Nam Bộ thời giao lưu, tiếp xúc với phương Tây trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc

Một phần của tài liệu truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa học (Trang 112 - 123)

1 Thuỵ Khuê Bình Nguyên Lộc, đất nước và con người.

3.2. Nam Bộ thời giao lưu, tiếp xúc với phương Tây trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc

Nam và Bình Nguyên Lộc

Do vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu với phương Tây, Nam Bộ có điều kiện tiếp xúc với phương Tây sớm hơn so với Bắc và Trung Bộ. Ảnh hưởng văn minh phương Tây ở Nam Bộ, vì vậy, cũng sớm và sâu đậm hơn nơi khác nhưng mặt khác,

1 Tô Hoài-“ Bức tranh lịch sử của người mở cõi phương Nam” (http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/70053/html”) hoa-Giai-tri/70053/html”)

giao lưu, tiếp biến với văn minh phương Tây lại gắn liền với hai cuộc xâm lăng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trên vùng đất này. Sơn Nam chú ý nhiều hơn đến cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, còn Bình Nguyên Lộc lại quan tâm đến quá trình đô thị hóa ở miền Nam thời Mỹ đổ bộ vào miền Nam.

3.2.1. Sơn Nam: đau buồn trước sự xâm lăng của thực dân Pháp

Công cuộc khai hoang đang tiến hành với nhiều khổ nhọc, người lưu dân chưa kịp hưởng thụ những thành quả lao động mà mình làm ra thì giặc Pháp tràn vào. Trong bối cảnh đó, nhà văn Sơn Nam có nhiều ưu tư, lo lắng cho vận mệnh của đất nước đang chìm đắm dưới ách cai trị của thực dân Pháp và sinh mệnh của người dân vô tội:“... Tây

trở lại chiếm gần tới Rạch Giá. Chúng đã nhảy dù xuống biên giới Việt Miên gần núi Sam, Châu Đốc. Dân chúng sục sôi căm hờn tập trung lại ngọn Cái Bác để bày mưa kế. Có đến trên ba mươi thanh niên tình nguyện đi bắt sống bọn Tây nhảy dù ở cách xa quê nhà hằng trăm cây số.” [ 372, tr.89].

Thời Pháp cai trị, thuế thân là một biểu hiện rõ nét của sự tham lam và ác độc của bọn thực dân, với loại thuế đánh vào chính con người này, chúng đã đẩy cuộc sống vốn nhiều khó khăn của người dân vào chỗ khốn cùng, không còn đất sống: “Mấy năm rồi, nghèo quá, nói thiệt thầy thương giùm, tôi chưa đóng nỗi giấy thuế thân. Tôi nghĩ mình ở một chỗ không có đi đâu, vài bữa thì ra ngoài xóm, tới tiệm Chệt mua rượu uống cho ấm bụng, vậy thôi. ” [ 361, tr.14]

Hình ảnh những người dân hiền lành, vô tội bị chết một cách oan ức, được nhà văn Sơn Nam tái hiện lại trong truyện ngắn Miễu bà Chúa Xứ: “Không ai dám bước khỏi nhà. Họđoán rằng có người bị giết và tiếng súng sát nhơn nọ là của Tây. Sáng hôm sau, vài người bạo dạn ra dò xét. Họ kéo mấy cái thây người dưới đìa lên, chôn cất kỹ lưỡng gần bờ thềm. Từđó, đêm nào đêm nấy giống nhau. Cứ quá nửa đêm dân chúng phải cắn răng, nuốt lệ mà nghe súng nổ.” [372, tr. 147].

