Phân tích dữ liệu khách hàng

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi cục Thuế quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng (Trang 59 - 65)

KẾT LUẬN CHƢƠNG

3.4.2.2. Phân tích dữ liệu khách hàng

Hiện tại, cơ quan thuế chƣa có một phòng ban nào chuyên trách việc tạo lập, quản lý hay phân tích thông tin khách hàng. Việc xử lý thông tin thuộc về từng đội chức năng với các chỉ tiêu phân tích khác nhau. Việc xây dựng, nắm bắt và lƣu trữ thông tin về khách hàng đƣợc những bộ phận sau tiến hành:

 Đội Tuyền truyền hỗ trợ NNT: Thƣờng xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân. Họ sẽ là đầu mối nhận các hồ sơ khai thuế, các thông tin của NNT...., từ đó chuyển đến các phòng để xử lý thông tin.

 Đội Kê khai – Kế toán thuế: Tiếp nhận những hồ sơ từ bộ phận một cửa và nhập vào chƣơng trình quản lý thông tin NNT. Đội Kê khai – Kế toán thuế sẽ hỗ trợ đội Tuyên truyền để lọc những thông tin của những doanh nghiệp trên. Ngoài ra đội Kê khai còn hỗ trợ lọc những thông tin cho các đội chúc năng khác để phục vụ công tác quản lý thuế.

 Đội Quản lý nợ thuế: Theo dõi những thông tin về tình hình nợ thuế của NNT và cập nhật ở một chƣơng trình riêng.

 Đội Kiểm tra số 1, Kiểm tra số 2: Theo dõi những thông tin về tình hình kê khai thuế, đọc tờ khai thuế của NNT, từ đó đƣa ra những điểm bất thƣờng trong tờ khai, trong quá trình kinh doanh để đi kiểm tra.

Việc phối hợp giữa các đội đƣợc thực hiện nhƣ sau: đội Tuyên truyền – Hỗ trợ sau khi nhận các tờ khai của NNT tại bộ phận một cửa sẽ chuyển các hồ sơ lên các đội chức năng có liên quan, trong đó có một số loại hồ sơ sẽ có ngày hẹn trả kết quả. Đội Kê khai – Kế toán thuế sẽ thực hiện nhập các tờ khai đó, đƣa các tờ khai lên các phần mềm quản lý. Từ đó các đội khác sẽ làm việc dựa trên thông tin các tờ khai. Đối với những hồ sơ yêu cầu trả kết quả, các đội sẽ gửi tại bộ phận một cửa để NNT đến nhận.

3.4.2.3. Lựa chọn khách hàng mục tiêu

Với cơ quan thuế, mọi NNT đều là khách hàng của cơ quan thuế, NNT là bạn đồng hành, đều là khách hàng thân thiết của cơ quan thuế. Cơ quan thuế luôn mong muốn tất cả NNT nắm bắt hiểu rõ chính sách của nhà nƣớc, thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Tuy nhiên đối với từng đội chức năng sẽ có những quy trình lựa chọn khách hàng mục tiêu khác nhau. Từ đó có những chính sách riêng cho những NNT này.

Theo Nghi định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phân doanh nghiệp thành ba cấp: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo quy mô tổng nguồn vốn và số lao động bình quân trong năm.

Bảng 3.4. Phân loại Doanh nghiệp

Quy mô DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa

Khu vực Số lao động Tổng nguồn

vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động 1.Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 10 ngƣời trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 ngƣời đến 200 ngƣời Từ trên 20 tỷ đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 ngƣời đến 300 ngƣời 2.Công nghiệp và xây dựng 10 ngƣời trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 ngƣời đến 200 ngƣời Từ trên 20 tỷ đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 ngƣời đến 300 ngƣời 3.Thƣơng mại và dịch vụ 10 ngƣời trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 ngƣời đến 50 ngƣời Từ trên 10 tỷ đến 50 tỷ đồng Từ trên 50 ngƣời đến 100 ngƣời

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ)

a. Đối với Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ NNT

Khách hàng mục tiêu của Đội Tuyên Truyền - Hỗ trợ NNT là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân có nhu cầu hƣớng dẫn về các chính sách Thuế hiện hành.

b. Đối với đội Quản lý nợ thuế

Việc lựa chọn khách hàng mục tiêu chính là phân loại nợ thuế để chọn những doanh nghiệp nợ nhiều, nợ khó đòi,…

 Nhóm tiền thuế nợ khó thu, bao gồm các trƣờng hợp sau:

- Tiền thuế nợ của ngƣời nộp thuế đƣợc pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự chƣa có hồ sơ đề nghị xoá nợ.

- Tiền thuế nợ có liên quan đến trách nhiệm hình sự: là số tiền thuế nợ của ngƣời nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự, đang chờ bản án hoặc kết luận của cơ quan pháp luật, chƣa thực hiện đƣợc nghĩa vụ nộp thuế.

- Tiền thuế nợ của ngƣời nộp thuế không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh hoặc có văn bản gửi đến cơ quan thuế đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh nhƣng chƣa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; cơ quan thuế đã kiểm tra, xác định ngƣời nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh. Bao gồm cả trƣờng hợp giải thể không theo trình tự của Luật Doanh nghiệp.

- Tiền thuế nợ của ngƣời nộp thuế đã giải thể: là số tiền thuế nợ ngƣời nộp thuế đã thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp nhƣng chƣa thanh toán đầy đủ các khoản nợ thuế theo quy định của pháp luật.

