1 Thuỵ Khuê Bình Nguyên Lộc, đất nước và con người.
3.4. Nghệ thuật thể hiện thời gian văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc
Nam và Bình Nguyên Lộc
3.4.1. Dấu ấn sự giao thoa sắc thái các địa phương, các chủng tộc qua bút pháp, văn phong của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc
3.4.1.1. Ngôn từ Việt - Hoa - Khmer trong truyện ngắn Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc
Đọc truyện ngắn của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, ta cũng có thể hình dung được phần nào tiến trình lịch sử của Nam Bộ từ khoảng những năm 1970 trở về trước. Dòng thời gian lịch sử khách quan ấy được diễn tả thông qua thời gian nghệ thuật trong
tác phẩm. Thời gian được trần thuật trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc được thể hiện trước hết ở quá trình giao lưu ngôn ngữ của các dân tộc cùng quần cư trên đất Nam Bộ.
Cuộc sống cộng cư hàng trăm năm qua giữa người Việt và Khmer đã làm cho hai nền văn hóa vốn có màu sắc khác nhau ấy ngày càng đan xen sâu sắc vào nhau và bóng dáng của văn hóa Khmer còn hiện diện khá rõ trên vùng đất này, từ các địa danh cho đến các phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, văn học nghệ thuật...Một trong những đặc điểm nổi bật của miền Tây Nam Bộ là có khá nhiều địa danh nghe rất lạ, vốn được dùng quen thuộc trong dân gian từ một thời xa xưa, chẳng hạn như: Cà Mau, Sóc Trăng, Sa Đéc, Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng, Xà Tón, Năng Gù, Cái Khế, Cái Bè, Trà Ôn, Trà Cú, Trà Kiệu, Trà Bang, v.v..
Nam Bộ là nơi cư trú xen kẽ của nhiều tộc người từ nhiều thế kỷ với một mối giao lưu văn hóa rộng rãi và lành mạnh. Trong quá trình giao lưu văn hóa, các dân tộc Việt - Khmer - Hoa... đã chịu ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, rõ nhất là trên lĩnh vực ngôn ngữ. Trong lời ăn tiếng nói của người Việt ở Nam Bộ, có những từ liên quan đến xã hội, phong tục người Khmer như: cà ràng ( bếp làm bằng đất nung ), cà om (nồi đất), bao cà ròn (bao đan bằng cọng bàng), lọp (dụng cụ bắt cá làm bằng tre), nò (dụng cụ bắt cá ở biển), nóp (bao đệm dùng để ngủ thay chiếu và mùng), ghe ngo, canh sim lo (một loại canh nấu bằng nhiều loại lá cây), cái cần xé, cái cù nèo, mắm bồ hóc, vàm, cá linh, cá chốt, cá hô, con cần đước, cây chùm ruột, cây tầm vông, trái cà na, xà rông, quần xà lỏn, phum, sóc, ông lục, mút chỉ cà tha….
Người Việt cũng sử dụng nhiều từ ngữ của người Hoa như: bò pía (bảo bỉnh là loại bánh cuốn với rau, tôm, thịt); dầu cháo quẩy (du chá quỹ); hủ tiếu (cốc điều); lẩu (lô); lạp xưởng (lạp trường); tả pín lù (tạp bỉnh lô); thèo lèo (trà liệu), chạp phô (tiệm tạp hóa); chánh hẩu (chính hiệu); tẩm quất (đản cốt); tứ chiếng (bốn hướng).
3.4.1.2. Phong cách “rặt ròng” Nam Bộ của Sơn Nam và phong cách “giao hòa” Bắc - Nam của Bình Nguyên Lộc
Lê Phương Chi trong Tâm tình văn nghệ sĩ nhận xét văn chương của Sơn Nam là văn chương của giới bình dân: “Văn phong của ông bình dị, đặc thù bản chất của người
Nam Bộ, rất gần gũi với văn nói của giới cần lao, nhưng linh động với một sắc thái cá biệt khó trộn lẫn.” [28, tr.424].
