Hai vùng Tây và Đông Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc

Một phần của tài liệu truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa học (Trang 57 - 72)

1 Nguyễn Mạnh Trin h Bình Nguyên Lộc, nhìn từ con người và tác phẩm.

2.2. Hai vùng Tây và Đông Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc

Nguyên Lộc

2.2.1. Sơn Nam với sông nước miền Tây

Nhà văn Sơn Nam đã dành nhiều trang văn để tái hiện lại “văn minh sông nước”

ở miền Tây Nam Bộ. Các truyện ngắn của Sơn Nam đã đưa người đọc về với những ấp, làng miền Tây Nam Bộ bên những kênh rạch chằng chịt mà ngay những địa danh đã mang đậm dấu ấn miệt vườn, sông nước: Ba Giồng, Ba Láng, Ba Rài, Cái Bè, Cái Mơn, Cái Răng, Cái Vồn, Cạnh Đền, Cát Lái, Cần Đước, Cần Giờ, Cần Giuộc, Cổ Cò, Cù Lao Dung, Giồng Ông Tố, Gò Găng, Hòn Đất, Lai Vung, Thốt Nốt, U Minh, Vàm Cỏ, Xẻo Lá... Những địa danh nghe qua cũng hết sức ấn tượng về sự hoang dã, tự nhiên của

vùng đất này. Có hàng trăm địa danh của vùng đồng bằng sông nước như thế được nhắc đến trong các sáng tác của Sơn Nam.

Đọc truyện ngắn Sơn Nam, ấn tượng mà người đọc khó quên nhất vẫn là hình ảnh sông nước miền Tây. Sơn Nam am hiểu rất sâu sắc cuộc sống quê mình và đã dùng văn chương tái hiện để lưu giữ hình ảnh con người và sông nước miền Tây trong những tác phẩm của mình.

Trước đó, dấu ấn “văn minh sông nước” ở Nam Bộ đã được Trịnh Hoài Đức xác

lập vào năm 1820: “Sông rạch dọc ngang la liệt, đi trên sông ấy không phải thổ dân thuộc đường ắt bị cùng đường, lộn rạch…” [7, tr. 27]. Sinh hoạt miền châu thổ sông Cửu Long

gắn liền với bạt ngàn con sóng, gắn với tuổi thơ và đi suốt một đời người. Nam Bộ là vùng sông nước kênh rạch, cho nên từ lâu hình ảnh dòng sông, chiếc ghe, con đò, chiếc cầu... hết sức quen thuộc với người dân nơi đây. Ngay từ thuở lọt lòng, họ đã được tắm mình giữa trời nước bao la rồi khi lớn lên họ phải đi qua những chiếc cầu tre nối nhịp đôi bờ, những khi buông câu, thả lưới...họ đều gắn chặt đời mình với sông nước bao la.

Nam Bộ là xứ sở của những sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ghe xuồng đi lại dọc ngang như mắc cửi. Chiếc xuồng, chiếc ghe còn phục vụ cho việc buôn bán rồi kết thành chợ, trao đổi hàng hóa trên sông, hình thành nên các khu chợ nổi hội tụ đủ người

tứ xứ đến buôn bán, làm ăn. Từ những người dân bình thường đến những kẻ tứ cố vô thân, rời bỏ quê hương tha phương kiếm sống, với một chiếc ghe đầy hàng hóa, nay ở chỗ này, mai chỗ khác, len lỏi vào kênh rạch… đem hàng hóa phục vụ tận những xóm làng hẻo lánh, xa xôi nhất.

