Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc

Một phần của tài liệu truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa học (Trang 181 - 199)

1 Thuỵ Khuê Bình Nguyên Lộc, đất nước và con người.

4.2.Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc

Bình Nguyên Lộc

Tính cách nhân vật là sự thống nhất giữa bản chất bên trong và những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ bên ngoài như ngoại hình, thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói hằng ngày…Mục đích của việc miêu tả ngoại hình chính là để thể hiện tính cách nhân vật, đây là nhiệm vụ trọng yếu nhằm thể hiện tư tưởng của nhà văn. Hai nhà văn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc thường xây dựng tính cách nhân vật bằng cách miêu tả việc làm, ý nghĩ, lời nói và hành động của họ. Dường như cả đời cầm bút, hai nhà văn chỉ đam mê

mỗi việc là phát hiện và khắc họa chân dung tinh thần, phẩm chất đạo đức, tập quán thuần phong của dân Nam Bộ.

4.2.1. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam

Nhà văn Sơn Nam đã tạo nên một thế giới nhân vật vô cùng phong phú và đa dạng. Ông đã khắc hoạ đậm nét tính cách của con người Nam bộ thông qua lời nói, thái độ và hành động. Qua từng truyện ngắn của mình, nhà văn đã giới thiệu những mẫu nhân vật khác nhau và mỗi nhân vật đều có một tính cách, diện mạo và số phận khác nhau, hiếm khi ông mô tả chi tiết những tâm lý phức tạp trong nội tâm của họ.

Tính cách con người được bộc lộ trên nhiều phương diện, đầu tiên, ta hãy nói đến ngoại hình. Mọi người đều thừa nhận con gái miền Tây da trắng, xinh đẹp, nhất là dân miệt vườn. Trong truyện Tấm lòng vàng, Hai Tỵ đã nói về con gái Long Xuyên như sau:

“Nghe đâu trên đó là miệt vườn, sông sâu nước chảy, ai cũng biết ngâm thơ vịnh phú, đàn bà con gái tối ngày ở trong nhà, mãn năm tắm bằng nước ngọt nên trắng da dài tóc.” [353, tr. 284].

Đó là vẻ đẹp của các cô gái miền Tây, miền sông nước, ruộng vườn. Còn với vẻ đẹp của các cô gái miền rừng cũng được tô điểm đôi chút qua con mắt của kẻ nhìn và qua bút pháp ngôn từ của tác giả. Đôi mắt cô Mịn được so sánh với những vật có sẵn trong không gian sinh tồn của nhân vật: “đôi mắt của Mịn, đôi mắt đen như nước rừng, có đôi vì sao chiếu xuống ngời lên lấp lánh” (Nhứt phá sơn lâm). Cá biệt, ta còn gặp

những cặp nam nữ “ở truồng dông dổng” trên bờ biển Rạch Giá mà thiên hạ đồn rằng,

đó là những người nguyên thủy ở hòn Cổ Tron dạt vào. Đưa ra chi tiết này, tác giả muốn tô đậm cái không khí nguyên sơ của chốn cùng trời cuối đất - cổ sơ từ thiên nhiên đến cả con người.

Thỉnh thoảng, ta cũng bắt gặp trong rừng miền Tây những ông già để tóc củ tỏi hay xõa dài như những đạo sĩ thời xưa. Nếu đặt những ông già này vào giữa bối cảnh phố xá Sài Gòn thì không thích hợp nhưng nếu đặt vào không gian rừng thiêng ở miền Tây nửa đầu thế kỷ XX thì không gì bằng: “Ông lão râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trầm hương từ từđi lại. Đoán chừng đó là một trong số trăm ngàn đạo sĩở vùng Thất Sơn này” (Đảng Cánh buồm đen). Ta cũng gặp không khí thần thiêng qua hình ảnh ông

Năm Hên trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ. Vừa trị cá sấu xong, ông vừa đi vừa hát bài giải oan cho những linh hồn bị cá sấu ăn thịt: “Tiếng như khóc lóc, nài nỉ. Tiếng như

phẫn nộ, bi ai. Ghê rợn nhất là khi thấy ông đi ra khỏi mé rừng, áo rách vai, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua quơ lại trên tay. – Coi tướng của ổng ghê như tướng thầy pháp!.” [353, tr. 251].