Nhà văn Sơn Nam thường nói: “Đặc tính văn chương Sài Gòn là gì? Bình dân và dân chủ!”. Bình dân, dân chủ chính là tinh thần văn hóa của miền đất mới: “Cuộc khẩn hoang Nam Bộ của chúng ta là một cuộc khẩn hoang rất đặc biệt - cuộc khẩn hoang hiền lành nhất so với bao cuộc khẩn hoang khác của thế giới, không tranh đoạt, không bắn giết...” [363, tr.64].
Văn chương Sơn Nam sâu sắc nhưng được tác giả thể hiện qua hình thức bình dân, giản dị. Tác phẩm của ông hàm chứa những giá trị văn hóa dân gian của vùng đất phương Nam. Ở nhiều nhà văn khác, ta thường không phân biệt đâu là giọng Bắc Bộ, đâu là giọng Nam Bộ nhưng với nhà văn Sơn Nam thì “không thích lối ấy”. Ông không
thích kiểu giọng văn hỗn hợp “dở dởương ương”. Ông cho rằng, mỗi người viết thuộc
về một vùng đất và họ phải trở thành “hồn vía” của vùng đất ấy, phát huy được văn phong của vùng đất ấy, trên các bình diện như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách diễn đạt, vừa phù hợp với thời đại lại vừa lưu giữ những đặc trưng vùng miền vốn có.
Trong khi nhiều người sáng tác văn chương với nhiều trào lưu, chủ nghĩa phức tạp thì Sơn Nam lại đi theo con đường mà ông đã chọn: quay về với cội nguồn văn hoá dân tộc, mà chính xác là văn hoá Nam Bộ. Đó là lối văn mộc mạc, chữ nghĩa giản dị, gần gũi với đời sống của người dân như chính tính cách của người miền Nam.
Trong làng văn, ta thấy có một số hiện tượng như sau: có nhà văn sinh ra từ đất Bắc, nhưng toàn bộ cuộc đời và văn nghiệp đều gắn liền với phương Nam như Lê Văn Trương, Nguyễn Hiến Lê… Bên cạnh đó, có nhà văn sinh ra ở Nam Bộ nhưng viết theo lối Bắc như Đông Hồ chẳng hạn. Bình Nguyên Lộc không theo Bắc hoàn toàn như Ðông Hồ, cũng không giữ nguyên chất Nam Bộ như Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam….ông chọn thái độ trung dung trong tinh thần giao hoà Nam - Bắc, mở ra con đường thứ ba: giao lưu văn hoá Bắc – Nam.
Văn chương Bình Nguyên Lộc thể hiện sự giao lưu văn hoá Bắc - Nam từ trong tâm thức, cách nhìn và nhất là giọng điệu văn chương. Nếu trong truyện ngắn, chất Nam thường nổi bật thì trong truyện dài ông ngả theo lối Bắc. Thời điểm Bình Nguyên Lộc
vào nghề là lúc mà làn sóng người Bắc di cư vào Nam rất đông. Các tờ báo, nhà xuất bản chuyển từ Hà Nội vào đã tạo ra một dấu ấn Bắc giữa Sài Gòn. Nhiều nhà văn miền Nam viết theo lối Bắc cho sang trọng và đúng chuẩn ngôn ngữ. Văn phong Bình Nguyên Lộc đã hòa nhập với xu hướng mới này rất nhanh.
Bình Nguyên Lộc có kỹ thuật viết tiểu thuyết kích thích tâm lý khiến người đọc phải đọc tới những trang tiếp theo để biết được chuyện gì sẽ xảy ra, một cái gì đó mà người đọc cần phải tìm hiểu, khám phá. Bình Nguyên Lộc rất ưa phân tích tâm lý nhân vật. Nhà văn đã nghiên cứu về kỹ thuật viết tiểu thuyết, ông có căn bản lý thuyết và chịu ảnh hưởng kỹ thuật tiểu thuyết Tây phương, cho nên bút pháp viết tiểu thuyết của ông rất già dặn. Bút pháp của Bình Nguyên Lộc vượt trội hơn những nhà văn thuở trước, ông hành văn gọn gàng, đôi khi làm cho những mẫu đối thoại trở nên “nhát gừng”.
