4. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng
3.1. Chiến lược dạy học, giáo dục chủ đề, bài học
Theo Từ điển Tiếng Việt 6, “Chiến lược: Phương châm và kế hoạch có tính chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng trong suốt cả một thời kì của cuộc đấu tranh xã hội …”.
Trong giáo dục, trên bình diện chung có thể hiểu chiến lược dạy học, giáo dục của giáo viên là quan điểm về dạy học, giáo dục và kế hoạch tổng quát về sự phối hợp, vận dụng phù hợp các biện pháp, phương tiện, điều kiện… nhằm định hướng thực hiện và hoàn thành hiệu quả các mục tiêu dạy học, giáo dục cụ thể phù hợp với bối cảnh giáo dục trong sự chủ động của người GV. Chiến lược dạy học không chỉ phụ thuộc vào quan điểm giáo dục mà còn tùy theo đối tượng, mục tiêu, kế hoạch của hoạt động dạy học, sở trường của bản thân … Dựa trên những cơ sở nhất định, GV cần xây dựng chiến lược dạy học, giáo dục chung có thể bao hàm các chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn dạy học, giáo dục thích ứng với bối cảnh.
Đơn cử như “Chiến lược dạy học của GV nhằm phát triển tư duy cho HS phổ thông” 7, các tác giả đã xây dựng theo đó các chiến lược cho từng giai đoạn cụ thể để phát triển năng lực tư duy cho học sinh phổ thông, bao gồm:
− Chiến lược 1. Nhấn mạnh nhiệm vụ học tập của HS;
− Chiến lược 2. Sử dụng các câu hỏi mở;
− Chiến lược 3. Chờ đợi sự trả lời của HS và chấp nhận sự đa dạng trong trả lời;
− Chiến lược 4. Khuyến khích sự phản hồi từ HS;
− Chiến lược 5. Không đưa ra những ý kiến hay đánh giá, đồng thời không nhắc lại câu trả lời của HS;
− Chiến lược 6. Yêu cầu HS suy nghĩ/tư duy về quá trình tư duy của chính bản thân”. Từ đây, có thể nhận thấy chiến lược dạy học, giáo dục mang ý nghĩa khái quát nhưng lại đảm bảo tính cụ thể để có thể thực hiện, hoàn thành các mục tiêu dạy học, giáo dục một cách hiệu quả nhất. Trong chiến lược dạy học, giáo dục, bao gồm mục tiêu kỳ vọng, hành động cần thực hiện dựa trên sự phân tích các đặc điểm và điều kiện có liên quan được thực thi bởi giáo viên nhằm phát triển HS.
Như vậy, chiến lược dạy học, giáo dục là kế hoạch tổng quát thể hiện sự cân nhắc, lựa chọn và sắp xếp các biện pháp để đạt được mục tiêu dạy học, giáo dục một cách hiệu quả
6 Hoàng Phê, tr. 98, NXB Hồng Đức, năm 2016
7 Đỗ Ngọc Miên, Tạp chí Giáo dục, Số 281 (Kì 1-3/2012), Tạp chí Lí luận - Khoa học Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo
91
dựa trên sự đánh giá về bối cảnh, giai đoạn định hướng thực hiện cùng sự chủ động, năng lực của GV.
CT GDPT 2018 cần được triển khai căn cứ trên hệ thống các quan điểm đổi mới về GDPT nhất là quan điểm phát triển phẩm chất, năng lực HS. Vì vậy, GV tất yếu phải có những chiến lược dạy học, giáo dục phù hợp với quan điểm, các yêu cầu của sự đổi mới trong GDPT hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của từng HS một cách tích cực và chủ động nhất. Trong đó, khi tiếp cận CT GDPT 2018, GV cần xác định và xây dựng chiến lược khái quát và các chiến lược cụ thể về dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực thông qua các chủ đề so với các chiến lược dạy học tiếp cận nội dung trước đây. Hơn thế nữa, GV lựa chọn và sắp xếp các biện pháp để đạt được mục tiêu dạy học, giáo dục trong chiến lược dạy học, giáo dục của mình để không chỉ tập thể HS, nhóm HS mà từng HS đều có cơ hội tốt nhất có thể để hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực đã được quy định trong CT. Đây chính là ý nghĩa đặc biệt của việc xây dựng chiến lược dạy học, giáo dục của người GV khi triển khai CT GDPT 2018.