Trong truyện ngắn Sông Gành Hào, Tây kiểm lâm Rốp khinh rẻ người Việt Nam, cho rằng người Việt không bằng các dân tộc khác, điều này làm chú Tư Đức đau lòng và đó cũng là nỗi đau chung của một dân tộc bị áp bức: “Chú có điều gì giỏi hơn tôi đâu mà hòng dạy tôi? Chú TưĐức buồn bực vô cùng khi thấy ông kiểm lâm Rốp khinh rẻ người

Việt Nam ra mặt”. Hay ở truyện Nhứt phá sơn lâm thì đó là nỗi lòng của ông Tư Châu Xương và những người đồng nghiệp của ông khi nghe cặp rằng Be nói: “Xứ này, xứ của Tây”. Nghe vậy, ông Tư Châu Xương nói ôn tồn: “Mình dốt nát không biết tích Gia Long tẩu quốc, tích Tây đánh thành Long Hồ, nhưng chắc chắn mình không bao giờ nói một câu quá trật lất như thằng cặp rằng đó”. [372, tr. 364].

Nếu như trong đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên, người lưu dân đã gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng đối đầu với mọi trở lực của thiên nhiên, thì khi đối mặt với kẻ thù xâm lược, tinh thần ấy một lần nữa lại được phát huy cao độ. Nhà văn Sơn Nam thường viết về những người dân hiền lành, lương thiện nhưng khi đề cập lòng yêu nước thì họ là những tấm gương sáng: ông Từ Thông trong Hòn Cổ Tron, ông Sáu Bộ trong Đảng Cánh Buồm Đen, Lục cụ Tăng Liên, hương quản Hem trong Chiếc ghe ngo, chú Tư Đức

trong truyện Sông Gành Hào… là những điển hình cho mẫu người vừa nêu.

Ông Từ Thông (Hòn Cổ Tron) không muốn chứng kiến cảnh giặc Pháp xâm

chiếm quê nhà nên đã chọn cuộc sống cô độc ngoài hòn Cổ Tron, quanh năm làm bạn với sóng biển, mây trời. Không giúp gì được cho đất nước nên trong lòng ông vẫn mang mối ưu hoài, tủi thân vì mình “không bằng con chim đỗ quyên đêm hè kêu khắc khoải”.

Khi nghe người thông ngôn nói những tin tức trong đất liền thì một nỗi buồn len vào tâm trí ông: “Một mối buồn len vào tâm não ông Từ Thông. Ông nghe gió thổi bốn bề, lạnh lùng. Lương tri như rực sáng nhắc nhở ông món nợ gì đối với đồng bào, giang sơn. Không giúp nước được thì ít ra ông cũng cần biết những gì xảy ra đau buồn trong nước. Cây có cội. Nước có nguồn. Chim có tổ. Cá có hang. Đôi mắt già của ông Từ Thông ngẩn ngơ nhìn muôn lớp sóng cồn. Ông hổ thẹn, tủi bấy phận mình không bằng con đỗ quyên đêm hè kêu khắc khoải”. [351, tr.17].

Không làm trái đạo của một người dân, cuộc sống của ông Từ Thông giữa trời nước bao la lúc bấy giờ rất đáng trân trọng. Người đời sau ví ông như “một cái vỏốc xà cừ lấp lánh”. Có thể nói, hình ảnh ông Từ Thông là một trong những điểm sáng của lòng

yêu nước trong sáng tác của Sơn Nam.

Không chỉ có ông Từ Thông, mà bất cứ người dân Nam Bộ có lương tri nào cũng muốn giương cao lòng yêu nước bằng cách thức và hoàn cảnh cụ thể của riêng

mình. Đó là những người nông dân ở miệt Xẻo Bần xa xôi dù không được học hành, hiểu biết gì nhiều nhưng họ đã sẵn sàng hy sinh cả tính mạng cho đất nước trong những ngày khởi nghĩa tháng Tám: “Năm 1945, cả xóm ngọn Xẻo Bần không nấu xà bông nữa. Họ phải lo chuyện khác cao cả hơn. Nhưng ý nghĩa của cuộc chiến đấu mới nào có gì lạ hơn là làm cho dân giàu nước mạnh, phát triển nội hóa. Có lẽ vì lý do đó mà họ hăng hái hơn ai hết. Vì họđã thấy rõ một lần rồi.” [351, tr.63].