- Tiền thuế nợ của ngƣời nộp thuế lâm vào tình trạng phá sản: là số tiền thuế nợ của ngƣời nợ thuế đã có quyết định phá sản doanh nghiệp hoặc đang trong thời gian làm thủ tục phá sản doanh nghiệp nhƣng chƣa làm các thủ tục xử lý nợ theo quy định của pháp luật.

- Nợ khó thu khác: là các khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày, không thuộc nhóm nêu trên, cơ quan thuế đã áp dụng đến biện pháp cƣỡng chế nợ thuế cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề (theo quy định tại Luật Quản lý thuế) nhƣng vẫn không thu hồi đƣợc tiền thuế nợ.

 Nhóm tiền thuế nợ đến 90 ngày: là số tiền thuế đã quá thời hạn nộp từ 01 đến 90 ngày nhƣng ngƣời nộp thuế chƣa nộp vào NSNN và không thuộc

nhóm tiền thuế nợ khó thu, tiền thuế nợ chờ xử lý, tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh, tiền thuế nợ trên 90 ngày; bao gồm cả tiền thuế nợ đang có khiếu nại, khiếu kiện.

 Nhóm tiền thuế nợ trên 90 ngày: là số tiền thuế đã quá thời hạn nộp trên 90 ngày nhƣng ngƣời nộp thuế chƣa nộp vào NSNN và không thuộc nhóm tiền thuế nợ khó thu, tiền thuế nợ chờ xử lý, tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh, tiền thuế nợ đến 90 ngày; bao gồm cả tiền thuế nợ đang có khiếu nại, khiếu kiện. Cơ quan thuế thực hiện cƣỡng chế nợ thuế đối với nhóm tiền thuế nợ này.

 Nhóm tiền thuế nợ chờ xử lý, bao gồm các trƣờng hợp sau:

- Xử lý miễn, giảm: là số tiền thuế nợ của ngƣời nộp thuế đang trong thời gian thực hiện các thủ tục tại cơ quan thuế để đƣợc xử lý miễn, giảm theo quy định của pháp luật về thuế.

- Xử lý gia hạn nộp thuế: là số tiền thuế nợ của ngƣời nộp thuế đang đƣợc cơ quan thuế xử lý để gia hạn nộp thuế. Các trƣờng hợp đƣợc gia hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

- Xử lý xoá nợ: là số tiền thuế nợ của ngƣời nộp thuế đang trong thời gian thực hiện các thủ tục tại cơ quan thuế để đƣợc xử lý xoá nợ theo quy định của pháp luật về thuế.

- Xử lý bù trừ các khoản nợ NSNN với số tiền thuế đƣợc hoàn trả: là số tiền thuế nợ của ngƣời nộp thuế đã gửi hồ sơ và cơ quan thuế đang làm thủ tục hoàn thuế tại cơ quan thuế hoặc đang đƣợc cơ quan thuế thực hiện thủ tục lập Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN.

 Nhóm tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh: là số tiền thuế đã nộp vào NSNN nhƣng cơ quan thuế đang làm thủ tục điều chỉnh, bao gồm các trƣờng hợp sau:

- Tiền thuế chờ điều chỉnh do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc: chứng từ luân chuyển từ kho bạc nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại sang cơ quan thuế không thực hiện đúng quy định; chứng từ thất lạc, cơ quan thuế đã nhận đƣợc sau thời gian thất lạc do ngƣời nộp thuế hoặc Kho bạc nhà nƣớc, ngân hàng cung cấp; chứng từ do công chức thuế hoặc ủy nhiệm thu đã thu nhƣng chƣa kịp thời thực hiện các thủ tục thanh toán tiền thuế, nộp tiền vào NSNN.

- Tiền thuế chờ ghi thu - ghi chi: là số tiền thuế ngƣời nộp thuế đã kê khai và thực hiện các thủ tục nộp NSNN nhƣng đang chờ cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục ghi thu, ghi chi vào NSNN hoặc số tiền đƣợc cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục ghi thu - ghi chi, theo định kỳ (tháng, quý, năm).

c. Đối với đội Kiểm tra thuế số 1 và số 2

Đối với các đội Kiểm tra, mỗi đội sẽ đƣợc phân công các lĩnh vực quản lý khác nhau. Việc lựa chọn khách hàng để kiểm tra dựa vào các quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế. Hàng năm các đội kiểm tra thuộc Chi cục Thuế phải kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế, phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra theo hƣớng dẫn sau:

+ Nộp hồ sơ khai thuế thƣờng không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế.

+ Khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan Thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhƣng chậm khắc phục.

+ Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan Thuế phải ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm.

+ Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thƣờng xuyên có tình trạng nợ thuế.

+ Có các dấu hiệu không bình thƣờng về khai thuế so với tháng trƣớc hoặc năm trƣớc.

 Các tiêu thức có thể lựa chọn để phân tích, đánh giá rủi ro ngƣời nộp thuế:

- Số thuế đã nộp.

- Qui mô, độ phức tạp của cơ cấu tổ chức.

- Tình hình và kết quả thanh tra, kiểm tra trƣớc đây. - Các khoản chi bất thƣờng.

- Tiền lãi và chi phí tiền bản quyền đã trả trong nƣớc và nƣớc ngoài. - Các khoản giảm trừ và khấu trừ.

- Lỗ từ doanh thu kinh doanh.

- Thông tin qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng. - Thông tin ngành.

- Những thay đổi lớn của các chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán. - Lỗ nhiều.

- Có lịch sử về hành vi trốn thuế liên tiếp.

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi cục Thuế quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)