Đặc điểm của phương pháp, kĩ thuật dạy học

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Toán THPT - HoaTieu.vn (Trang 95)

4. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng

3.2.3. Đặc điểm của phương pháp, kĩ thuật dạy học

Một số PP, KTDH sẽ có ưu thế và thuận lợi để hình thành và phát triển một loại năng lực nào đó. Chẳng hạn, dạy học giải quyết vấn đề phù hợp với năng lực giải quyết vấn đề toán học, dạy học (bằng) mô hình hoá toán học sẽ phù hợp với năng lực mô hình hoá toán học, dạy học toán qua tranh luận khoa học phù hợp với năng lực giao tiếp toán học,… Do đó, GV cần có sự lựa chọn PP, KTDH phù hợp trong giờ dạy để nhắm đến một hoặc một vài năng lực cụ thể.

Bên cạnh đó, GV cần linh hoạt vận dụng các PP, KTDH tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các PP, KTDH truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.

3.2.4. Một số cơ sở khác

Việc lựa chọn PP, KTDH cần phù hợp với tiến trình nhận thức của HS (đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó), với khả năng tiếp thu của đối tượng. Khi dạy học trong CT mới, GV cần lưu ý không chỉ coi trọng tính logic của khoa học toán học mà cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của HS, có thể thông qua các hoạt động trải nghiệm hoặc định hướng giáo dục STEM.

Mỗi GV sẽ có một số PP, KTDH quen thuộc hoặc “sở trường”, việc lựa chọn PP, KTDH còn phụ thuộc vào quan điểm dạy học, phong cách giảng dạy và kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy của GV.

Việc lựa chọn PP, KTDH cũng cần phải căn cứ trên điều kiện cơ sở vật chất, các ràng buộc về thời gian dạy học, phân bổ KHBD của địa phương, nhà trường. GV cần sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả. Điều này có liên quan đến việc hình thành và phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

94

Chúng tôi mô tả quy trình lựa chọn, sử dụng PP, KTDH chủ đề (bài học) để phát triển phẩm chất, năng lực của HS trong môn Toán như sau:

Sơ đồ 3.1. Quy trình lựa chọn, sử dụng PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực của HS trong môn Toán

Phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết các bước trong quy trình trên và minh hoạ bằng việc xây dựng KHBD chủ đề “Một số khái niệm về xác suất cổ điển” (Lớp 10).

3.3.1. Xác định mục tiêu dạy học

Đầu tiên, từ văn bản CT GDPT môn Toán 2018, GV xác định yêu cầu cần đạt liên quan đến một mạch kiến thức/ chủ đề/ nội dung cụ thể.

Chẳng hạn, liên quan đến Mạch kiến thức Thống kê và Xác suất – Toán 10, CT môn Toán 2018 trình bày các yêu cầu cần đạt như sau:

Như vậy, liên quan đến chủ đề “Một số khái niệm về xác suất cổ điển”, có hai yêu cầu cần đạt:

– Nhận biết được một số khái niệm về xác suất cổ điển: phép thử ngẫu nhiên; không gian mẫu; biến cố (biến cố là tập con của không gian mẫu); biến cố đối; định nghĩa cổ điển của xác suất; nguyên lí xác suất bé.

– Mô tả được không gian mẫu, biến cố trong một số thí nghiệm đơn giản (ví dụ: tung đồng xu hai lần, tung đồng xu ba lần, tung xúc xắc hai lần).

Sau đó, từ các YCCĐ, ta có thể xác định một số thành tố của năng lực toán học có liên quan đến chủ đề. Chẳng hạn, với chủ đề trên, ta có thể nối kết:

YCCĐ thứ nhất với năng lực giao tiếp toán học (Trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận…), năng lực tư duy và lập luận toán học (Lí giải được tính chất….)

YCCĐ thứ hai với năng lực mô hình hoá toán học (Mô tả được….) Xác định mục tiêu dạy học Lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học Xác định PP, KTDH và phương tiện dạy học Thiết kế tiến trình dạy học/ hoạt động

95

Khi xác định các phẩm chất, năng lực trong phần mục tiêu của chủ đề dạy học, GV cũng cần căn cứ trên kế hoạch giáo dục của nhà trường và bộ môn. Ngoài ra, GV nên lưu ý đến các yêu cầu cần đạt ở các cấp lớp trước đó. Chẳng hạn, CT Toán 2018 cấp trung học cơ sở đã đặt yêu cầu cho HS nhận biết được phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu cũng như tính được xác suất của biến cố bằng cách kiểm đếm số trường hợp có thể và số trường hợp thuận lợi trong một số mô hình xác suất đơn giản. Như vậy, GV cần tập trung vào YCCĐ thứ hai và định nghĩa cổ điển của xác suất cũng như nguyên lí xác suất bé.