Đó còn là hình ảnh ông Sáu Bộ trong Đảng Cánh buồm đen. Sau những năm

tháng đi tầm sư học đạo trên núi Cô Tô, ông đã hiểu ra lời của một vị đạo sĩ già: không thể tìm một thứ đạo pháp nào khác để tu thân lánh đời giữa thời buổi mạt pháp này được. Ông Sáu Bộ được đạo sĩ truyền cho cây roi và đường quyền Lưu Thủy. Nhờ võ nghệ cao cường, ông trở thành chúa đảng Cánh buồm đen, hùng cứ từ Cà Mau đến Hà Tiên. Tuy nhiên Đảng của ông: “Tuyệt không được xâm phạm tài sản của người chài lưới ở ven biển. Hai kẻ thù chánh cần đánh đổ không nương tay là đoàn tàu “đoan” của Tây và ghe buôn lậu Hải Nam.” [351, tr.72].

Khi về già, nghe tin giặc Tây trở lại xâm chiếm nước ta, ông Sáu Bộ bỗng nhiên xuất hiện sau nhiều năm mai danh ẩn tích. Ông mong muốn truyền dạy võ nghệ cho đám thanh niên đang nô nức đi đánh giặc, góp phần vào đại cuộc của đất nước. Nhưng thời thế đã đổi thay, cây roi và đường quyền của ông không còn hữu dụng cho cuộc chiến đấu chống lại giặc Pháp, vốn được trang bị với súng đạn tối tân. Ông lão đành ngậm ngùi nói với đám thanh niên: “Ừ. Làm gì thì làm, miễn dùng nó được thì thôi. Thiếu củi nấu cơm, chặt khúc nó mà chụm, lão đây cũng không tiếc.” [351, tr.76].

Những người trai kiêu hùng ra đi khắp bốn phương trời, ít ai được trở về xóm cũ. Riêng thân phận ông lão thì: “chết vì không chịu tản cư, lưu lại một tình cảm lạ lùng, khó dứt khoát đối với những ai chưa hiểu rõ hoàn cảnh đặc biệt của phần đất Cà Mau tận cùng này.” Câu chuyện ngậm ngùi, cảm động toát lên được không khí hào hùng của dân

Nam Bộ trong những ngày khởi nghĩa kháng chiến chống Pháp và tinh thần yêu quê hương đất nước thắm thiết của họ.

Đó còn là tâm trạng của Lục cụ Tăng Liên, hương quản Hem trong truyện ngắn

dự cuộc đua ăn mừng ngày quốc khánh của Pháp, ngày lễ chẳng liên quan gì đến dân tộc mình. Lục cụ phân vân: “Nếu không tuân lệnh quan trên thì có tội là chống lại với nhà nước Lang Sa, còn chưa đến mùa nước nổi, chưa đến lệ thường mà đua ghe là trái với tục lệ, mất cả ý nghĩa thiêng liêng.” [351, tr.99].

Và còn đau lòng hơn nữa khi ghe của chùa đoạt giải mà phần thưởng lại là lá cờ tam sắc, cờ của giặc Pháp. Lục cụ Tăng Liên đau lòng lắm: “Lục cụ không nói nửa tiếng, nuốt nước miếng như cố nén chút gì tủi nhục, xót xa. Hồi lâu, cụ lắc đầu, cười xòa rồi đỡ chú phó hương quản đứng dậy. Hai người bước ra sân. Một quang cảnh náo nhiệt diễn ra: bao nhiêu trai tráng đang nằm trên bãi cát, trên đất bùn” [351, tr.69]. Và với thân

phận của người dân mất nước, Lục cụ tự an ủi: “Thôi. Mình cứ lấp đất lại cho chiếc ghe đó yên thân, khỏi bận hồn người xưa.”

Hình ảnh giặc Pháp tàn phá quê hương yêu dấu, giết hại những người dân hiền lành, vô tội một cách dã man đã để lại trong lòng người đọc lòng căm thù giặc cao độ, qua đó gợi lên lòng yêu nước, thương dân. Đặc biệt, những hình ảnh này, chúng ta chỉ có thể thấy được trong những truyện ngắn của Sơn Nam, điều mà chúng ta ít thấy được trong những truyện ngắn của nhà văn Bình Nguyên Lộc.

