Ứng xử hòa hợp với tự nhiên của con người Nam Bộ qua truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc

Một phần của tài liệu truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa học (Trang 72 - 90)

1 Nguyễn Mạnh Trin h Bình Nguyên Lộc, nhìn từ con người và tác phẩm.

2.3. Ứng xử hòa hợp với tự nhiên của con người Nam Bộ qua truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc

2.3.1. Lẽ sống “tự nhiên nhi nhiên” trong truyện ngắn Sơn Nam

Thiên nhiên Nam Bộ phần lớn là có ích cho con người, mưa thuận gió hoà, đất đai trù phú… chính là một trong những yếu tố giúp Nam Bộ phát triển mau lẹ. Con người phương Nam trong ứng xử với thiên nhiên đã biết khéo léo hoà mình với thiên nhiên, nương theo những quy luật vận động “tự nhiên nhi nhiên” của đất trời hơn là có tham vọng chinh phục, chế ngự thiên nhiên, biết tận dụng những thuận lợi để xây dựng và ổn định cuộc sống.

Trong ứng xử với thiên nhiên, người Nam Bộ có những nét khác biệt so với các miền khác. Ở Nam Bộ có hai con sông lớn là sông Đồng Nai và sông Cửu Long nhưng có một khác biệt rất lớn so với miền Bắc: người ta không có thói quen đắp đê để ngăn lũ lụt nên ở đây không có con đê nào, khác hoàn toàn cách ứng xử với nạn lũ lụt ở miền Bắc. Nam Bộ trước những cơn lũ lụt hàng năm đã quyết định sống chung với lũ bằng cách cất nhà cao hay di dời trong mùa nước lũ chứ không đắp các con đê. Đây là một ứng xử đặc trưng của người Nam Bộ đối với hiện tượng lũ lụt, vì đây là cách để phù sa có thể tưới mát ruộng đồng, đem lại nguồn sống mới, tiếp tục cho những vụ mùa bội thu ở mùa sau: “Tháng mười, nước giựt xuống. Ðến cuối tháng, mặt ruộng lộ ra, cỏ non nhú mọc xanh tươi đến tận chân trời. Mưa dứt sớm. Núi non lại trở nên hùng vĩ. Suốt mùa, lúa nương theo nước mà vươn lên đến bốn năm thước; bây giờ lúa nằm rạp xuống đất, chồng chất cao ngùn ngụt. Cái sàn nhà của chú Tư cũng hạ xuống. Cuộc sống trở lại bình thường.” [ 353, tr.97].

Người dân miền này đã biết cách sinh hoạt để thích nghi với lũ lụt: cất nhà sàn, trồng lúa sạ. Cứ để nước sông Cửu Long ra vào tự nhiên như vậy có cái lợi là bồi thêm phù sa cho đồng ruộng. Thế nên, khi tới mùa lụt họ không tỏ vẻ lo lắng mà thản nhiên như chú Tư Đinh: “Chú Tư Ðinh lại vấn điếu thuốc thứ nhì, mỉm cười khi thấy từ chân trời một cơn mưa to hơn sắp kéo đến.

- Ừ ! Mưa hoài đi. Ông trời năm nay biết điệu, thuận mùa, thuận tiết.” [353, tr.99].

Tận dụng môi trường thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là môi trường sông nước, Tư Cồ trong truyện ngắn Ruộng lò bom đã nghĩ ra cách làm ruộng lò bom và trồng loại lúa Xom

có một ngày rưỡi: phát cỏ một buổi, gieo giống một buổi rồi bỏ đó, bốn tháng sau đến thu hoạch, thế là có lúa ăn: “Hai tay Tư Cồ cầm dao, chém cỏ, chém gốc dưới nước. Cỏ nổi lên từng giề (...) Cỏ bị chặt đứt gốc trôi lều bều. Hai tháng nữa, nước giựt xuống. Cỏđã thúi, trở thành loại phân tốt, rải đầy trên mặt đất. Hai tháng nữa, tức là tháng Hai, tháng Ba âm lịch, trời nắng cháy. Vợ chồng Tư Cồ sẽ trở lại đó, đốt cỏ. Rồi gieo lúa giống, loại lúa Xom Mà Ca từ lúc gieo đến lúc trổ bông là bốn tháng”. [354, tr.159].