Bình Nguyên Lộc chưa mở ra được một hướng đi mới cho tiểu thuyết còn trong cách phát triển truyện dài thì ông lại chịu ảnh hưởng của Khái Hưng và Nhất Linh. Lối viết của Bình Nguyên Lộc gần giống với tiểu thuyết luận đề của Tự Lực văn đoàn, từ kết cấu, tâm lý nhân vật đến giọng điệu trần thuật, miêu tả và nhân vật.
Cá tính Nam Bộ cũng đã thể hiện rõ rệt trong nhiều tác phẩm của Bình Nguyên Lộc qua ngôn ngữ, nhân vật, nhân sinh quan lạc quan theo truyền thống Nam Bộ và một tình yêu đất đậm đà của tác giả. Hình ảnh nhà văn Bình Nguyên Lộc còn lại trong lòng người đọc hôm nay là phong cách sống bình dị và cởi mở, không làm dáng nhưng cũng không xuề xoà, không lý thuyết trong văn chương.
3.4.2. Dấu ấn sự tổng hợp Đông - Tây, truyền thống và hiện đại qua bút pháp, văn phong của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc
Văn phong trong truyện ngắn của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc đều thể hiện dấu ấn của sự tổng hợp giữa phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, trong tương quan giữa hai nhà văn, có thể nhận thấy Sơn Nam nghiêng nhiều hơn về truyền thống phương Đông, còn Bình Nguyên Lộc thì hướng tới phương Tây hiện đại nhiều hơn.
3.4.2.1. Ảnh hưởng của học vấn và nghề nghiệp
Sơn Nam thuở nhỏ học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Ông cho rằng, học vấn giúp nhà văn đi xa được, hiểu biết sâu rộng là điều phân biệt nhà văn và người thợ viết: “Người viết cần đọc sách nước mình, nước ngoài, xưa và nay. Riêng về văn chương cổđiển và dân gian thì không được bỏ sót. Nếu thiếu căn bản tối thiểu, có thể ngẫu hứng làm vài bài thơ hay, vài truyện ngắn xuất sắc, nhưng về lâu về dài lần đuối sức”. Sơn Nam đọc sách trong nước và cả sách nước ngoài, song rõ ràng nhà văn
ưu tiên cho văn chương cổ điển và dân gian của dân tộc, trong đó ông chú trọng các sách về phong tục, tập quán.
Về học vấn, Bình Nguyên Lộc có phần “Tây” hơn Sơn Nam. Bình Nguyên Lộc chỉ theo học chữ nho trong hai năm, sau đó chuyên học tiếng Pháp.
Trong sự nghiệp, hai nhà văn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc có điểm tương đồng ở chỗ cả hai đều không chỉ viết văn, biên khảo mà còn viết báo. Quan hệ chặt chẽ giữa viết báo và viết văn là một đặc điểm của nhiều nhà văn ban đầu chịu ảnh hưởng lối viết của phương Tây mà Nam Bộ chính là địa phương đi tiên phong và phát triển mạnh mẽ hơn so với cả nước. Trong quan niệm về tương quan giữa nghề văn và nghề báo, Sơn Nam cũng truyền thống hơn, Bình Nguyên Lộc phóng khoáng hơn.
Cuộc đời làm báo đã ảnh hưởng đến giá trị văn chương các tác phẩm của Bình Nguyên Lộc. Do đó, các tiểu thuyết của ông cũng như nhiều nhà văn khác trong cùng hoàn cảnh đã không được sáng tác theo quan điểm nghệ thuật.