3.2.2. Bình Nguyên Lộc: Trầm ngâm trước những biến đổi do chiến tranh và quá trình đô thị hóa Nam Bộ thời Mỹ đến

Đặt chân đến một chân trời mới với bao ước mơ và hy vọng, những thế hệ đầu tiên đã đổ mồ hôi ra khai phá đất hoang thành ruộng vườn để lại cho con cháu. Cuộc khẩn hoang chưa hoàn tất, giấc mộng lớn chưa thành thì chiến tranh tràn đến, tàn phá tất cả thành quả đã được dựng nên bằng mồ hôi, nước mắt của họ. Nhà cửa ruộng vườn còn ghi dấu công lao của bao đời Tổ tiên đã phải chìm trong khói lửa: “Làng cháy, bà con ơi! Chị Tư Sâu kêu lên. Mọi người đều dòm về phía dưới. Họ im lặng nhìn…Đó là cả một đời cần cù dành dụm đang biến ra tro. Cả hai ba thế hệ gầy dựng đang sụp đổ. Cả một quá khứ nặng trĩu truyền thống đang tiêu tan để biến thành những cái gì mới lạ họ chưa biết mà vẫn mong mỏi” [433, tr.373].

Thực dân Pháp đặt chân lên đất Nam Kỳ hàng trăm năm và sau đó chẳng bao lâu thì Mỹ đến, thêm hai mươi mấy năm nữa. Cả khoảng thời gian dài đó, đất nước ta ngập chìm

trong khói lửa chiến tranh. Những người nông dân hiền lành, chân chất bỗng nhiên bị cuốn vào cơn lốc oan nghiệt và khốc liệt của chiến tranh, chịu đựng bao khổ đau trong thời chiến tranh loạn lạc mà chữ nghĩa vô tình không làm sao nói hết được:“Giặc giã suốt hai mươi mấy năm trời rồi mà thạnh trị cái khỉ khô gì! Ông Sáu đã chứng kiến giai đoạn người mình nổi lên chống Pháp vào những năm 41, 42, 43 đã chứng kiến giai đoạn Nhựt Bổn bạo hành, giai đoạn ta tổng khởi nghĩa, giai đoạn ta đánh nhau với Pháp.” [400, tr.24].

Trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, các nhân vật bỏ làng ra đi vì nhiều lý do khác nhau, nhưng lý do quan trọng nhất, có lẽ chính là vì chiến tranh. Người dân Việt tan tác khắp nơi, có kẻ vùi thây nơi miền đất lạ, không còn dịp nào nhìn thấy lại quê hương. Có người bỏ thành thị chạy về miền quê để lánh nạn, có người lại bỏ quê chạy về thành, trong số đó có những cô thôn nữ mà trước đây suốt đời chỉ biết quanh quẩn ở xó bếp, vườn rau, không hề biết chiến tranh loạn lạc là gì và sau cuộc chiến chinh, loạn lạc, kẻ mất người còn, bao đổi thay làm tăng thêm nỗi ngậm ngùi:“Nhớ cuối năm 1945, đầu năm 1946, hễ khuya thì dân làng nấu cơm ăn để “chạy Tây”; ăn xong, mang cơm nước theo lên rừng, ở mãi tới chiều mới về. Như vậy từ tháng này tới tháng khác, mọi công việc đều làm ban đêm, kể cả gặt lúa nữa, cực khổ không biết bao nhiêu.” [ 433, tr 164].

