Thiết kế tiến trình dạy học/hoạt động

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Toán THPT - HoaTieu.vn (Trang 98 - 101)

4. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng

3.3.4.Thiết kế tiến trình dạy học/hoạt động

Một KHBD có thể bao gồm một chuỗi các hoạt động học, trong đó mỗi hoạt động đáp ứng một hoặc một số mục tiêu đã xác định, và ngược lại, một mục tiêu có thể được đáp ứng thông qua một hoặc một số hoạt động học. Nhìn chung, một KHBD cần đảm bảo có 4 loại hoạt động cơ bản sau:

(1) Khởi động (2) Khám phá (3) Luyện tập

(4) Vận dụng/ mở rộng

Dựa vào đặc điểm của PP, KTDH đã lựa chọn, GV cụ thể hoá tiến trình hoạt động. Mỗi hoạt động dạy học có thể trình bày theo cấu trúc sau:

Hoạt động [STT]. [Tên hoạt động] Mục tiêu

Liệt kê các mục tiêu của hoạt động dạy học. Trong đó các mục tiêu này đáp ứng một vài mục tiêu đã đặt ra trong chủ đề.

Tiến trình tổ chức hoạt động

Liệt kê rõ các hướng dẫn, câu lệnh GV đặt ra cho HS. Nêu rõ nguồn học liệu hoặc phương tiện dạy học sẽ sử dụng. Thường bao gồm các bước:

Chuyển giao nhiệm vụ

97

Báo cáo nhiệm vụ

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Lưu ý: Theo hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá trong CT GDPT tổng thể và CT môn Toán 2018, bên cạnh những phương pháp truyền thống thông qua các bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, GV nên vận dụng các xu hướng mới như đánh giá thực, đánh giá năng lực thực hiện, đánh giá thay thế, sử dụng tập sản phẩm, thực hành, vấn đáp…

Ví dụ minh hoạ một số hoạt động học trong chủ đề “Một số khái niệm về xác suất cổ điển”:

Hoạt động 1. Trải nghiệm phép thử ngẫu nhiên

GV thông báo nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

Nhiệm vụ 1: Hãy thả rơi tự do các vật dụng8 được phát từ độ cao 30cm xuống mặt bàn, đợi đến khi vật đứng yên, quan sát kết quả thu được và vẽ hình vào cột thứ nhất của Phiếu học tập 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM ……….. Nhóm đã nhận được một ………. Hình vẽ các kết quả quan sát được

– GV thông báo cho HS biết một lần thả vật như vậy gọi là đã thực hiện một phép thử (một thí nghiệm) và nhắc các nhóm là lặp lại nhiều lần để ghi nhận các kết quả khác nhau có thể xảy ra.

– Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ 1, GV yêu cầu tiếp:

Nhiệm vụ 2:

+ Bổ sung vào tiêu đề ô ở cột 2 là Mô tả bằng 1 câu

+ Dùng một câu để mô tả trạng thái của vật sau khi đứng yên đối với mỗi kết quả và ghi vào cột 2 của Phiếu học tập 1.

Hình vẽ các kết quả

quan sát được Mô tả bằng 1 câu

98

Nắp chai đóng

– Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ 2, GV yêu cầu tiếp:

Nhiệm vụ 3:

+ Bổ sung vào tiêu đề ô ở cột 3 là Rút gọn mô tả bằng 1 từ hoặc 1 kí tự

+ Dùng một từ (hoặc kí tự) để mô tả trạng thái của vật sau khi đứng yên đối với mỗi kết quả và ghi vào cột 3 của Phiếu học tập 1

Hình vẽ các kết quả

quan sát được Mô tả bằng 1 câu

Rút gọn mô tả bằng 1 từ hoặc 1 kí tự

Nắp chai đóng Đóng

– Kết thúc các hoạt động, mỗi nhóm xem lại kết quả làm việc của nhóm mình, cử đại diện báo cáo các kết quả thu được của nhóm mình.

– GV yêu cầu các nhóm HS tìm một biểu diễn “toán học” phù hợp để mô tả tóm tắt tất cả kết quả có thể xảy ra (mô hình toán học nhắm đến là khái niệm tập hợp).

Ví dụ minh hoạ sản phẩm mong đợi nơi HS:

 Dùng tập hợp để biểu diễn các kết quả có thể xảy ra: {Đóng, Mở, Đứng}

– GV chốt kiến thức và giới thiệu tên gọi, kí hiệu cho tập hợp mô tả tất cả các kết quả có thể xảy ra là không gian mẫu  của phép thử.

Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của một phép thử gọi là không gian mẫu của phép thử, kí hiệu là .

Ví dụ minh hoạ: Trong ví dụ trên, không gian mẫu  = {Đóng, Mở, Đứng}

Hoạt động 2: Khái quát hoá phép thử ngẫu nhiên

– GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3.

– Mỗi nhóm chia tờ giấy A3 thành 6 ô xung quanh (ghi tên HS đính kèm) và một ô lớn ở giữa.

– Dựa vào các thí nghiệm (phép thử ngẫu nhiên) mà các nhóm đã thực hiện và trình bày ở hoạt động 1, mỗi HS trong nhóm sẽ trả lời 3 câu hỏi sau đây, ghi vào ô cá nhân của mình:

Em có biết trước kết quả nào sẽ xảy ra khi chưa thực hiện thí nghiệm không? – Em có thể liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra không?

99

– HS thảo luận theo nhóm và ghi câu trả lời vào ô lớn ở giữa tờ A3.

– Sau đó, GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận và từ đây, GV đề nghị HS đưa ra phác thảo về khái niệm phép thử ngẫu nhiên qua các đặc trưng chính của nó.

– Cuối cùng, GV chốt kiến thức:

Một phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là một thí nghiệm hay một hành động mà: – Có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong các điều kiện giống nhau;

– Kết quả của nó không dự đoán trước được;

– Có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Toán THPT - HoaTieu.vn (Trang 98 - 101)