3.3.2. Lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học

Dựa vào các YCCĐ liên quan đến chủ đề, GV xác định được các nội dung trọng tâm cần giảng dạy. Ví dụ, từ hai YCCĐ liên quan đến chủ đề “Một số khái niệm về xác suất cổ điển”, ta xác định được nội dung dạy học cần có các bài toán, tình huống yêu cầu HS:

(1) Thực hành một số thí nghiệm ngẫu nhiên. Mô tả được không gian mẫu, biến cố sơ cấp, biến cố, biến cố đối.

(2) Trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận về các đặc trưng của phép thử ngẫu nhiên.

(3) Sử dụng được tỉ số liên quan đến số phần tử của tập hợp mô tả biến cố và số phần tử của không gian mẫu để biểu thị khả năng xuất hiện của biến cố (gọi là xác suất của biến cố).

(4) Lí giải được tính chất của xác suất: 0  P(A) 1, P() = 0, P() = 1.

Trong quá trình lựa chọn nội dung dạy học, GV có thể tham khảo các nguồn tài nguyên: sách giáo khoa, sách GV, sách tham khảo, các tài nguyên trên mạng internet…, kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm của bản thân.

3.3.3. Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương tiện dạy học

Căn cứ trên các cơ sở trình bày trong mục 3.2, GV lựa chọn PP, KTDH và phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu về phẩm chất, năng lực và nội dung dạy học đã xác định trước đó. Bảng sau trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố trên:

Mục tiêu Nội dung PP, KTDH Phương tiện dạy học

- Xuất phát từ YCCĐ của CT.

- Nối kết với các phẩm chất, năng lực.

- Căn cứ trên kế hoạch giáo dục của nhà trường, tổ bộ môn.

- Dựa trên YCCĐ của CT.

- Tham khảo các tài nguyên dạy học kết hợp kiến thức, kinh nghiệm của GV.

Căn cứ: - Mục tiêu

- Nội dung dạy học - Đặc điểm của PP, KTDH - GV, HS, điều kiện tổ chức hoạt động dạy học. Căn cứ: - Hình thức, PP, KTDH.

- Điều kiện của nhà trường. - GV, HS.

Sau đây là một phần bảng ma trận Mục tiêu – Nội dung – PP, KTDH– Phương tiện dạy học đối với chủ đề “Một số khái niệm về xác suất cổ điển”:

Mục tiêu Nội dung PP và KTDH Phương tiện DH

Mô tả được không gian mẫu, biến cố sơ

- Thực hành một số thí nghiệm ngẫu nhiên

-Dạy học trải nghiệm - Các vật dụng: nắp chai, hình chóp tam

96

cấp, biến cố, biến cố đối trong một số thí nghiệm đơn giản bằng cách sử dụng các đối tượng toán học đã biết (khái niệm tập hợp, phần tử, tập hợp con, phần bù của 1 tập hợp)

- Mô tả được kết quả có thể xảy ra (biến cố sơ cấp), tất cả kết quả có thể xảy ra (không gian mẫu).

- Biểu diễn được không gian mẫu bằng khái niệm tập hợp. -Dạy học bằng mô hình hóa toán học -Thuyết trình giác đều, hình nón, kẹp giấy - Các phiếu học tập - File trình chiếu Trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận (về các đặc trưng của phép thử ngẫu nhiên, tính đồng khả

năng/không đồng khả năng xuất hiện của các biến cố sơ cấp)

-Mô tả và nêu được các đặc trưng của

phép thử ngẫu nhiên.

-Dạy học trải nghiệm -Dạy học theo nhóm -Kĩ thuật khăn trải bàn

- Các phiếu học tập - File trình chiếu

3.3.4. Thiết kế tiến trình dạy học/ hoạt động

Một KHBD có thể bao gồm một chuỗi các hoạt động học, trong đó mỗi hoạt động đáp ứng một hoặc một số mục tiêu đã xác định, và ngược lại, một mục tiêu có thể được đáp ứng thông qua một hoặc một số hoạt động học. Nhìn chung, một KHBD cần đảm bảo có 4 loại hoạt động cơ bản sau:

(1) Khởi động (2) Khám phá (3) Luyện tập

(4) Vận dụng/ mở rộng

Dựa vào đặc điểm của PP, KTDH đã lựa chọn, GV cụ thể hoá tiến trình hoạt động. Mỗi hoạt động dạy học có thể trình bày theo cấu trúc sau:

Hoạt động [STT]. [Tên hoạt động] Mục tiêu

Liệt kê các mục tiêu của hoạt động dạy học. Trong đó các mục tiêu này đáp ứng một vài mục tiêu đã đặt ra trong chủ đề.