Chợ trên sông là đặc trưng nổi bật của văn hoá Nam Bộ, manh nha yếu tố kinh tế hàng hoá ngay từ thuở dựng làng, lập ấp của những người đi tiên phong. Ở đồng bằng sông Cửu Long, chợ nổi trên sông là một loại hình độc đáo mang đậm dấu ấn văn minh sông nước. Chợ trên sông qua những truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam càng cho thấy yếu tố của một nền kinh tế hàng hoá đã sớm có ở Nam Bộ từ khoảng giữa thế kỷ XVIII qua việc buôn bán trao đổi bằng đường sông, khi mà hệ thống đường bộ nối liền lục tỉnh chưa được thuận tiện. Sơn Nam mô tả chợ nổi trên sông như sau: “Ngã Năm, Ngã Bảy rộng rãi, ghe xuồng đậu ken nhau. Trên bờ nào trại cưa, nhà máy xay lúa gạo, trại bán hòm… Để cung cấp cho nhu cầu ghe xuồng qua lại, nhiều người bày ra hình thức mua bán lưu động, bán chè cháo, bán bánh canh, giao hàng tận ghe xuồng hoặc nhà của thân chủ.” [333, tr.136].

Nơi đây hội tụ đủ loại người tứ xứ ngược xuôi trên con thuyền để kiếm sống. Nhiều gia đình lập nghiệp bao đời trên chiếc ghe, phương tiện đi lại và cũng là nơi trú ngụ của người Nam Bộ giữa mênh mông sóng nước. Chính từ những mái nhà di động trên sông mà xóm làng, chợ búa trên sông được hình thành, những mối liên hệ kéo theo nó cũng duy trì và phát triển: “Không có gì thú vịđối với kẻ sống trên đất liền cho bằng ngắm đời sống thân mật của những người quanh năm suốt tháng sống trôi nổi bình bồng trên ghe thuyền thương hồ.” [433, tr.479].

Tồn tại qua hàng trăm năm, chợ nổi đã trở thành một nét văn hoá đặc sắc không thể thiếu trong đời sống cộng đồng ở vùng đất miền Tây - vốn rất quen thuộc với chúng ta qua hình ảnh những ghe thuyền đi lại tấp nập chen lẫn trong tiếng rao mời của những người bán hàng rong bằng xuồng ba lá: “Tiệm tạp hóa cũng được tổ chức theo chiến thuật lưu động, gọi là ghe “trà vải”. Dưới ghe ngoài hai món trà tàu và vải bô, còn đủ thứ đường đậu, tương chao, kim chỉ, đèn cầy, hộp quẹt, đậu phộng, kẹo, bánh in.”[336, tr.178].

Ở miền Tây Nam Bộ có một tập quán làm ăn hình thành từ thời khẩn hoang, đó là vào khoảng tháng chín âm lịch, người nông dân từ miệt sông Tiền, hay còn gọi là miệt vườn, rảnh rỗi việc mùa màng, rủ nhau xuôi theo con nước lũ về miệt Hậu Giang để bán hàng và gặt lúa mướn rồi trở về quê khi Tết đến. Người Hậu Giang gọi họ là bà con miệt vườn, nhưng có người đặt tên cho những cuộc đời sông nước ấy một cái tên mỹ miều: khách thương hồ!

Nhà văn Sơn Nam nói rằng: “thương hồ” là tiếng gọi để chỉ những người buôn bán nhỏ trên sông nước, hoàn toàn không mang nghĩa “giang hồ”. Đời của khách thương hồ là đời lênh đênh sông nước, rày đây mai đó và tha phương cầu thực nên có những cái sướng, cái khổ rất riêng, là đời của những kẻ lang bạt, nếm trải nhiều món ngon vật lạ, thuộc làu trăm nẻo xa xôi.

Con người Nam Bộ không chỉ ăn ở trên sông nước, buôn bán trên sông nước mà còn tổ chức nhiều lễ hội trên sông nước. Mỗi năm khi mãn mùa lúa, theo truyền thống, người Khmer miền Tây thường làm lễ tạ ơn nước, vì nhờ nước mà lúa được xanh tươi, con người được ấm no, hạnh phúc và đua ghe ngo là một hoạt động không thể thiếu được trong buổi lễ tạ ơn nước, một lễ hội gắn liền với văn minh sông nước. Đó là dịp đua tài của các tay chèo ghe thể hiện khả năng chèo chống của mình, vừa là dịp vui chơi, giải trí của cả cộng đồng: “Anh nhớ bạn hữu, ba mươi người, toàn là dân chèo ghe với nhau, người nào cũng lưng cháy nắng, bàn cẳng hà ăn, cực khổ cả năm mới được vài phút vui là tới mức ăn thua với làng khác trong tỉnh.” [434, tr.783].

