Tình hình dịch LMLM tỉnh Lai Châu từ 2006 đến 2011

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và xác định type vi rút gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại tỉnh Lai Châu (Trang 58 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.1.1. Tình hình dịch LMLM tỉnh Lai Châu từ 2006 đến 2011

Vi rút LMLM có thể lây nhiễm cho tất các động vật móng guốc chẵn. Vi rút nhiễm vào động vật cảm thụ, nhân lên, sau đó được bài thải qua các đường tự nhiên (hơi thở, phân, nước dãi, tinh dịch...) hoặc qua sản phẩm của động vật (sữa, thịt, xương...). Như vậy, động vật cảm thụ là khâu đóng vai trò quyết định trong sự lưu hành của vi rút. Để thu thập thông tin về đặc tính cảm thụ và vai trò của các loài vật nuôi chính trong sự lây nhiễm và lưu hành của vi rút LMLM tại tỉnh Lai Châu, chúng tôi đã hồi cứu và thống kê tình hình các loài vật mắc bệnh trong 6 năm liên tục, từ 2006 - 2011. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Tổng hợp số ổ dịch LMLM ở các huyện của tỉnh Lai Châu (2006- 2011)

TT Huyện, thị xã Số ổ dịch Tính chung theo địa phƣơng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 TX. Lai Châu 5 0 0 0 1 3 9 2 Tam Đường 13 0 0 0 3 14 30 3 Tân Uyên 0 0 0 1 1 10 12 4 Than Uyên 0 0 0 1 0 6 7 5 Phong Thổ 3 7 0 0 3 16 29 6 Sìn Hồ 0 0 0 0 0 16 16 7 Mường Tè 0 0 0 0 12 13 25

Bảng 3.1 cho thấy:

- Trong 6 năm từ 2006 - 2011, tại tỉnh Lai Châu đã xảy ra 128 ổ dịch LMLM, nghĩa là số ổ dịch xuất hiện bình quân ở mỗi huyện, thị là 3,04 ổ dịch/năm (128/7 huyện/6 năm = 3,04).

- Số ổ dịch LMLM dao động tùy theo địa phương, trong vòng 6 năm có 2 huyện có dưới 10 ổ dịch là TX Lai Châu (9 ổ dịch) và huyện Than Uyên (7 ổ dịch); rồi đến Tân Uyên (12 ổ dịch), Sìn Hồ (16 ổ dịch) và cao nhất là 3 huyện Mường Tè (25 ổ dịch), Phong Thổ (29 ổ dịch), Tam Đường (30 ổ dịch).

- Số lượng ổ dịch được hiểu theo nghĩa rộng của ổ dịch và được giới hạn trong phạm vi không gian là một đơn vị hành chính cấp xã (xã có dịch gọi là một ổ dịch); thời gian hết dịch được xác định là sau 21 ngày kể từ khi con gia súc mắc bệnh cuối cùng mà không có con nào mắc thêm được tính là kết thúc một ổ dịch. Ví dụ dịch xuất hiện ở các xã thuộc 3 huyện Tam Đường, Phong Thổ, TX Lai Châu năm 2006, kéo dài trên 3 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9) chỉ tính là 1 ổ dịch. Ngược lại, tại 1 xã, có thể có trên 1 ổ dịch/năm nếu dịch phát ra vào các thời điểm khác nhau trong năm.

- Trong suốt 6 năm qua, gần như năm nào cũng có dịch, ngoại trừ năm 2008. Số ổ dịch biến động theo thời gian (năm) được minh họa ở biểu đồ hình 3.1.

- Số ổ dịch trung bình tại tỉnh Lai Châu là 21,3 ổ dịch/năm, số ổ dịch cao ngay từ khi tái phát (năm 2006, có 26 ổ dịch) sau đó giảm dần ở các năm tiếp theo (từ năm 2007 đến 2010 có 29 ổ dịch), rồi tăng đến đỉnh điểm là 78 ổ dịch trong năm 2011 (78/103 xã có dịch).

- Đặc điểm quy luật dịch tễ không theo chu kỳ. Tại 1 huyện, dịch có thể xuất hiện và tái phát 2 - 3 năm liên tục như huyện Phong Thổ có 4/6 năm có dịch, nhưng có huyện sau vài năm dịch mới tái phát như Tam Đường, thị xã Lai Châu.

Nhận xét chung: Trong 6 năm (2006 - 2011), dịch LMLM đã liên tục

xảy ra ở tỉnh Lai Châu, mỗi năm trung bình có 21,3 ổ dịch (tần suất 3,04 ổ dịch/huyện/năm). Diễn biến dịch không mang tính chất chu kỳ, mà có thể kéo dài hay tái phát liên tục trong nhiều năm trong một xã hoặc 1 huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và xác định type vi rút gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại tỉnh Lai Châu (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)