Nếu trước đây, người dân quê không muốn rời bỏ làng xóm vì sợ những cạm bẫy chốn thị thành mà họ khó lòng đối phó, do vậy, họ thường ở mãi một nơi, luẩn quẩn có khi cả đời người trong lũy tre hay bên dòng sông chốn quê nhà: “Chúng ta muốn làm cát bụi ở thôn quê, vun quén cho lúa cho khoai, mấy ai muốn kiếp sau của mình được làm cát bụi đô thành, ngộp thở dưới lớp cách xi-măng cốt sắt, giam hãm trong mùi xăng nhớt” [432, tr.57], thì giờ đây hoàn cảnh đã khác, vùng quê bị chiến tranh tàn phá, họ

phải tìm về thành phố để lánh nạn.

Cuộc sống bẩn chật trong những xóm nghèo song song tồn tại bên sự xa hoa, lộng lẫy của Sài Gòn, nơi được gọi là “Hòn ngọc viễn Đông”. Quán bar, vũ trường mọc lên như nấm sau cơn mưa rào và những cô gái nông thôn khoác áo thị thành để có được những đồng đô la làm cho những giá trị văn hóa, đạo đức dân tộc bị mai một: “Nó học Ăng-lê, làm nữ chiêu đãi trong hiệu sang trọng và có chồng hẳn hoi. Chồng nó là một Mỹ kiều, đẹp trai. Chàng này “chịu chơi” lắm. Nó cưng con Lương, bắt buộc con Lương

dẫn nó về nhà, ra mắt cha vợ. Nó trợ cấp cho vợ và cha vợ một số tiền khá to, hàng tháng. Còn gì vui mừng cho bằng. ” [370, tr.92].

Hạnh phúc, ước mơ chốn quê nghèo nhỏ nhoi, đơn giản như thân phận thấp hèn của họ, thế nhưng khi những mơ ước ấy không thực hiện được sau bao nhiêu thế hệ gian khổ chờ đợi, mối dây ràng buộc họ với làng quê yếu ớt dần, người dân quê dễ dàng bị cuốn vào cơn lốc của thời đại. Cùng với dòng người chạy loạn chiến tranh, rất nhiều kẻ bỏ làng ra đi với ước mơ làm cuộc đổi đời nơi đô hội. Từ thành thị đến nông thôn, tất cả đều đang chuyển động dữ dội trước những đổi thay của đời sống mới, kéo theo những bất ổn về nhiều mặt mà đạo đức suy đồi là dễ thấy nhất.

Những người cố giữ lấy cái cũ, ra sức bảo vệ những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc thường đã lớn tuổi, rồi đến lúc nào đó họ sẽ chết, sẽ mang theo xuống mồ những giá trị văn hóa mà họ muốn bảo tồn cho dân tộc. Có được mấy người còn sống theo luân lý cổ truyền “công, dung, ngôn, hạnh”, sống cuộc sống thanh bần nơi xóm nhỏ?

Xã hội văn minh kiểu Tây phương trên mảnh đất Nam Bộ mang hơi thở của xa hoa vật chất, lạnh lùng. Nó tập cho người dân thói quen mua sắm và hưởng thụ: “Tiếng gọi của thị thành réo rắt lắm, và gái quê, những cô gái nghèo khổ, cực nhọc, cô nào cũng có mộng ra thành thị cho sung sướng tấm thân. Hén là tượng trưng của xa hoa, của đời sống dễ dàng ở các châu thành lộng lẫy, hơn thế, nó lại quyến rũ gái làng ra đi.”

[434, tr.1020].

Cơ cấu gia đình, làng xóm bền chặt bao đời bị xáo trộn và tan biến, tất nhiên bản sắcvăn hóa dân tộccũng bị xói mòn không ít: “Trong vòng mười năm nay bọn trai trẻ trong làng, không biết đầu óc nghĩ thế nào mà chúng nó cứ bỏ làng mà đi. Kẻ đi làm thầy, người đi làm thợ. Mà hễ mỗi lần chúng nó về thì có đứa trong làng xin đi theo. Cứ như vậy mà số trai trẻ, những cánh tay cuốc đất trong làng cứ sụt lần.” [434, tr.1022].

Chạy trốn những cơ cực ở thôn quê, khao khát một đời sống giàu sang chốn thị

Một phần của tài liệu truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa học (Trang 112 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)