Trong việc xây dựng hình tượng nhân vật trong các truyện ngắn, nhà văn Sơn Nam thường tập trung đặc tả các nhân vật nhìn bề ngoài có vẻ xấu xí, cục mịch, đơn giản... nhưng bên trong phần lớn họ đều có một tâm hồn, những tính cách, phẩm chất tốt đẹp. Ông đã xây dựng nên những tính cách con người Nam Bộ rất điển hình. Đó là những nông dân Nam Bộ nhân hậu, vị tha, mở hết lòng, mở hết cửa nhà mình để cưu mang, che chở người nghèo, thất cơ lỡ vận phải tha phương cầu thực… như ông Năm Lượng, ông Hai Tích, Lão Bích, Má Sáu… Thậm chí đến “phường lục lâm thảo khấu” cũng giàu tinh thần nghĩa hiệp. Đảng Cánh buồm đen tung hoành từ Cà Mau cho đến Hà Tiên khiến tàu đoan của Tây và ghe buôn lậu Hải Nam mấy phen thất điên bát đảo, nhưng tuyệt đối không xâm phạm tài sản của dân chài ven biển.

Nhân vật chất phác nhất có lẽ là ông Từ Thông trong trong truyện ngắn Hòn C Tron sống một mình ngoài hòn đảo xa cách loài người cho nên có nhiều nét giống người

nguyên thủy. Tàu binh đưa ông vào bờ rồi bị chính quyền quận Rạch Giá giam lỏng nhiều tháng trời nhưng ông vẫn tỉnh bơ bởi không có ý niệm gì về luật pháp: “Ngày

tháng trôi qua đều đều. Hôm ấy không nhớ rõ hôm nào, thầy hương quản đọc báo Lục Tỉnh Tân Văn biết được tin trận giặc Xiêm đã chấm dứt. Tây và Xiêm dường như thủ huề. Thầy tự ý ra lịnh trả tự do cho ông Từ Thông.

Ông Từ Thông ngạc nhiên: - Tôi bị giam hồi nào?

- Ông chủ quận biểu tôi giữ ông lại để làm tù binh, chờ mãn giặc mới thả ông về Cổ Tron.

- Về thì về, không sao đâu – ông lẩm bẩm. [352, tr. 251].

Câu nói độc đáo được phát ra từ miệng nhân vật là “Tôi bị giam hồi nào?”. Ông

Từ Thông không những không biết mình bị giam mà cũng không thắc mắc, oán hận gì trong chuyện người ta giam mình. Thậm chí cũng không thèm đòi lại những thứ người ta đã tịch thu. Ông quay trở lại đảo hoang với hai bàn tay trắng, tiếp nối lại cuộc đời nguyên sơ như thuở hồng hoang của loài người. Tác giả đã mượn một tình huống bi hài để lột tả tận cùng tính cách chất phác của con người Nam Bộ thời ấy.

Ngoài ra, tính cách năng động, bộc trực của người Nam Bộ cũng được thể hiện rất thành công trong truyện Bác vật xà bông. Nhân vật dượng Hai định mở xưởng chế

biến xà phòng nhưng vốn có tính cởi mở, ông đã tiết lộ bí mật làm ăn cho hàng xóm. Nếu như người Bắc Bộ thì nghe xong tin này sẽ im lặng để bí mật hành nghề. Nhưng người Nam Bộ bộp chộp hỏi ngay: Nấu cách nào vậy dượng? Để tụi tui về nấu thử. Mấy tiếng đó khiến cho vầng trán dượng Hai nhăn lên, thoáng qua chút lo ngại. Lập tức, cả

xóm bắt tay chế tạo xà phòng bằng những cách thức thô sơ nhất. Đến đoạn này, tâm lý của dân Xẽo Bần có sự biến đổi đôi chút, “điều khiến dượng Hai khó hiểu: từ nửa tháng nay, bà con lối xóm ít lại đây chơi để nói chuyện như mọi lần”. Họ biết mình có lỗi, họ

bận làm ăn và nhanh chóng tung sản phẩm ra thị trường. “Mỗi khi đi bán từ xa trở về, họ không quên tặng cho dượng vài gói quà Kỳ Chưởng”. Dượng Hai không ngờ dân xóm

ngọn Xẽo Bần giỏi giang như vậy và vẫn rất có tình nghĩa. Họ không tĩnh tại, làm ăn một chỗ mà giao du buôn bán khắp nơi. Trong khi nhiều truyện ngắn khác viết về nông thôn Bắc Bộ, ta thấy người nông dân thường quanh quẩn trong lũy tre làng với nghề nông cố hữu, ít khi nói đến chuyện mua bán, thương hồ.