Ở đây, Bình Nguyên Lộc dường như không quá tách bạch chức năng nghệ thuật và chức năng giải trí, giá trị nhất thời và giá trị vĩnh cửu, tính nghệ thuật và tính thương mại. Trả lời phỏng vấn về việc ông viết văn đáp ứng tốc độ ra báo, Bình Nguyên Lộc không xem điều đó như một hạn chế làm giảm chất lượng văn chương. Ông nói: “Khi
mà ai cũng vội vàng cả, thì người ta sẽđánh giá trị trên cái gì còn lại của mỗi nhà văn trong không khí hấp tấp đó”. Theo ông, nhanh gọn, năng động có thể chính là nhịp điệu
3.4.2.2. Cảm hứng chủđạo và bút pháp
Một đặc điểm chung của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc là cả hai không những là những nhà văn mà con là những nhà văn hoá. Trong một đời văn mà bút lực dồi dào, họ không chỉ sáng tác văn chương mà còn sưu tầm, khảo cứu nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, dân tộc học…Tác phẩm của họ thể hiện sự am hiểu tường tận các lĩnh vực văn hoá. Tuy thế vẫn có những khác biệt giữa hai người: Sơn Nam nghiêng về lịch sử khẩn hoang và những giá trị văn hóa truyền thống, còn Bình Nguyên Lộc nghiêng về lịch sử di dân, văn hoá hiện đại với tình đất, tình người.
Sơn Nam sinh ra và lớn lên từ miệt vườn. Vì lẽ đó mà những sắc thái văn hoá của vùng đất giàu bản sắc này đã đi vào tác phẩm của ông một cách tự nhiên. Ông đã chọn con đường quay về với cội nguồn văn hoá dân tộc, văn hoá Nam Bộ bằng một phương tiện mà ông đã thừa hưởng từ vùng đất này, đó là ngôn ngữ Nam Bộ. Văn ông hiện rõ bản sắc của cả một vùng đất, từ ngôn ngữ điạ phương đến cảnh sắc thiên nhiên, cây cỏ và con người. Lối hành văn của Sơn Nam trau chuốt mà vẫn tự nhiên, đơn sơ, giản dị nhưng không hề dễ dãi… mà đó chính là sự lựa chọn, chắt lọc có chủ ý của một cây bút giàu kinh nghiệm, có bản lĩnh.
Nhà văn Sơn Nam có lối hành văn đặc biệt không giống ai, sự nghiệp văn chương của ông là cả tấm lòng trọn đời hướng về miền Hậu Giang, nơi ông sinh ra. Trung thành với lối kể chuyện của người miệt vườn, Sơn Nam dẫn người đọc về thế giới rất riêng của vùng sông nước Hậu Giang, diễn biến của truyện tuần tự theo thời gian, trong mỗi truyện đều có những chi tiết gây ấn tượng cho người đọc.
Văn của Sơn Nam cũng không trau chuốt với những câu văn lạ, nhưng chữ nghĩa luôn có sức sống. Có một lần, trong lúc nhàn đàm ở quán cà phê, Sơn Nam tâm sự rằng, không phải ông không biết cách viết thức thời nhưng ông biết chạy theo như vậy sẽ không bằng người viết được học hành chu đáo, được tiếp cận với tác phẩm nước ngoài nguyên bản, vì vậy, ông cày sâu vào vùng đất mà mọi người không chú ý đến.
Nhìn chung, văn của Sơn Nam thường chậm, mạch văn thong thả, ít hùng hồn, vội vã. Ông không viết gì quá sự thật, nhất là khi phản ánh cuộc sống vào văn học mà ngược lại, tác phẩm của Sơn Nam thâm trầm, có phần suy tư khi nhìn sự việc xảy ra
xung quanh mình. Câu văn của ông thường rất mộc mạc, chân tình. Mộc mạc đến mức có khi như là văn nói. Ông viết rất chân phương nên người đọc thường dễ hiểu, ít khi Sơn Nam dùng những từ hoa mỹ, còn câu văn không đến đỗi trúc trắc, đánh đố người đọc: “Nghe đến chuyện ở tù, thằng Hon chết điếng. Cha nó qua xóm Xẻo Bần đốn củi mướn. Biết nhờ cậy vào ai bây giờ?” [353, tr.213].