Con người trong truyện ngắn Sơn Nam không chỉ biết tận dụng điều kiện thiên nhiên để làm phong phú thêm cho đời sống của mình, mà trên hết, còn hòa mình với thiên nhiên, hiểu rõ thiên nhiên để tận dụng thiên nhiên một cách có hiệu quả nhất.Nam Bộ có hệ thống sông rạch chằng chịt là điều kiện lý tưởng cho các loài cá tôm trú ngụ và sinh sản. Song, để khai thác các loài cá tôm này hiệu quả, con người ở đây bằng kinh nghiệm của mình, nắm được đặc tính của thiên nhiên, quy luật của dòng chảy nên họ thường đánh bắt cá tôm đạt năng suất cao. Ở Người mù giăng câu, Sơn Nam cho ta thấy

rõ, một ông già tuy bị mù nhưng câu vẫn được nhiều cá. Ấy là bởi ông nắm được đặc tính của thiên nhiên, qui luật của dòng sông, đặc điểm của các loài cá, cá đi ăn vào lúc nào, đối với từng loài cá đều có cách đánh bắt khác nhau: “Rạch nào lắm ghe xuồng qua lại, cá ăn ở sát bờ. Rạch nào im lặng, cá lội ngay giữa dòng. Trước khi giăng cá trê, phải quậy cho nước đục. Mỗi chỗ cá chỉăn một lần”. [365, tr.162].

Hình tượng sông rạch trong truyện ngắn Sơn Nam không chỉ là môi trường thiên nhiên thuận lợi cho con người mà đôi khi nó cũng gây trở ngại, khó khăn cho cuộc sống người dân nơi đây, nhất là lúc nước lên, ngập lụt cánh đồng. Lúc ấy, con người Nam Bộ muốn có cuộc sống yên ổn đòi hỏi họ phải có bản lĩnh, chinh phục tự nhiên, hoặc nương vào tự nhiên để sống. Đó là cách ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên. Trước những khó khăn do sông nước gây ra, con người Nam Bộ có những cách ứng xử khác nhau để đảm bảo cho cuộc sống của mình, đồng thời để mình đỡ vất vả hơn.

Trong Một cuộc biển dâu, Sơn Nam miêu tả một cánh đồng ngập tràn nước.

Nước mênh mông, nước dậy đùng đùng, nước ngập lênh láng, đến nỗi, con người chết không có chỗ chôn. Trong cảnh ngộ đó, con người Nam Bộ ứng xử với sông nước bằng cách bó xác người chết lại, neo ở đáy ruộng. Đợi nước giựt mới hốt xương đem chôn:

“Vùng ruộng sạ này có khác! Bờ bến ở tận chơn trời, nước tuy cạn nhưng có thể giết người, nạn nhân dầu lội giỏi, vượt năm bảy ngàn thước cũng không tìm được một căn nhà sàn, một ngọn tre mà nương tựa” [353, tr.143].

Ngay từ buổi đặt chân đến vùng đất Nam Bộ này, con người đã phải thích ứng với môi trường để tạo dựng một không gian sống phù hợp mà trong đó việc cư trú là việc đầu tiên những lưu dân phải quyết định. Việc chọn địa bàn cư trú ven sông đã tạo thuận lợi cho việc di chuyển bằng đường thủy, phù sa sông rạch bồi đắp quanh năm thuận lợi cho việc dẫn thủy nhập điền, tưới tiêu ruộng đồng, nơi ở thoáng mát cùng bao tiện ích của cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Đi dần xuống miền Tây Nam Bộ, người ta thấy làng xóm ở đây thường bị chia cắt bởi sông nước chằng chịt. Nhà cửa được xây cất dọc theo bờ sông, con lạch, mật độ dân cư thưa thớt, chỉ có những nơi giao nhau của các con sông mới đông nhà cửa. Do địa hình vùng đất Nam Bộ thường thay đổi sau mỗi mùa nước lũ nên họ thường thay đổi chỗ ở, thấy chỗ này sống không được thì họ chuyển sang chỗ khác, khai phá đất mới để làm ăn. Bởi vậy, người dân miền Tây Nam Bộ thường có tính cách “mở đất” hơn là “giữ đất”.

Không gian thiên nhiên miền Tây hoang vu và có nhiều thú dữ nên việc cất nhà cũng phải tính đến sự an toàn cho con người. Trong truyện Đánh cọp Gò Quao, Sơn

Nam đã cho ta biết cách ứng xử của người dân buổi đầu khai phá Rạch Giá như sau: “C lựa mấy vàm rạch nhỏ, chèo ghe vô tuốt trong ngọn cùng mà cất chòi (…) Vài người lo xa, đốn cây rào chung quanh chuồng heo. Sợ nhứt là khi mình ra ruộng, cọp lén vào nhà bắt con nít. Lần đó, cọp tới sân nhà tôi, chạy vòng quanh tìm cách vô nhà (…) Chừng đó, lối xóm ai cũng hoảng sợ, xây thêm hàng rào chung quanh nhà” [354, tr.137].

Những căn nhà lá ở Nam Bộ nằm giữa khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tạo thành một bức tranh dân dã, hài hòa. “Đôi mươi mái nhà lá, vài ba gốc dừa không trái: ngọn Xẻo Bần xơ rơ như vậy đó. Chung quanh là cánh đồng cò bay thẳng cánh nhưng đầy năn kim, ô rô, cỏống. Cỏ long bong, trích, cúm núm bay lượn tối ngày.” [351, tr.76].