Người Nam Bộ coi trọng nghĩa tình. Nhân vật Con Bảy đưa đò tình cờ gặp một người con trai giang hồ trong một đêm. Người con trai ra đi không hẹn ngày trở lại, cô Bảy chờ đợi suốt cả cuộc đời, về già vẫn giữ mãi “một tấm lòng” thủy chung với người

con trai xa lạ. Ta cũng gặp một cô gái chung tình như vậy trong Chuyện rừng tràm. Chờ

đợi người con trai mãi không thấy, cô gái hóa điên và ban đêm hiện ra như ma quỷ. Chàng trai về thăm thấy vậy cũng thành “thằng khùng” ở chốn thị thành. Hay các tác phẩm viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều chiến sĩ bị Tây bắt nhưng quyết không khai báo, chấp nhận cái chết. Có thể kể đến như nhân vật Bảy Cần trong truyện

Tây Đầu Đỏ: “Anh Bảy xung phong đi do thám trước. Tây sanh nghi, bắt anh. Ngày đầu, nó đổ nước mắm vô mũi mà anh không khai. Ngày kế, nó dụ biểu anh qui hàng. Nó hứa cho anh đất nền nhà, cho vải xiêm láng, cho ký ninh nhưng ảnh cứ một mực khư khư giữ lời thề xưa, chửi mắng nó thậm tệ. Tới ngày thứ ba, nó giết ảnh vùi xuống sông, đầu thì bêu tuốt lên ngọn cây thị.” [370, tr.247]. Nhân vật vẫn trung thành với lời hứa của mình, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tính cách không bị bẻ cong. Tác giả đã đặt nhân vật vào những tình huống căng thẳng, đối diện với cái chết để làm rõ phẩm chất nghĩa khí, dũng cảm của người Nam Bộ.

Nói như vậy, không có nghĩa là ở Nam Bộ không có những con người xấu xa, nhưng trong cái xấu của họ vẫn phảng phất tính cách Nam Bộ. Người ta nói rằng nghề ăn trộm là xấu nhưng thật khó đánh giá thỏa đáng tính cách của tên trộm Hai Tước trong truyện Bà vợ thứ 10. Bởi lẽ, ông ăn trộm ở nơi khác nhưng lại “cư xử anh hùng đối với mọi người trong làng”. Ông tâm sự: “Gặp khi trúng mối, tôi còn đem áo quần, tiền bạc phát cho người nghèo khó trong làng (…) Trong làng chẳng bao giờ có trộm cướp. Ai mất đồđạc cứ cho tôi biết. Tôi kiếm giùm, đồng thời tôi dạy dỗ, sửa trị tụi bất hảo ở các làng khác tới.” [372, tr.347].

Hành nghề ăn trộm nhưng vẫn làm việc nghĩa, hào hiệp. Đó là do cái tính cách Nam Bộ vẫn còn nằm sâu dưới đáy lòng nhân vật. Trong Đảng Cánh buồm đen, tác giả

đã miêu tả những tướng cướp hào hiệp: “Hằng ngày, các bộ hạ phải luyện võ nghệ cho tinh thông, cấm tuyệt không được xâm phạm tài sản của người chài lưới”. Tính cách của

nhân vật không đơn điệu mà đa diện, cùng một lúc nó vẫn có cả hai mặt tốt - xấu và tính cách có thể thay đổi theo thời gian. Đó là một tính cách sinh động.

Về lời nói của nhân vật trong tác phẩm văn học, đó là tiếng nói của một kiểu nhân vật trong đời sống thật. Qua đối thoại, tác giả để cho nhân vật của mình kể lại câu chuyện, nhân vật hiện ra rõ ràng hơn và đồng thời cũng tạo nên được một sự khác biệt đối với từng loại người với từng cá tính khác nhau. Nhân vật văn học được cảm nhận trước hết là ở hình thức của nhân vật ấy. Mục đích của việc miêu tả hình thức chính là việc thể hiện tính cách nhân vật, nhiệm vụ trọng yếu nhằm thể hiện tư tưởng của nhà văn.

Qua ngôn ngữ đối thoại hay ngôn ngữ nhân vật, trong tác phẩm của mình, Sơn Nam đã thể hiện được tâm lí, tính cách và ứng xử của người Nam Bộ như bộc trực, dân dã, hào hiệp, trọng nhân nghĩa …

Đứng ở góc độ phẩm chất, nhân vật có hai dạng: chính diện và phản diện. Nhân vật chính diện thường thấy ở truyện ngắn của cả hai nhà văn là tầng lớp nông dân, những công chức nghèo. Chuyên viết về các nhân vật này, Sơn Nam đã tạo ra những nhân vật Nam Bộ điển hình, làm cho người xem nhận ra ngay các nhân vật chính diện và phản diện mang nét tính cách riêng. Năm Hên (Bắt sấu rừng U Minh Hạ), Tư Đức (Sông

Gành Hào), Bảy Đặng (Cấm bắt rùa)… đều là những nhân vật chính diện. Mỗi nhân vật

Khi gặp gian nguy, họ chỉ còn nước chắp tay cầu Trời khẩn Phật, dù trong thâm tâm, họ cũng biết hiếm khi Trời Phật hiện ra. Thực tế nhất, là chờ mong sự trợ giúp từ những bậc “nhân tài” có thật đang còn du phương ở đâu đó, xung quanh họ. Mà tài năng, không nhất thiết phải biết phép tàng hình, độn thổ hay súng bắn không chết; có khi chỉ cần có khả năng xay lúa dẻo dai hơn người khác, là phát cỏ, bắt cá, ăn ong, biết trị bệnh, giỏi bắt sấu, đuổi cọp, heo rừng… hay thậm chí chỉ cần viết được đôi câu liễn cho họ treo ngày Tết mà đón ông bà, thế thôi.

