Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cho một chủ

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Toán THPT - HoaTieu.vn (Trang 101 - 141)

4. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng

3.4. Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cho một chủ

(bài học)

Có thể đánh giá hoạt động dạy học phát triển phẩm chất, năng lực HS dựa trên tiêu chí đánh giá bài học9 được đề cập trong công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH (về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng). Các tiêu chí này được dùng để đánh giá bài học khi triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ khâu xây dựng KHBD và tài liệu dạy học, thực hiện – dự giờ, đến khâu cuối là đánh giá bài học sau dự giờ và cải tiến bài học.

Nội dung Tiêu chí

1. Kế hoạch và tài liệu

dạy học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH

được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt

được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp củathiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

2. Tổ chức hoạt động học cho HS

Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá

kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS.

3. Hoạt động của HS

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

9 Với tài liệu này, thuật ngữ “đánh giá bài học” theo CV 5555/BGDĐT-GDTrH có thể được coi là đánh giá việc thiết kế, triển khai “Kế hoạch bài dạy”.

100

Trong đó, để đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH được trình bày trong một KHBD cụ thể, cần tập trung vào 4 tiêu chí trong nội dung 1.

(1) Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong KHBD, bao gồm cả mục tiêu về năng lực đặc thù cũng như phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của phương pháp đó. Điều quan trọng là các phương pháp phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề (bài học).

Để đánh giá sự lựa chọn các PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học, có thể đặt ra một số câu hỏi để xem xét sự phù hợp của PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học như sau:

 Mục tiêu dạy học chủ đề (bài học) có được mô tả rõ ràng không?

 Các hoạt động học có mục tiêu cụ thể không? Các mục tiêu của hoạt động học có phải là thành phần của các mục tiêu dạy học chủ đề (bài học) không?

 Các hoạt động học đáp ứng nội dung dạy học không?

 Các PP, KTDH có được lựa chọn phù hợp với nội dung dạy học và mục tiêu của từng hoạt động học và mục tiêu dạy học chủ đề (bài học) không?

Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các KTDH GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của năng lực và phẩm chất HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của PP, KTDH cho mỗi hoạt động học như sau:

 Mục tiêu hoạt động học có được mô tả rõ ràng không?

 Yêu cầu về sản phẩm học tập có được mô tả rõ ràng và phù hợp với mục tiêu của hoạt động học không?

 Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả đối với sản phẩm học tập không?

 Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả và phù hợp với các đối tượng HS không?

Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

101

Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học. Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.

Có thể đặt ra một số câu hỏi sau để xem xét sự phù hợp của thiết bị dạy học phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn như sau:

 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập không?

 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với cách thức HS hoạt động không?

 Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?

Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực đã đặt ra trong mục tiêu.

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của phương án kiểm tra đánh giá như sau:

 Phương thức đánh giá sản phẩm học tập có được mô tả không?

 Phương án kiểm tra đánh giá hoạt động học tập và sản phẩm học tập có được mô tả rõ, bao gồm các tiêu chí cần đạt không?

 Phương án kiểm tra đánh giá sản phẩm học tập trung gian có được mô tả rõ không?

 Phương án kiểm tra đánh giá có phù hợp với sản phẩm học tập thông qua các hoạt động học có vận dụng PP, KTDH đã lựa chọn không?

Ngoài việc đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong KHBD, GV cũng cần lưu ý đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp. GV có thể vận dụng 8 tiêu chí còn lại trong bảng tiêu chí được giới thiệu trong công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, trong đó nhấn mạnh sự tích cực, chủ động sáng tạo và hiệu quả của HS, việc sử dụng phù hợp các PP, KTDH chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá HS phù hợp. Có thể sử dụng một số câu hỏi cần đặt ra khi đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng PP, KTDH trong hoạt động học như sau:

Hoạt động học của HS Hoạt động của GV

 Có phải tất cả HS đều tiếp nhận đầy đủ và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập?

 HS có tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập?

 Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập có hấp dẫn không?

 GV có theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS?

102

 HS có tích cực trình bày, trao đổi, thảo luận

 Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS có chính xác và phù hợp?

 GV có phương án hỗ trợ và khuyến khích HS trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ không?

 GV có tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS hiệu quả không?

Như vậy, có thể đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề (bài học) cụ thể thông qua 12 tiêu chí của công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Việc đảm bảo đánh giá đầy đủ theo các tiêu chí sẽ giúp GV nhận thức phù hợp trong việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH, từ đó có những sự lựa chọn chính xác, sử dụng hiệu quả hơn các PP, KTDH nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS.

CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Trình bày và phân tích cơ sở để lựa chọn và sử dụng PP, KTDH phát triển phẩm chất,

năng lực HS.

2. Mô tả và phân tích quy trình lựa chọn, sử dụng PP, KTDH một chủ đề trong môn

Toán. Vận dụng nó cho việc xây dựng KHBD cho một chủ đề, bài học cụ thể.

