012 là 54,38%, cao nhất là ở huyện Phong Thổ (85%); thị xã Lai Châu và huyện Tam Đường có tỷ lệ 58 - 60%. Mường Tè có kết quả âm tính với kháng nguyên 3ABC - Elisa. Kết quả này cao hơn rất nhiều so với một số nghiên cứu là 17,43% năm 2008 [15].

Như vậy theo thời gian tỷ lệ trâu, bò bị nhiễm bệnh LMLM tự nhiên có xu hướng tăng lên (giai đoạn 2006-2012: 26%, năm 2012: 54,38%) và tỷ lệ này không đồng đều ở các địa phương.

3.2.2. Tỷ lệ dương tính huyết thanh 3ABC tại một huyện

Để đánh giá tỷ lệ nhiễm vi rút tự nhiên tại một điểm, đề tài tiến hành thu thập ngẫu nhiên 60 mẫu huyết thanh trâu, bò ở 3 xã của huyện Tam Đường tại thời điểm điều tra cắt ngang tháng 4 năm 2012, kết quả dương tính huyết thanh học trâu, bò với kháng nguyên 3ABC được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tỷ lệ dương tính ABC - ELISA ở trâu bò tại một huyện (Tam Đường) Stt Năm Địa điểm 2012 Ghi chú Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Tổng đàn trâu, bò 1 Bản Bo 20 7 35 1.381 2 TT Tam Đường 20 17 85 649 3 Tả Lèng 20 13 65 1.001 Tổng 60 37 61,67 3.031

Ghi chú: Huyện Tam Đường có 14 xã, 3 xã được chọn ngẫu nhiên là các xã Bản Bo, thị trấn Tam Đường và xã Tả Lèng.

Đối tượng thu thập mẫu (ngẫu nhiên) là những trâu, bò đã được tiêm phòng vắc xin LMLM tháng 3/2012. Thời điểm thu thập mẫu: tháng 4 năm 2012. Xét nghiệm 3ABC - Elisa được tiến hành tại Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương.

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy:

- Có 37/60 mẫu huyết thanh trâu, bò dương tính huyết thanh học với kháng nguyên 3ABC. Kết quả này cho phép đánh giá tỷ lệ trâu bò đã nhiễm vi rút tự nhiên ở huyện Tam Đường trước thời điểm điều tra (tháng 4/2012) là 61,67, dao động từ 35% (xã Bản Bo) đến 85% (Thị trấn Tam Đường). Điều này cho thấy tỷ lệ trâu, bò nhiễm vi rút LMLM tự nhiên phân bố không đồng đều ở địa bàn nghiên cứu.

- Kết quả điều tra hồi cứu (bảng 3.8) kết hợp với điều tra cắt ngang (bảng 3.9) tại tỉnh Lai Châu cho kết quả dương tính huyết thanh học 3ABC ở trâu, bò là 26% và 54,38%. Kết quả điều tra cắt ngang tại một địa phương (huyện Tam Đường) trong cùng một thời điểm (tháng 4 năm 2012) là 61,67% (bảng 3.10). Như vậy, sự phân bố của trâu, bò nhiễm vi rút LMLM tự nhiên tại tỉnh Lai Châu rất cao và không đồng đều giữa các huyện, thị thậm chí ngay trong cùng một địa phương tỷ lệ nhiễm tự nhiên vi rút LMLM ở trâu, bò cũng không đồng đều giữa các xã.

3.2.3. Diễn biến tỷ lệ nhiễm vi rút tự nhiên tại một điểm

Để theo dõi diễn biến tình hình nhiễm vi rút tự nhiên tại một địa phương, đề tài tiến hành xác định tỷ lệ dương tính huyết thanh học đối với kháng nguyên 3ABC ở trâu, bò tại 1 xã qua 3 thời điểm. Việc lấy mẫu ngẫu nhiên được lặp lại vào tháng 4/2012, tháng 7/2012 và tháng 9/2012, mỗi đợt thu thập 20 mẫu huyết thanh trâu, bò tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường.