Sơn Nam đã khéo nắm bắt tâm lý này của người nông dân và ông đã sáng tạo ra rất nhiều mẫu người hùng tuy bình dị nhưng cũng khá hấp dẫn vì phù hợp với đời sống tình cảm của họ. Ông Hai Cháy và ông Năm Tự trong Con heo khịt chiến đấu một mất

một còn với con heo rừng chuyên phá hoại mùa màng để trừ hoạ cho dân làng ở ven rừng. Ông đạo Tư chuyên trị rắn cắn cứu người trong Ông thầy rắn, và ông thầy Hai Rắn

trong Cây huê xà, ông Năm Hên trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ, và Con sấu cuối cùng

đơn độc chiến đấu với loài thú dữ và chú Tư Đức, một con người tầm thường chuyên đốn củi lậu trong Sông Gành Hào cũng có tài chống lại loài sấu làm cho Tây phải khâm phục, chắp tay vái...

Một nét phong cách khác trong truyện ngắn của Sơn Nam cũng được định hình khá sớm trong truyện này là dường như không mấy khi ông miêu tả trực tiếp nội tâm mà thường dùng ngoại cảnh để khơi gợi thế giới bên trong tâm hồn của nhân vật. Những đoạn tả cảnh trong truyện ngắn Sơn Nam, dù chỉ đôi ba nét chấm phá nhưng qua đó luôn chất chứa tâm tư, xúc cảm của con người trong truyện.

Ngoài việc viết nhiều về những hiểm hoạ mà con người phải chịu đựng từ thiên nhiên khắc nghiệt, nhà văn Sơn Nam không thể không quan tâm đến những tai ương do chính con người gây ra, có tên gọi là giặc Tây, Việt gian, bọn cường hào ác bá, địa chủ… Đó là những nhân vật phản diện không thể thiếu trong sáng tác của hai ông.

Trong số những nhân vật phản diện trong truyện Sơn Nam, có lẽ nhân vật được miêu tả thành công nhất là cậu Bảy Tiểu. Nhân vật được đặt vào một tình huống đặc biệt: ông hương trưởng qua đời nhưng do thời buổi chiến tranh nên gia đình không được phép tổ chức hội họp đông người. Nhân vật “tôi” quen biết với Bảy Tiểu đang chỉ huy quân đội Pháp tại vùng này nên có ý xin phép cho tổ chức đám tang. Để thể hiện tính hung bạo của Bảy Tiểu, tác giả miêu tả nhân vật từ nhiều góc nhìn khác nhau. Dưới mắt xóm làng:

Cậu Bảy Tiểu được quyền tiền trảm hậu tấu (…) Hổm rày, cậu giết người như rạ. Cậu thề ngày nào không giết một người thì ăn cơm không ngon. Dưới mắt của chủ quán thì “nó bất nhơn thất đức lắm”. Dưới mắt của hương thân thì “Thằng Tiểu này nó đang say máu, nhưđiên vậy”…

Đặc biệt đối với những tên tay sai đắc lực, những bậc “phụ mẫu chi dân”, tác giả miêu tả khá tỉ mỉ về họ từ dáng vẻ, điệu bộ, lời nói, hành động bên ngoài đến những âm mưu, những toan tính ẩn sâu bên trong. Cậu xã Nê trong Ông già xay lúa là hình ảnh tiêu biểu. Tác giả đã miêu tả: Mỗi khi đi hầu ông Đốc phủ sứ chủ quận, cậu xã Nê không mặc áo dài, đội khăn đóng như mấy ông hương chức khác. Cậu diện áo bành tô, cổ thắt cà ra quách. Lại còn một việc lẫy lừng khác, năm ngoái, lúc ông Chánh Soái đi tàu tới Cạnh Đền mang theo sắc thần của Bảo Đại phong cho Hoàng tử Cảnh, cậu xã Nê bắt tay “bủa xua” với ông Chánh Soái, rồi “bật” tiếng Tây rôm rốp khiến quan Đốc phủ sứ, mấy thầy thông, thầy ký và tất cả các hương chức hội tề các làng trong quận đều khâm phục [352, tr. 284].

Nhìn chung, khắc hoạ tính cách nhân vật qua lời nói, suy nghĩ và hành động là thủ pháp chính trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Sơn Nam. Miêu tả ngoại hình, hành động và lời nói của nhân vật để bộc lộ tính cách, đó là công việc các nhà văn

Một phần của tài liệu truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa học (Trang 181 - 199)