Thứ hai, ta hãy tìm hiểu cách ứng xử của người Nam Bộ đối với tự nhiên qua việc ăn uống và cách nấu nướng của lưu dân thời khẩn hoang. Chuyện ăn uống của người dân Nam Bộ cũng có nhiều nét khác với người dân Bắc Bộ, Trung Bộ. Trong tác phẩm Cá

tính Nam Bộ, Sơn Nam đã viết: “Có người sơ kết: người ở Bắc Bộ kén chọn thức ăn, như là kén chọn chữ nghĩa, thưởng thức từng câu thơ, món ăn nào ra hương vị nấy; người miền Trung ăn thật ít, nhưng thật ngon, theo kiểu vua chúa. Người ở Nam Bộ không kén cho lắm, thích loại rau rừng.” [337, tr.173].

Thức ăn của người Nam Bộ rất đa dạng, ngoài những món ăn quen thuộc trong cả nước như thịt, cá, người Nam Bộ còn thích dùng những thứ có sẵn tại địa phương mình: bông điên điển, bông súng, bông so đũa, kèo nèo, bồn bồn, lục bình, rau đắng, đọt sộp, đọt vừng, củ năn kim, ngành ngạnh, sen…: “Vào mùa mưa, khi nước dâng cao thì cỏ “bồng bồng” tự nhiên mọc lên. Loại cỏ này khá cao lớn, lá xanh mướt, thân mềm mại, luộc chấm mắm nêm ăn khá ngon.” [370, tr.228].

Điều dễ nhận thấy nhất ở người Nam Bộ trong ẩm thực là họ ăn rất nhiều rau, đây là loại thức ăn có sẵn ở vùng sông nước, ao hồ, ruộng vườn rất dễ tìm không cần nhiều thời gian chế biến, có loại chỉ cần hái vào rửa sạch là ăn được. Người ta có thể ăn các loại rau từ rau đắng, rau dền, rau răm, cải xanh, tía tô, hành, hẹ, ngò gai… đến các loại cây bông như: bông điên điển, thiên lí… Hầu hết các loại rau đó đều có sẵn ở chung quanh nhà: “Kiếm rau ngổ rau răm về cho nhiều, gần lung sen, rau mọc hoang cảđám” [365, tr.16].

Còn cá nhiều quá, lớp ăn lớp bỏ mà cũng không hết: “Vừa rồi, ông Tư Huỳnh vừa dạy tôi cách ăn cá sặc rằn nướng, “mỗi con ăn hai đũa”. Ta cứ cầm đũa, giẻ một bên, đưa vào miệng rồi thì trở con cá, giẻ thêm đũa nữa, giẻ xong, cứ quăng cái xương cá… Tôi ngậm ngùi nhìn đống xương cá vun lên khá cao, nếu rỉa cho kỹ, trong đống xương đó còn dính một kí lô cá.” [351, tr. 72].

Nam Bộ đúng là vùng đất mà thiên nhiên ban tặng cho con người, là vùng đất hứa được thiên nhiên bù đắp lại cho những gian khó mà người lưu dân phải chịu đựng: “ đây, nhiều bữa tôi ăn rùa trừ cơm, ăn độn với cơm như người ta ăn khoai lang. Ăn thét rồi ngán quá. Rùa nướng, rùa rang, rùa nấu cháo, rùa xào lá cách, lá lốt. Riết rồi ăn gan, ăn trứng, bỏ thịt.” [365, tr.16].

Ở Bắc Bộ, hầu như không có chuyện ăn cá, rùa, rắn… trừ cơm bởi sản vật thiên nhiên ở đây không được dồi dào như ở Nam Bộ. Họ thường phải tự làm ra thức ăn cho mình hơn là khai thác nguồn lợi có sẵn trong tự nhiên như ở miền Nam.

Cái đói là nỗi ám ảnh của những con người nghèo khổ ở nông thôn Bắc Bộ, là nguyên nhân gây ra cái chết của hàng triệu người vô tội trong nạn đói kinh hoàng năm Ất dậu (1945). Trong nạn đói kinh hoàng ấy, bao người dân phải sống trong cảnh cơ cực, cảnh ngộ bi đát, đẩy những số phận đáng thương ấy trên bờ vực thẳm của cái chết. Xung quanh họ, đâu đâu cũng thấy thần chết đang rình rập và mỗi giây mỗi phút trôi qua lại có biết bao người chết vì đói. Cái chết len lỏi vào cuộc sống của họ rõ rệt qua từng ngày .

GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét như sau: “Nếu như tác phẩm của Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, thì ở tác phẩm của Nam Cao lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính của con người đang bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, thui chột đi, huỷ diệt đi.”1

Nam Cao đã phơi bày nếp sống khốn cùng của tầng lớp bần cùng ở nông thôn, về những người nghèo, tận dưới đáy của cái nghèo mà một trong những cái khổ lớn nhất, bi ai nhất của người nghèo, là cái đói. Đọc truyện Nam Cao, chúng ta thấy cái đói gần như là một chủ đề chính của ông, ông viết nhiều về nó, rất sinh động, bất cứ ai đọc tác phẩm của ông cũng đều cảm thấy xót thương trước những bất hạnh của người khác.

Truyện ngắn Nam Cao ít chứa đựng nụ cười nhưng lại có nhiều tiếng khóc của những phận đời bất hạnh. Một bữa no là một tiếng khóc như thế. Trong truyện Một bữa no, bà của cái Tývì đói quá mà phải bịa lý do đi thăm cháu để được chủ nhà cho ăn. Lâm vào thế kẹt, chủ nhà đành phải mời bà vào ăn chung mâm nhưng chỉ để cho bà thật ít cơm. Người ta ăn để mà sống, còn bà ăn để mà chết. Vì đói khát mà có những người nông dân phải đổi nỗi khổ về vật chất lấy nỗi nhục về tinh thần, từ bỏ cả lòng tự trọng và nhân cách con người.

Khác với cái chết no của bà cái Tý, lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên đã chết vì cái đói. Lão không muốn trở thành gánh nặng cho con, không muốn liên luỵ đến chòm xóm, vì vậy sau một thời gian dài chỉ ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má… lão đã tự kết thúc đời mình bằng ít bả chó. Cái chết của lão Hạc là cái chết của người cha đầy tình thương dành cho con. Thương con nên ông muốn chết đi càng sớm càng tốt vì

“bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu. Tiêu lắm chỉ chết nó. Tôi bây giờ có làm gì được đâu?”.

Trong đối xử giữa con người với nhau, tình người cũng không còn. Một người chồng, người cha trong gia đình giết chó nuôi trong nhà để làm thịt ăn nhậu đã là điều tàn nhẫn, còn đành bỏ mặc vợ con thèm thuồng đói khát, không chừa lại cho một miếng nào:

“Người mẹ xịu ngay xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không. Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đập như một người giẫy chết, tay cào xé mẹ. Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rức khóc. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cùng khóc theo” (Trẻ con không được ăn thịt chó).

Trong truyện của Nam Cao, ta gặp khá nhiều chi tiết về miếng ăn và cái đói. Người ta cũng phân biệt đối xử nhau trong vị trí ngồi ăn. Anh cu Lộ (Tư Cách Mõ) bị hàng xóm

coi thường, không chịu cho anh ngồi chung bàn. Anh tự ngồi ăn hết một bàn tiệc để trả đũa về hành vi kỳ thị trong ăn uống.

Nhận vật của Nam Cao không ngừng kêu đói:

“-Bu ơi con đói…

Lần này là lần thứ mười, thằng cu bé chạy vềđòi ăn…” (Nghèo)

Miếng ăn là miếng nhục, nó không chỉ bào mòn nhân cách tầng lớp nông dân ít học mà nó cũng không tha cả những con người có học, như các nhân vật trong truyện ngắn Sống mòn. Thỉnh thoảng, ta cũng gặp Nam Cao miêu tả chuyện nhậu nhẹt nhưng

đằng sau cuộc nhậu thường kéo theo những chuyện không mấy vui vẻ. Chí Phèo uống rượu để quậy phá dân làng. Cánh đàn ông ăn nhậu say sưa trong khi “Trẻ con không được ăn thịt chó”.

Con người miền Tây sống gắn bó, dựa vào thiên nhiên để tận dụng những ưu đãi của nó. Giữa con người và thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết, chịu ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Thực ra, đây cũng là triết lí vạn vật nhất thể, sống hòa đồng với cỏ cây, muôn thú, thuận theo lẽ tự nhiên mà Lão - Trang đã chủ trương. Triết lý sống này ai cũng biết nhưng làm thế nào để biến nó thành một hình tượng sinh động? Điều này ít nhiều phải nhờ đến tài văn chương của Sơn Nam. Nhà văn đã cụ thể hóa cái triết học cao siêu ấy thành những hình tượng rất đỗi quen thuộc trong đời sống của người dân ở miền Tây Nam Bộ.

Như truyện ngắn Cao khỉ U Minh, trong bữa nhậu, chủ nhà Tư Huỳnh ép nhân vật “tôi”

phải ăn cá thật nhiều, mặc dù khách năm lần bảy lượt nói là đã quá no, không ăn nổi. Độc

Một phần của tài liệu truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa học (Trang 72 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)