Diễn biến tỷ lệ nhiễm vi rút tự nhiên tại một điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và xác định type vi rút gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại tỉnh Lai Châu (Trang 74 - 75)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2.3. Diễn biến tỷ lệ nhiễm vi rút tự nhiên tại một điểm

Để theo dõi diễn biến tình hình nhiễm vi rút tự nhiên tại một địa phương, đề tài tiến hành xác định tỷ lệ dương tính huyết thanh học đối với kháng nguyên 3ABC ở trâu, bò tại 1 xã qua 3 thời điểm. Việc lấy mẫu ngẫu nhiên được lặp lại vào tháng 4/2012, tháng 7/2012 và tháng 9/2012, mỗi đợt thu thập 20 mẫu huyết thanh trâu, bò tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường.

Tại huyện Tam Đường trâu, bò được tiêm phòng định kỳ mỗi năm 2 lần (tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10). Từ năm 2006, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh được tiến hành khá thường xuyên và trong năm theo dõi (2012) không có dịch LMLM. Kết quả dương tính huyết thanh học 3ABC được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Diễn biến dương tính ABC - ELISA ở trâu, bò được tiêm phòng vắc xin qua các thời điểm khác nhau tại huyện Tam Đường

Stt Thời gian lấy mẫu Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ % 1 Tháng 4/2012 20 7 35 2 Tháng 7/2012 20 14 70 3 Tháng 9/2012 20 7 35 Tổng 60 28 46,67 Bảng 3.11 cho thấy:

- Trong thời gian từ tháng 4/2012 đến 9/2012, tỷ lệ dương tính huyết thanh trâu, bò đối với kháng nguyên 3ABC ở huyện Tam Đường trung bình là 46,67%, và không đồng đều ở các thời điểm lấy mẫu khác nhau. Kết quả này cao hơn rất nhiều so với một số nghiên cứu là 15,45% [15].

- Mặc dù có các giải pháp vệ sinh phòng dịch và tiêm phòng vắc xin liên tục trong thời gian giám sát, tỷ lệ dương tính 3ABC không giảm và vẫn ở mức cao (từ 35% trở lên). Như vậy, tiêm phòng không phải là biện pháp có thể dừng sự lưu hành của vi rút LMLM trong tự nhiên, mà chỉ có tác dụng hạn chế. Biện pháp phòng bệnh triệt để khác có thể tiến hành là loại bỏ trâu, bò

dương tính 3ABC. Tuy nhiên, đây là việc khó khăn, vì trên thực tế, ngay cả trong ổ dịch việc loại bỏ gia súc mắc bệnh đang còn là vấn đề nan giải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và xác định type vi rút gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại tỉnh Lai Châu (Trang 74 - 75)