Các thí nghiệm được thực hiện trên hĩa chất PEDOT:PSS (PH500) được lựa chọn nhờ vào các tính chất điện. PEDOT:PSS được phủ lên hai loại mẫu ZnO: các mẫu phẳng (2D) cĩ kích thước 1 cm × 1 cm và các mẫu sợi nano. Các phép đo điện cho thấy mối nối p-n hiện diện trên các mẫu này, nhất là trên mặt m. Kết quả này cho thấy việc dùng các sợi nano cho mối nối cĩ thể mang lại hiệu quả tốt vì mặt m cĩ diện tích lớn nhất trên các sợi nano. Tuy nhiên, cần tiếp tục tối ưu hĩa các mối nối này để đạt được các đường đặc tuyến thực sự của diode. Nhiệt độ xử lý cần được giảm xuống cịn 120oC và nâng lên từ từ để khơng làm thay đổi cấu trúc cũng như tính chất của lớp PEDOT:PSS. Ngồi ra, việc sử dụng máy phủ bốc hơi bằng chùm tia điện tử hoặc bằng phún xạ cũng cĩ thể tác động xấu đến lớp PEDOT:PSS vì các điện tử thứ cấp phản xạ từ bia (trong máy phủ bốc hơi) hoặc các ion được gia tốc (trong các máy phủ bằng phún xạ) sẽ làm hỏng lớp phủ này. Do đĩ, cĩ thể dùng các máy phủ bốc hơi bằng các cuộn dây cảm ứng. Ngồi ra, vật liệu dùng để làm điện cực là vàng, vốn dễ khuếch tán và len vào trong PEDOT:PSS.
Các mẫu sợi nano được phủ bằng một lớp PEDOT:PSS dày hoặc bao quanh các sợi nano, tùy theo phương pháp phủ. Các sợi nano cĩ thể bị PEDOT:PSS ăn mịn và đường kính của chúng giảm so với đường kính trung bình. Phản ứng giữa hai loại vật liệu này cĩ thể tạo ra một lớp vật liệu khác ảnh hướng đến các kết quả đo điện. Để ngăn tình trạng này, PEDOT:PSS cần được cho bay hơn nhanh sau khi được phủ. ITO cĩ thể được phủ lên các mẫu sợi nano để thực hiện các phép đo điện phát quang và quan sát bằng kính hiển vi đồng tiêu cự.
Trong chương trước, vật liệu PEDOT:PSS đã được nghiên cứu. Các kết quả thu được khá khả quan, tuy nhiên các mẫu vẫn chưa phát sáng. Trong chương này, một loại vật liệu khác – CuSCN – sẽ được nghiên cứu nhằm tạo mối nối dị thể với ZnO. Các tính chất cấu trúc và điện tử của vật liệu sẽ được nghiên cứu trước tiên. Sau đĩ, các kết quả thí nghiệm và mơ phỏng sẽ được trình bày.