Ghe ngo thực chất là kiểu thuyền độc mộc được làm bằng cây sao - một loại cây vừa rắn chắc vừa dẻo dai, thích hợp cho việc đóng thuyền. Khi đã thành truyền thống, lễ hội đua ghe ngo dần dà hàm chứa một nội dung có tính chất tâm linh, tín ngưỡng. Sơn Nam cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức về chiếc ghe ngo dưới góc nhìn văn hóa: “Nó là hiện thân của rắn thần Naga, linh hiển lắm. Hồi đức Thích Ca ngồi thiền bên bờ hồ giữa rừng, rắn Naga là thần ác. Hôm ấy mưa to gió lớn, đức Thích Ca cảm hóa được rắn. Rắn bèn quấn tròn chung quanh và ngẩng đầu lên cao để che mưa gió cho đức Thích Ca. Từđó về sau, người Miên khoét thân cây sao, theo hình rắn hằng năm bơi đua trên sông để mừng mùa nước nổi”. [352, tr.96].

Tục lệ này không biết có từ bao giờ đã vượt biên giới vùng châu thổ sông Cửu Long lan rộng khắp nơi ở Nam Bộ và trở thành lễ hội truyền thống phổ biến cả trên dòng sông Đồng Nai của đất miền Đông: “Màu sắc hực hỡ của mấy mươi chiếc ghe mới sơn, với đầu rồng, đầu phụng của nó gợi hình ảnh cuộc Nam du của vua nhà Tùy, nhắc nhở những thuyền rồng vua Lê, những hành cung của chúa Trịnh. Những đuôi rồng, đuôi phụng, cong qướn lên, lại gợi hình ảnh xứ Thái, xứ Miên, với những chiếc ghe dài hình rắn Naga.” [434, tr.784].

Hình ảnh đặc trưng trong truyện ngắn Sơn Nam chính là hình ảnh sông nước. Sông nước chứa đựng mầm sống, để từ đó, cỏ cây, hoa lá, muôn loài sinh sôi, nảy nở. Sông rạch bến bờ vô định, nước chảy mãi ngày đêm không nghỉ, do đó nó là biểu hiện của sự biến dịch, linh động, uyển chuyển. Sông nước đầy đe dọa, nhưng cũng thân quen không chi bằng đối với người Nam Bộ. Khi bàn đến khía cạnh văn minh, người ta đã mệnh danh cho Nam Bộ là nền Văn minh sông nước, Văn hóa sông nước. Nói như thế,

cho thấy sông nước đối với cộng đồng dân cư nơi đây là nét tiêu biểu, đặc sắc hơn hết. Nam Bộ là vùng đất của nước, nước từ mưa, từ biển và nước của vô vàn sông rạch, mà lớn nhất, quan trọng nhất là hai con sông chính: sông Đồng Nai và sông Cửu Long: “Miền Đông Nam Bộ so với đồng bằng sông Cửu Long, về sinh hoạt có nhiều nét khác hẳn. Đất cao, phù sa cổ phần lớn, thêm đất đỏ, ít sông rạch. Những con suối ngắn, mưa thì tràn bờ, nắng thì cạn kiệt. Theo đường bộ từ Sài Gòn lên Tây Ninh, chỉ qua một con rạch với chiếc cầu.” [359, tr.213].

