Đặc tính gây nhiễm trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và xác định type vi rút gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại tỉnh Lai Châu (Trang 31 - 32)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.2.6. Đặc tính gây nhiễm trong phòng thí nghiệm

Ngay sau lần đầu tiên phát hiện vi rút LMLM, Loeffler và Frosch (1897) đã nghiên cứu nuôi cấy vi rút trong phòng thí nghiệm để tìm hiểu đặc tính của nó và tạo ra những chủng vi rút có tính kháng nguyên dùng để chế tạo vacxin.

Theo Waldmann (1937), khi tiêm vi rút LMLM cho bê mới đẻ chưa bú sữa mẹ sẽ gây bệnh và làm chết bê trong vòng 38 giờ; phủ tạng bê (đặc biệt là cơ tim, phổi) và xương chứa nhiều vi rút. Có thể gây bệnh bằng cách tiêm tĩnh mạch vi rút cho bê mới đẻ chưa bú mẹ, con vật chết trong khoảng 38 giờ với rất nhiều vi rút trong phủ tạng.

Kết quả gây bệnh thực nghiệm cho bê trong phòng thí nghiệm phụ thuộc vào liều tiêm và đường tiêm truyền. Kết quả gây bệnh thực nghiệm bằng phương pháp tiêm truyền dưới da không ổn định, tùy thuộc vào liều sử dụng và cần ít nhất 1 ml máu độc mới có kết quả. Tiêm vi rút vào tĩnh mạch bê cũng cho kết quả không ổn định, bệnh có thể diễn biến trầm trọng nhưng cũng

có thể chỉ ở thể nhẹ, thoáng qua. Tiêm bắp vi rút cho bê có thể gây bệnh trầm trọng [25]. Tiêm truyền đường phúc mạc bao giờ cũng gây bệnh, và kết quả có thể cao hơn ở bê mới đẻ và nhịn đói. Khi tiêm truyền bằng đường trên không có kết quả, có thể gây bệnh ở liều thấp vi rút bằng phương pháp tiêm nội bì. Ở bò và lợn thường tiêm vào nội bì niêm mạc lưỡi (ở chuột lang tiêm vào nội bì gan bàn chân). Trong số các phương pháp tiêm truyền, tiêm nội bì có hiệu quả nhất; những đường tiêm khác như bắp thịt, dưới da, tĩnh mạch… cho kết quả không chắc chắn và đòi hỏi liều vi rút cao hơn [21]. Bệnh LMLM tái tạo trong phòng thí nghiệm bằng tất cả các đường tiêm truyền đều diễn biến nhẹ hơn so với thể bệnh lây tự nhiên.

Động vật thí nghiệm: Trong phòng thí nghiệm, có thể gây bệnh bằng cách tiêm phúc mạc cho chuột lang, chuột đồng, chuột trắng, chuột nhắt xám, chuột nhắt trắng sơ sinh (12-14 giờ), chuột đất, chuột còn bú hoặc thỏ nhà, thỏ rừng, gà, trong đó chuột lang là động vật cảm thụ nhất.

Chuột lang là động vật cảm thụ trong phòng thí nghiệm. Waldmann và Page (1920) cho rằng, động vật thí nghiệm tốt nhất là chuột lang. Khía da chuột lang có thể tái tạo mụn nước. Độc lực của vi rút trên chuột lang được gia tăng bằng nhiều lần tiếp đời. Trước đây, chuột lang là động vật thí nghiệm được dùng trong chẩn đoán, nhân vi rút và kiểm tra hiệu lực, an toàn của văc xin.

Tiếp đời trên chuột nhắt, nhược độc hóa: trong phòng thí nghiệm, tiếp đời vi rút trên chuột nhắt trắng sau nhiều đời làm giảm độc lực của vi rút trên bò. Sau 20 lần tiếp đời qua chuột nhắt vi rút nhân lên ở chuột không còn khả năng gây bệnh cho bò nhưng vẫn còn khả năng gây miễn dịch. Người ta dùng phương pháp này để chế vắc xin nhược độc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và xác định type vi rút gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại tỉnh Lai Châu (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)