Tài liệu này tập trung vào chiến lược dạy học, giáo dục của GV trong việc triển khai dạy học, giáo dục theo chủ đề như một trọng điểm của dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực trong CT GDPT 2018. Theo đó, chiến lược dạy học, giáo dục chủ đề có thể hiểu là xuất phát trên cơ sở nhận thức đầy đủ về dạy học, giáo dục lấy HS làm trung tâm cùng với lí thuyết, nguyên tắc chung của dạy học phát triển phẩm chất, năng lực, GV sẽ có kế hoạch định hướng được cách thức vận dụng triển khai việc lựa chọn các PP, KTDH, giáo dục chủ đề nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt cụ thể với định hướng mở của CT GDPT 2018. Kế hoạch đó cũng phải xét đến sự phù hợp với bối cảnh giáo dục bao gồm điều kiện nhà trường, đội ngũ GV, đối tượng HS, đặc điểm vùng miền và những điều kiện cơ sở vật chất có liên quan nhằm bảo đảm cho sự tiến bộ cả về phẩm chất, năng lực của HS, đáp ứng yêu cầu dạy học phân hoá.
Với chiến lược dạy học, giáo dục, một trong những vấn đề quan trọng được xem là tiêu điểm để kế hoạch tổng quát được thực thi nhằm đạt được mục tiêu dạy học, giáo dục đó chính là PP, KTDH cần được người GV sử dụng. Bởi đây chính là yếu tố được xem là kết quả của sự phân tích, cân nhắc, lựa chọn khoa học dựa trên sự đánh giá xác thực về bối cảnh. Vì thế, lựa chọn, xây dựng được các chiến lược dạy học hiệu quả phù hợp với đối tượng HS THPT thực chất không thể tách rời với việc lựa chọn, sử dụng các PP, KTDH hiệu quả.
Để lựa chọn và triển khai các chiến lược dạy học, giáo dục phù hợp, GV cần căn cứ trên các cơ sở chủ yếu sau đây:
(1) Quan điểm xây dựng CT tổng thể và CT môn học. (2) Mục tiêu của CT môn học, Hoạt động giáo dục. (3) Đặc điểm của các PP, KTDH.
(4) Tiềm năng, triển vọng của HS và khả năng thực thiết kế, thực thi của GV. (5) Bối cảnh giáo dục, các yếu tố tác động đến hoạt động dạy học, giáo dục…
92
Việc xây dựng chiến lược dạy học, giáo dục đòi hỏi GV phải nắm vững các cơ sở lí thuyết và thực tiễn như trên, đồng thời có năng lực vận dụng linh hoạt và phù hợp các PP, KTDH. Trong đó, khởi đầu quan trọng nhất là khả năng đánh giá bối cảnh, phân tích các điều kiện, thách thức và dự báo được các diễn tiến của hoạt động dạy học, giáo dục, từ đó phác thảo được các kịch bản sư phạm hiệu quả dựa trên triển vọng phát triển phẩm chất, năng lực của từng HS cũng như sự tương tác giữa các HS với nhau trong hoạt động dạy học, giáo dục.
Tóm lại, để lựa chọn, xây dựng được các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với đối tượng HS THPT, mỗi GV phải đảm bảo các yêu cầu sau:
− Đánh giá được khả năng, tiềm lực và phác thảo được triển vọng phát triển của mỗi HS.
− Đánh giá được bối cảnh, phân tích các điều kiện, thách thức ảnh hưởng, tác động đến hoạt động dạy học, giáo dục HS.
− Định hướng, thiết kế và dự báo được các diễn tiến của hoạt động dạy học, giáo dục HS.
− Xây dựng được các kịch bản sư phạm hiệu quả dựa trên triển vọng phát triển phẩm chất, năng lực của từng HS, nhóm HS, tập thể HS với chuỗi hoạt động học phù hợp.
− Lựa chọn được các biện pháp, phương tiện, điều kiện… nhằm định hướng thực hiện, hoàn thành các mục tiêu dạy học, giáo dục cụ thể phù hợp với bối cảnh trong đó quan trọng nhất là lựa chọn, sử dụng các PP, KTDH tích cực có ưu thế trong việc phát triển phẩm chất, năng lực của HS.
− Đánh giá được sự phát triển phẩm chất, năng lực của HS, từ đó đánh giá được tính phù hợp, hiệu quả của chiến lược dạy học, giáo dục đã xây dựng và đề xuất cải tiến.
Như vậy, việc xây dựng chiến lược dạy học, giáo dục về thực chất không thể tách rời các cơ sở khoa học của việc phân tích bối cảnh, đánh giá các biểu hiện về năng lực cũng như tiềm lực phát triển của HS, tự đánh giá năng lực thực thi chiến lược dạy học, giáo dục của người GV, trên cơ sở đó tiến hành lựa chọn các PP, KTDH phù hợp, hiệu quả hướng đến mục tiêu phát triển HS một cách tối ưu.
Việc lựa chọn PP, KTDH phù hợp là hoạt động quan trọng để cụ thể hóa chiến lược dạy học, giáo dục của người GV, góp phần xác nhận tính đúng đắn, sự hợp lí của chiến lược dạy học mà GV đã xác định. Các mục từ 3.2 đến 3.4 dưới đây sẽ tập trung định hướng để GV nghiên cứu nhằm tiến hành lựa chọn các PP, KTDH phù hợp.