Tại huyện Tam Đường trâu, bò được tiêm phòng định kỳ mỗi năm 2 lần (tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10). Từ năm 2006, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh được tiến hành khá thường xuyên và trong năm theo dõi (2012) không có dịch LMLM. Kết quả dương tính huyết thanh học 3ABC được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Diễn biến dương tính ABC - ELISA ở trâu, bò được tiêm phòng vắc xin qua các thời điểm khác nhau tại huyện Tam Đường

Stt Thời gian lấy mẫu Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ % 1 Tháng 4/2012 20 7 35 2 Tháng 7/2012 20 14 70 3 Tháng 9/2012 20 7 35 Tổng 60 28 46,67 Bảng 3.11 cho thấy:

- Trong thời gian từ tháng 4/2012 đến 9/2012, tỷ lệ dương tính huyết thanh trâu, bò đối với kháng nguyên 3ABC ở huyện Tam Đường trung bình là 46,67%, và không đồng đều ở các thời điểm lấy mẫu khác nhau. Kết quả này cao hơn rất nhiều so với một số nghiên cứu là 15,45% [15].

- Mặc dù có các giải pháp vệ sinh phòng dịch và tiêm phòng vắc xin liên tục trong thời gian giám sát, tỷ lệ dương tính 3ABC không giảm và vẫn ở mức cao (từ 35% trở lên). Như vậy, tiêm phòng không phải là biện pháp có thể dừng sự lưu hành của vi rút LMLM trong tự nhiên, mà chỉ có tác dụng hạn chế. Biện pháp phòng bệnh triệt để khác có thể tiến hành là loại bỏ trâu, bò

dương tính 3ABC. Tuy nhiên, đây là việc khó khăn, vì trên thực tế, ngay cả trong ổ dịch việc loại bỏ gia súc mắc bệnh đang còn là vấn đề nan giải.

3.3. Định type vi rút gây bệnh LMLM ở trâu, bò tỉnh Lai Châu

Kết quả xét nghiệm mẫu biểu mô trâu, bò nghi mắc bệnh LMLM bằng phương pháp Elisa được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả xét nghiệm mẫu biểu mô từ trâu, bò (2006 - 2011)

Stt Huyện, thị xã Kết quả xét nghiệm Số mẫu Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Type O Type A Type Asia1 1 Thị xã 8 7 87,5 + - - 2 Phong thổ 12 3 25 + - - 3 Tam Đường 13 3 23,08 + - - 4 Tân Uyên 3 1 33,33 + - - 5 Mường Tè 4 3 75,00 + - - Tổng số 40 17 43,00

Bảng 3.12 cho thấy: Trong giai đoạn 2006 - 2011, chỉ có năm 2008 không xảy ra dịch LMLM trên địa bàn tỉnh. Qua tổng hợp kết quả xét nghiệm của Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương thì cả 5/5 huyện có mẫu biểu mô trâu, bò nghi mắc bệnh LMLM gửi xét nghiệm đều cho kết quả dương tính, vi rút gây ra các ổ dịch LMLM tại tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006 - 2011 đều là type O.

3.4. Xác định loại vắc xin phòng bệnh LMLM phù hợp cho trâu, bò trên địa bàn tỉnh Lai Châu địa bàn tỉnh Lai Châu

Về mặt lý thuyết cũng như thực nghiệm, nếu chủng vi rút dùng để sản xuất vắc xin có độ tương đồng cao với chủng vi rút đang gây bệnh trên thực địa thì vắc xin mới có hiệu quả phòng hộ [27]. Theo kết quả nghiên cứu, từ năm 2006 - 2011 tại tỉnh Lai Châu chỉ lưu hành duy nhất một type vi rút gây bệnh LMLM trên đàn trâu, bò đó là type O. Vì vậy để tiết kiệm kinh phí đồng

thời vẫn đạt được hiệu quả trong công tác phòng chống dịch LMLM trên địa bàn tỉnh, chỉ cần sử dụng vắc xin đơn giá type O (thành phần chính có O Manisa hoặc O Manisa kết hợp với O 3039) [27] để tiêm phòng cho đàn trâu, bò của tỉnh.

3.5. Bản đồ Dịch tễ bệnh LMLM ở trâu, bò tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006- 2011 2006- 2011

Tổng hợp số liệu các ổ dịch LMLM trên đàn trâu, bò giai đoạn 2006 - 2011 trên địa bàn tỉnh Lai Châu thấy: có 83/98 xã, phường, thị trấn (chiếm 85% số xã) xẩy ra dịch LMLM. Tỷ lệ trâu bò mắc bệnh không đồng đều giữa các địa phương, cao nhất là 61,16%, thấp nhất là 0,11%, cụ thể: 55 xã có tỷ lệ trâu bò mắc bệnh dưới 15%; 15 xã có tỷ lệ trâu bò mắc bệnh từ 15% đến dưới 30%; 7 xã có tỷ lệ trâu bò mắc bệnh từ 30% đến dưới 45%; 6 xã có tỷ lệ trâu bò mắc bệnh trên 45%. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã xây dựng được bản đồ dịch tễ về bệnh LMLM trên đàn trâu, bò giai đoạn 2006 - 2011 trên địa bàn tỉnh Lai Châu (có bản đồ kèm theo).