Tiến trình tổ chức hoạt động

Liệt kê rõ các hướng dẫn, câu lệnh GV đặt ra cho HS. Nêu rõ nguồn học liệu hoặc phương tiện dạy học sẽ sử dụng. Thường bao gồm các bước:

Chuyển giao nhiệm vụ

97

Báo cáo nhiệm vụ

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Lưu ý: Theo hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá trong CT GDPT tổng thể và CT môn Toán 2018, bên cạnh những phương pháp truyền thống thông qua các bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, GV nên vận dụng các xu hướng mới như đánh giá thực, đánh giá năng lực thực hiện, đánh giá thay thế, sử dụng tập sản phẩm, thực hành, vấn đáp…

Ví dụ minh hoạ một số hoạt động học trong chủ đề “Một số khái niệm về xác suất cổ điển”:

Hoạt động 1. Trải nghiệm phép thử ngẫu nhiên

GV thông báo nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

Nhiệm vụ 1: Hãy thả rơi tự do các vật dụng8 được phát từ độ cao 30cm xuống mặt bàn, đợi đến khi vật đứng yên, quan sát kết quả thu được và vẽ hình vào cột thứ nhất của Phiếu học tập 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM ……….. Nhóm đã nhận được một ………. Hình vẽ các kết quả quan sát được

– GV thông báo cho HS biết một lần thả vật như vậy gọi là đã thực hiện một phép thử (một thí nghiệm) và nhắc các nhóm là lặp lại nhiều lần để ghi nhận các kết quả khác nhau có thể xảy ra.

– Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ 1, GV yêu cầu tiếp:

Nhiệm vụ 2:

+ Bổ sung vào tiêu đề ô ở cột 2 là Mô tả bằng 1 câu

+ Dùng một câu để mô tả trạng thái của vật sau khi đứng yên đối với mỗi kết quả và ghi vào cột 2 của Phiếu học tập 1.

Hình vẽ các kết quả

quan sát được Mô tả bằng 1 câu

98

Nắp chai đóng

– Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ 2, GV yêu cầu tiếp:

Nhiệm vụ 3:

+ Bổ sung vào tiêu đề ô ở cột 3 là Rút gọn mô tả bằng 1 từ hoặc 1 kí tự

+ Dùng một từ (hoặc kí tự) để mô tả trạng thái của vật sau khi đứng yên đối với mỗi kết quả và ghi vào cột 3 của Phiếu học tập 1

Hình vẽ các kết quả

quan sát được Mô tả bằng 1 câu

Rút gọn mô tả bằng 1 từ hoặc 1 kí tự

Nắp chai đóng Đóng

– Kết thúc các hoạt động, mỗi nhóm xem lại kết quả làm việc của nhóm mình, cử đại diện báo cáo các kết quả thu được của nhóm mình.

– GV yêu cầu các nhóm HS tìm một biểu diễn “toán học” phù hợp để mô tả tóm tắt tất cả kết quả có thể xảy ra (mô hình toán học nhắm đến là khái niệm tập hợp).

Ví dụ minh hoạ sản phẩm mong đợi nơi HS:

 Dùng tập hợp để biểu diễn các kết quả có thể xảy ra: {Đóng, Mở, Đứng}

– GV chốt kiến thức và giới thiệu tên gọi, kí hiệu cho tập hợp mô tả tất cả các kết quả có thể xảy ra là không gian mẫu  của phép thử.

Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của một phép thử gọi là không gian mẫu của phép thử, kí hiệu là .

Ví dụ minh hoạ: Trong ví dụ trên, không gian mẫu  = {Đóng, Mở, Đứng}

Hoạt động 2: Khái quát hoá phép thử ngẫu nhiên

– GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3.

– Mỗi nhóm chia tờ giấy A3 thành 6 ô xung quanh (ghi tên HS đính kèm) và một ô lớn ở giữa.

– Dựa vào các thí nghiệm (phép thử ngẫu nhiên) mà các nhóm đã thực hiện và trình bày ở hoạt động 1, mỗi HS trong nhóm sẽ trả lời 3 câu hỏi sau đây, ghi vào ô cá nhân của mình:

Em có biết trước kết quả nào sẽ xảy ra khi chưa thực hiện thí nghiệm không? – Em có thể liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra không?

99

– HS thảo luận theo nhóm và ghi câu trả lời vào ô lớn ở giữa tờ A3.

– Sau đó, GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận và từ đây, GV đề nghị HS đưa ra phác thảo về khái niệm phép thử ngẫu nhiên qua các đặc trưng chính của nó.

– Cuối cùng, GV chốt kiến thức:

Một phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là một thí nghiệm hay một hành động mà: – Có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong các điều kiện giống nhau;

– Kết quả của nó không dự đoán trước được;

– Có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó

3.4. Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cho một chủ đề (bài học) (bài học)

Có thể đánh giá hoạt động dạy học phát triển phẩm chất, năng lực HS dựa trên tiêu chí đánh giá bài học9 được đề cập trong công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH (về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng). Các tiêu chí này được dùng để đánh giá bài học khi triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ khâu xây dựng KHBD và tài liệu dạy học, thực hiện – dự giờ, đến khâu cuối là đánh giá bài học sau dự giờ và cải tiến bài học.

Nội dung Tiêu chí

1. Kế hoạch và tài liệu

dạy học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH

được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt

được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp củathiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

2. Tổ chức hoạt động học cho HS

Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá

kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS.

3. Hoạt động của HS

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Toán THPT - HoaTieu.vn (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)