3. Dựa vào công văn 5555/BGDĐT –GDTrH để đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP,

103

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ

Lớp: 10

Bài học: Một số khái niệm về xác suất cổ điển

Thời lượng: 1 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC Phẩm chất, năng lực YCCĐ STT Năng lực toán học Năng lực mô hình hóa toán học

Mô tả được không gian mẫu, biến cố sơ cấp, biến cố, biến cố đối trong một số thí nghiệm đơn giản bằng cách sử dụng các đối tượng toán học đã biết (khái niệm tập hợp, phần tử, tập hợp con, phần bù của một tập hợp)

(1) Năng lực

giao tiếp toán học

Trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận (về các đặc trưng của phép thử ngẫu nhiên, tính đồng khả năng/ không đồng khả năng xuất hiện của các biến cố sơ cấp)

(2)

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học

Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân

trong học tập (3)

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

(4) Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự

nhận công việc phù hợp với bản thân. (5)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

104

Nắp chai Chóp tam

giác đều Kẹp giấy Lục diện

Kẹp giấy

mở 1 góc Hình nón

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động

học Mục tiêu

Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá HĐ1 Trải nghiệm cụ thể (15ph) (1) (2) (4) (5) - Thực hành một số thí nghiệm ngẫu nhiên - Mô tả được kết quả có thể xảy ra (biến cố sơ cấp), tất cả kết quả có thể xảy ra (không gian mẫu). - Biểu diễn được không gian mẫu bằng khái niệm tập hợp. - Dạy học trải nghiệm (bước 1, 2, 3) - Dạy học bằng mô hình hóa toán học - Thuyết trình GV đánh giá HS thông qua Phiếu học tập 1, thuyết trình của HS.

Đánh giá đồng đẳng: các nhóm HS đánh giá bài làm của nhau trên Phiếu học tập 2 HĐ2 Khái quát hoá (10ph) (2) (4) (5)

- Mô tả và nêu được các đặc trưng của phép thử ngẫu nhiên. - Dạy học trải nghiệm (bước 1, 2, 3) - Dạy học theo nhóm - Kĩ thuật khăn trải bàn GV đánh giá quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm, kết quả trên Phiếu học tập 1 và câu trả lời của HS. HĐ3 Khái niệm mới (10ph) (1) (2) (4) (5)

- Mô tả, biểu diễn được biến cố (như là hợp của nhiều biến cố sơ cấp), biến cố đối

- Thuyết trình, vấn đáp

GV đánh giá HS thông qua Phiếu học tập 2, thuyết trình của HS.

Đánh giá đồng đẳng: các nhóm HS đánh giá bài làm của nhau trên Phiếu học tập 2 HĐ4 Vận dụng (10 ph) (3) - Làm ra 1 vật dùng để tạo ra phép thử ngẫu nhiên sao cho không gian mẫu có k phần tử - Dạy học trải nghiệm (Bước 4) - Dạy học bằng mô hình hóa toán học - Thuyết trình GV đánh giá kết quả và phần thuyết trình của HS. Đánh giá đồng đẳng: các nhóm HS đánh giá bài làm của nhau trên Phiếu học tập 3 HĐ5 Trải nghiệm (ở nhà) (3) - Tìm tần suất (xác suất thực nghiệm) của các biến cố sơ cấp (trường hợp phép thử có các kết

- Dạy học trải nghiệm (Bước 4) - Dạy học bằng mô hình hóa toán học GV đánh giá kết quả và phần thuyết trình của HS. Đánh giá đồng đẳng: các nhóm HS đánh

105

quả đồng/không đồng khả năng xuất hiện)

- Thuyết trình giá bài làm của nhau trên Phiếu học tập 3 B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1. Trải nghiệm phép thử ngẫu nhiên (15ph) 1. Mục tiêu: (1), (2), (4), (5).

2. Tổ chức hoạt động (Chuẩn bị)

GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS). Các nhóm sẽ thực hiện hoạt động với các vật dụng khác nhau do GV phát cho và cùng ghi nhận kết quả trên Phiếu học

tập 1

Các vật dụng gồm:

Nắp chai Chóp tam

giác đều Kẹp giấy Lục diện

Kẹp giấy

mở 1 góc Hình nón

* Trải nghiệm cụ thể:

– GV thông báo nhiệm vụ cho mỗi nhóm (Chuyển giao nhiệm vụ học tập)

Nhiệm vụ 1: Hãy thả rơi tự do các vật dụng được phát từ độ cao 30cm xuống mặt bàn, đợi đến khi vật đứng yên, quan sát kết quả thu được và vẽ hình vào cột thứ nhất của Phiếu học tập 1. (Thực hiện trong 5 phút) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM ……….. Nhóm đã nhận được một ………. Hình vẽ các kết quả quan sát được

– GV thông báo cho HS biết một lần thả vật như vậy gọi là đã thực hiện một phép thử (một thí nghiệm) và nhắc các nhóm là lặp lại nhiều lần để ghi nhận các kết quả khác nhau có thể xảy ra.

Lưu ý:

+ GV không nhất thiết phải đòi hỏi HS tìm được đủ hết các trường hợp vì sau đó nếu HS chưa tìm được đủ các kết quả có thể xảy ra, GV sẽ hỗ trợ bằng cách hướng dẫn HS đặt

106

vật sao cho đứng yên, không “ngã” và ghi nhận đó cũng là 1 kết quả có thể xảy ra, nhưng số lần thực hiện phép thử là chưa đủ nhiều để kết quả này xuất hiện.

+ GV cũng dùng ý này để nói về khả năng xuất hiện thấp ở phần sau. – Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ 1, GV yêu cầu tiếp:

Nhiệm vụ 2:

+ Bổ sung vào tiêu đề ô ở cột 2 là Mô tả bằng 1 câu

+ Dùng một câu để mô tả trạng thái của vật sau khi đứng yên đối với mỗi kết quả và ghi vào cột 2 của Phiếu học tập 1.

(Thực hiện trong 3 phút)

Hình vẽ các kết quả

quan sát được Mô tả bằng 1 câu

Nắp chai đóng

– Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ 2, GV yêu cầu tiếp:

Nhiệm vụ 3:

+ Bổ sung vào tiêu đề ô ở cột 3 là Rút gọn mô tả bằng 1 từ hoặc 1 kí tự

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Toán THPT - HoaTieu.vn (Trang 101 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)