Văn hoá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi cục Thuế quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng (Trang 33 - 34)

Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng thì việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhƣng cũng không ít khó khăn. Văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào thiếu đi yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tƣ liệu, thông tin nói chung đƣợc gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại đƣợc.

Trong hoạt động CRM phải hƣớng tới xây dựng văn hoá doanh nghiệp dựa trên nền tảng lợi ích của doanh nghiệp đặt trên lợi ích cá nhân. Yếu tố văn hoá doanh nghiệp thể hiện rõ trong hành vi giao tiếp của nhân viên trong doanh nghiệp trong hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp, từ mẫu mã, kiểu dáng đến nội dung và chất lƣợng. Để đạt đƣợc mục tiêu này, công nhân viên - những ngƣời sử dụng CRM - phải thấy rằng thông tin mà họ chia sẻ đƣợc sử dụng để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và có thêm một đối tác mới sẽ đem lại lợi ích cho tất cả mọi ngƣời trong doanh nghiệp.

Chính vì vậy, có thể nói thành công hoặc thất bại của các doanh nghiệp nên gắn với việc có hay không có văn hoá doanh nghiệp.

1.4.4. Ngân sách

Việc thực thi hệ thống CRM cần phải tốn một khoản chi phí. Để xây dựng ngân sách cho hoạt động CRM của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: chiến lƣợc kinh doanh, tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng tình hình tài chính và khả năng của doanh nghiệp, đặc điểm của khách hàng…

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi cục Thuế quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng (Trang 33 - 34)