Cái lối văn kể chuyện đặc sệt chất Nam Bộ của Sơn Nam tạo thành sự duyên dáng hấp dẫn và giúp tác phẩm của ông sống được với thời gian, cho thấy cái chất quê mùa hồn nhiên cũng có những giá trị đắc dụng của chúng. Ông có lối kể chuyện rề rà, chuyện nọ xọ chuyện kia, nhưng rất có duyên. Hết truyện, ta bình tâm đón nhận đôi lời kết chứa đựng một bài học hết sức uyên thâm, minh triết của tác giả. Cái lối kết truyện của Sơn Nam, dường như vẫn giữ nguyên theo truyền thống của người xưa. Cứ hết truyện, bao giờ ông cũng bình thêm vài lời. Ai đã đọc truyện ngắn của Sơn Nam, thì không thể nào quên vài câu cuối cùng trong hồi kết truyện của ông được: “Lắm đêm, nó nằm chiêm bao thấy một thứ dây lốm đốm trắng mọc cheo leo ở chót núi ông Cấm, tiếp với trời xanh. Trên cành xa vời không nhơ bợn đó, dây huê xà nhởn nhơ uốn éo với gió núi. Giữa lòng từng chíếc lá, hiển hiện kìa trăm ngàn gương mặt con Lài, tươi tắn, cười riêng với nó, trẻ mãi không già…”[ 352, tr.53]. Lối hành văn của những câu kết
truyện này có thể nói đó là một sáng tạo mang nhãn hiệu cầu chứng đặc trưng nhất của chính nhà văn Sơn Nam. Ở nước ta chưa thấy trường hợp tương tự ở các tác giả khác.
Một đặc điểm nữa của giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam, đó là giọng rề rà, chậm rãi. Đọc truyện ông, ta có cảm giác như một vị cao niên đang ngồi kể chuyện cho mọi người nghe. Về đặc điểm này thì giọng văn Sơn Nam lúc nào cũng vậy. Vẫn cứ cách kể từ từ như nhả từng câu, từng chữ nhưng lúc nào cũng vẫn điềm đạm, mực thước và chín chắn. Trung thành với lối kể chuyện theo mô típ chuyện dân gian, Sơn Nam dẫn người đọc về thế giới rất riêng của vùng sông nước, cách dựng truyện cũng theo lớp lang, tuần tự theo thời gian, trong mỗi truyện đều có những chi tiết rất ấn tượng. Đặng Tiến trong tạp chí Bách Khoa số 130, ngày 1.6.1962, có lời nhận xét: “Giọng kể chuyện của tác giả thường khi rất giản dị, không có chút gì trau chuốt nhưng chỗ tài tình của Sơn
Nam là sau cái bề ngoài giản dị như vậy, ông vẫn tỏ ra là người hóm hỉnh và sắc bén, diễn tảđược sự thực tâm lý tế nhị”.
Đọc văn Sơn Nam, chúng ta có cảm giác như đang nghe một ông già xưa dí dỏm ngồi kể những câu chuyện thăng trầm, dâu bể, làm tâm hồn ta như bị ru vào một cõi xa xăm mà ta chưa kịp hay biết, bởi những lời văn như lời ru, câu hát dịu dàng, ngân nga như tiếng lòng của bao kiếp người muôn năm cũ.
Trong khi đó, truyện ngắn Bình Nguyên Lộc vừa nồng nàn cảm hứng về văn hóa truyền thống, lịch sử di dân, vừa dạt dào, sôi nổi cảm hứng về những yếu tố hiện đại,