Hoạt động sinh hoạt, sản xuất của cư dân Nam Bộ luôn gắn bó với những đổi thay của con nước lớn, nước ròng. Dường như các phương tiện sinh sống của con người nơi đây không tách rời khỏi sông nước. Sông ngòi Nam Bộ theo chế độ nước bán nhật triều, mỗi ngày con nước lên xuống hai lần. Nếu vào sáu giờ sáng, con nước bắt đầu lên thì lúc đứng bóng, nước tới mức lớn nhất, lúc này gọi là nước đầy; rồi bắt đầu ròng, tới chập tối thì ròng sát, tức là nước xuống mức thấp nhất. Bất kỳ đi về hướng nào cũng có thể xuôi dòng. Chỉ cần đợi nước, gặp nước ngược thì nghỉ lại chờ con nước sau; dù thế nào một ngày đêm cộng lại cũng đi được mười hai giờ; và dĩ nhiên, nếu con nước về đêm thì người ta vẫn sẵn sàng đi đêm cho thuận dòng xuôi nước: “Phàm khởi trình ở

Trấn Biên thì phải chờ nước xuống, thuận dòng mở thuyền đến cửa Ngã ba, đi sang sông Tân Bình thì bị ngược nước, phải đậu thuyền để chờ nước triều rồi mới thuận chiều mà tiến đi”. [55, tr.28].

Sông Cửu Long không có những con đê ở hai bên bờ, cho nên vào mùa lũ, nước tràn vào đồng ruộng, tạo thành một biển nước bao la, không phân biệt được đâu là bến bờ: “Chạy dài tới chân trời một vùng nước bao la, không bến không bờ. Gió thổi dấy lên muôn vàn ngọn sóng như ngoài biển cả. Vài cánh buồm trắng lô nhô, theo sau là những đàn quạ như mỏi cánh đang chới với, cố tìm nơi yên ổn mà đậu.” [372, tr.430]

Vào khoảng tháng tám âm lịch, mùa nước lên bắt đầu bằng những dề lục bình, rau muống từ các cánh đồng trên xứ Cao Miên theo nước nối đuôi nhau trôi về vây kín cả dòng sông. Mực nước từ từ dâng cao, tràn qua các bờ rạch, phủ ngập ruộng đồng. Từ bao đời, người nông dân đã quen sống với nước, bình tĩnh và chịu đựng một cách an nhiên trước những dòng mước lũ. Mùa nước nổi thường kéo dài trong khoảng một hai tháng, sau đó trở lại như cũ. Đó là không gian mà “mùa nước nổi, ai nấy ngồi thu mình trên sàn nhà ngắm dòng nước dâng ngập lưng chừng ngọn tre, tuôn trút bao nhiêu đất phù sa về biển cả” [146, tr.59].

Mỗi năm đến mùa nước lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, người ta lại được chứng kiến cảnh tượng hoành tráng, lãng mạn như tính cách phóng khoáng của người Nam Bộ. Người ta có cảm giác cuộc sống của người dân theo lên con nước. Những đồng ruộng mới ngày nào còn là vàng bông lúa, vậy mà giờ đây chỉ còn là biển nước mênh mông, nước ngập quá đầu người lớn. Mùa nước nổi khiến cho người dân vất vả, nhưng bù lại, mùa nước nổi cũng đem đến cho con người bao sản vật thiên nhiên. Mỗi người mỗi chuyện, ai cũng tìm cho mình một việc thích hợp trong những ngày đồng ruộng đầy nước. Người thì giăng câu, giăng lưới, người thì đặt lộp, đặt lờ bắt tôm cá. Thiên nhiên miền Tây Nam Bộ nổi tiếng những đặc sản mà chỉ vào đúng dịp nước nổi mới có, như bông điên điển, cá linh... Những chùm hoa điên điển vàng rực cả một góc trời, mênh mông như không có bến bờ và những đàn cá linh nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Mùa nước nổi cũng để lại lượng phù sa giúp ruộng đồng màu mỡ hơn. Để từ đó, có

những cánh đồng bạt ngàn, xanh thẳm một màu mạ non cùng song hành với bầu trời xanh bát ngát.