Chƣơng 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận:

Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Trâu, bò có tỷ lệ mắc bệnh bình quân 2,5%/ năm, đây là nguồn mầm bệnh quan trọng có khả năng làm bệnh LMLM lây lan ở tỉnh Lai Châu.

- Trong 6 năm (2006 - 2011), dịch LMLM đã liên tục xảy ra ở tỉnh Lai Châu. Diễn biến dịch không mang tính chất chu kỳ, mà có thể kéo dài hay tái phát liên tục trong nhiều năm trong một xã hoặc 1 huyện. Bệnh xuất hiện ở tất cả các mùa trong năm, tuy nhiên số ca bệnh tập trung nhiều nhất vào mùa Đông - Xuân, chiếm 65,8% số gia súc mắc bệnh trong năm.

- Trâu, bò mắc bệnh nhiều ở lứa tuổi trên 5 tháng tuổi chiếm 91,49%. - Tỷ lệ chết của trâu, bò mắc bệnh LMLM phụ thuộc vào yếu tố độc lực của vi rút. Tỷ lệ chết của trâu, bò mắc bệnh LMLM tại các ổ dịch mới phát lần đầu cao hơn các ổ dịch tái phát, tỷ lệ chết cũng có xu hướng tăng cao hơn vào các tháng mùa Đông - Xuân.

- Tỷ lệ trâu, bò dương tính huyết thanh học đối với kháng nguyên 3ABC - Elisa trung bình ở tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006-2012 là 26%, tỷ lệ này không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh.

- Từ năm 2006 - 2011, tại tỉnh Lai Châu chỉ lưu hành duy nhất một type vi rút LMLM là type O.

- Bệnh LMLM đã có mặt tại 83/103 xã, phường, thị trấn (chiếm 79% số xã) của toàn tỉnh.

- Vắc xin thích hợp phòng bệnh LMLM cho trâu, bò của tỉnh Lai Châu là loại vắc xin đơn giá type O.

4.2. Đề nghị:

Từ các kết luận trên, chúng tôi có một số đề nghị sau:

1. Tiếp tục nghiên cứu xác định type/subtype vi rút LMLM lưu hành tại tỉnh Lai Châu và các tỉnh miền núi phía bắc, giải mã gen để tìm nguồn gốc họ hàng.

2. Nghiên cứu đặc điểm lưu hành của các type vi rút LMLM; xây dựng bản đồ phân bố type vi rút, bản đồ dịch tễ bệnh LMLM tại tỉnh Lai Châu và các tỉnh miền núi phía bắc.

3. Nghiên cứu về nguy cơ nhiễm vi rút tự nhiên ở đàn gia súc đã được tiêm phòng, đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng và đề xuất chủng loại vắc xin phòng bệnh phù hợp cho các tỉnh miền núi phía bắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Quang Anh & Hoàng Văn Năm. Tình hình bệnh lở mồm long móng tại Đông Nam Á và thế giới năm 2000. Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú Y

8, 90-93 (2001).

2. Báo cáo tổng kết năm – Chi cục Thú y Lai Châu, các năm: 2000, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.

3. Báo cáo tổng kết năm – Cục Thú y, các năm: 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.

4. Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp nhà nước. Nghiên cứu giải pháp dịch tễ học phát hiện và khống chế bệnh LMLM, Cục Thú y, (2004)

5. Hồ Đình Chúc & Ngô Thành Long (2003). "Phát hiện trâu, bò nhiễm vi rút lở mồm long móng bằng kít ELISA CHEKIT – FMD – 3ABC. Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú Y 10, 14-16.

6. Lê Minh Chí (1996), “Báo cáo tổng kết công tác phòng chống dịch lở mồm long móng năm 1995”, Cục thú y.

7. Công ty Merial Ltd. Pirbright, Anh Quốc; bộ môn virus - Viện Vi sinh vật học Brazil; Trung tâm lở mồm long móng Pan – American (2003), “Tiêm chủng nhắc lại vắc xin chế từ kháng nguyên tinh khiết vô hoạt đậm đặc không tạo kháng thể kháng protein không cấu trúc của vi rút lở mồm long móng”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. Tập X, (4), tr. 82-88.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và xác định type vi rút gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại tỉnh Lai Châu (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)