Năm nào nước cũng dâng lên, với người nông dân miền Tây thì đây là một hiện tượng tự nhiên của trời đất. Triết lý sống của họ là hòa thuận với thiên nhiên, sống chung với mọi chìm nổi của nước như những kiếp người thăng trầm. Để làm giảm bớt áp lực của nước, từ mấy trăm năm trước, Tổ tiên đã đổ bao công sức, máu xương để đào vô số kinh rạch giúp thoát nước ra biển Đông. Trên mặt nước mênh mông ấy, người dân không ngồi bó tay chịu trận để lãng phí mà ngược lại, biết tìm ra cách để sản xuất lương thực ngay trên mặt nước ấy.

Chính điều kiện sông rạch chằng chịt như thế mà nảy sinh ra nhiều sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc, nhất là các điệu hò đối đáp, hò chèo ghe, hò cấy lúa... Trong Con

Bảy đưa đò, Sơn Nam cho ta thấy một cảnh hò đối đáp trên sông nước Nam Bộ thật thú

vị, tạo nên nét đặc trưng của vùng sông nước mênh mông. Những câu hò đối đáp qua lại trên dòng sông giữa Con Bảy đưa đò và chàng trai xứ Bình Thuỷ – Phong Điền thật

ngang tài ngang sức. Trên khúc sông vắng, đôi trai gái trên hai chiếc xuồng thi thố hát huê tình. Họ gặp nhau ở một tấm lòng, tấm lòng đó đã xui khiến con Bảy đưa đò ngày

xưa thành dì Bảy bánh bò chờ mãi ở khúc sông ấy, lòng bâng khuâng theo câu hát và lời hò hẹn của chàng trai năm xưa.

Một nét văn hoá đặc sắc khác là hát huê tình, một nét sinh hoạt tinh thần thời khẩn hoang ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sức quyến rũ của câu hát huê tình thật là lạ kỳ. Người ta mượn đồng ruộng làm sân khấu hát huê tình. Hò huê tình xuất phát từ thiên nhiên trên cơ sở tâm trạng của con người, nhưng nó vẫn có lớp lang đầu đuôi.

Ông Ba Hò là nhân vật chính trong Ngày xưa tháng chạp, ngay cái tên đã nói lên

đặc điểm của con người ông. Ông là người mê hò hát, đến độ tôn nó lên thành giá trị văn hóa thiêng liêng, nghệ thuật cao quí của tiền nhân để lại phải tôn kính, giữ gìn. Thế nên không có gì đau đớn cho ông bằng bị người đời mỉa mai cười chê cái thú thanh cao đó của ông: “Nhưng đau đớn nhứt là: - Tối ngày lo hò với hát chuyện trai gái huê tình. Già vậy là già sao?

Nhè cái tài hoa nghệ thuật của ông mà họ mỉa mai! Ông day mặt che giấu hai giọt nước mắt chịu thất thủ. Vì vậy mà năm nay, ông quyết bỏ xứ Chà Tre này, ra đi phiêu bạt.” [365, tr.170].

Ngoài các điệu hò, trong các truyện Miễu Bà Chúa Xứ, Người mù giăng câu…tác

giả đã để cho nhân vật của mình như ông Tư Đạt, ông già mù nói thơ theo điệu Lục Vân Tiên, không cần đào kép chuyên nghiệp.

Một kiểu sinh hoạt tinh thần mang tính dân dã phương Nam nữa là ra thai đố. Mượn ca dao, hò vè làm câu hát đố, gợi ý trả lời khái quát nhất, thi thai đố thường diễn ra ở đình miếu, nơi hội hè, cúng lễ đông người dự. Loạt truyện Câu thai đố, Ngôi mộ chôn đứng, Tình bậu muốn thôi… giới thiệu thêm khung cảnh hội thi và những câu thai đố lý

thú. Người giải đáp phải giải nghĩa câu trả lời của mình tương ứng với câu chữ, trên từng

Một phần của tài liệu truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa học (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)