1 Nguyễn Mạnh Trin h Bình Nguyên Lộc, nhìn từ con người và tác phẩm.
2.4. Nghệ thuật thể hiện không gian văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc
Nam và Bình Nguyên Lộc
2.4.1. Những câu chuyện mang phong vị dân gian của Sơn Nam - “ông già Nam Bộ” Trong tác phẩm của Sơn Nam, ngoài cái không khí nghĩa tình, hào hiệp, ông còn làm người đọc thích thú vì đã khéo léo đan cài vào các câu truyện của ông tính chất hài hước, dí dỏm, có khi ngấm ngầm, có khi vui nhộn chẳng khác chi truyện tiếu lâm. Tính trào phúng dường như đã thuộc về năng khiếu bẩm sinh của ông già Nam Bộ, được thể hiện trong cách nhìn nhận sự vật, trong việc chọn lọc chi tiết, xây dựng tình huống và cái cười bật lên một cách tự nhiên .
Để gây cười, người ta còn có lối nói “ba xạo” hay “nói dóc” rất thông dụng trong dân chúng. Lối nói phóng đại, nói quá, một thủ pháp nghệ thuật thường được dùng trong nghệ thuật dân gian, như trong chuyện kể, ca dao, hò, vè…Điển hình nhất của lối nói này là chuyện cười Bác Ba Phi, thủ pháp này được Sơn Nam khai thác triệt để trong suốt kho truyện của ông mà nay có nhiều người bắt chước.
Trong cách nói quá mà Sơn Nam áp dụng vào truyện, người đọc vẫn phải thầm phục sự hiểu biết khá sâu sắc của ông về vùng đất mà ông đã sống. Hơn nữa, ông đã tô đậm trên trang viết của mình đúng cái kiểu cười, kiểu bỡn cợt, bông đùa của người nông dân, điều đã góp phần đáng kể tạo nên sắc thái rất riêng trong tính cách của người Nam Bộ.
Theo lời kể của Sơn Nam, khi Hương rừng Cà Mau, tập truyện ngắn đầu tiên của
ông ra đời, có nhiều lời khen ngợi từ các nhà văn, các nhà phê bình. Tuy nhiên, với Sơn Nam, quan trọng nhất vẫn là lời nhận xét từ người bác của ông, lúc ấy đã chín mươi tuổi:
“Thằng này nói dóc nghe được quá. Nói dóc có căn cứ”. Sơn Nam bảo: “Phải rồi, truyện ngắn, truyện kể gì gì đó đều là loại hư cấu. Nhưng hư cấu có căn. Có căn cứ là mang cốt lõi hiện thực. Lời nhận xét của bác Hai khiến tôi hãnh diện với thâm tâm mình” [ 364, tr.38]. Điều này có lẽ đã ảnh hưởng không nhỏ đối với phong cách Sơn
Nam, khiến ông vững tin tiếp tục những truyện kể về Nam Bộ. Nghe như nói dóc song lại mang cốt lõi hiện thực về miền đất mới Nam Bộ lạ lùng, kỳ bí. Riêng những sáng tác Sơn Nam miêu tả thiên nhiên Nam Bộ, chúng ta thấy gần gũi dáng nét những câu chuyện của Bác Ba Phi, dù một bên là những truyện ngắn, bên kia là những truyện cười dân
gian. Có sự gần gũi vì cả hai, nhà văn Sơn Nam và Bác Ba Phi, đều kể về vùng U Minh, miền đất chót cùng của đất nước, trẻ nhất trong cuộc khẩn hoang về phương Nam.
Bác Ba Phi thuộc lớp hậu duệ của những tiền nhân đi khai mở đất rừng U Minh. Cả quãng đời, mà đặc biệt là thời tuổi trẻ của Bác Ba Phi, là quá trình khai phá đất rừng U Minh nguyên sinh, vốn rất hào phóng mà cũng lắm khắc nghiệt. Những câu chuyện cười của ông, truyện nào cũng mang lại cho người nghe trước hết là tiếng cười sảng khoái, rất đặc hiệu Bác Ba Phi, đồng thời nó còn ẩn chứa biết bao điều lạ lùng của miền đất mới, tính hào hiệp của lớp người đi mở đất, tính cách đặc trưng của người Nam Bộ và lòng yêu thương thiên nhiên và con người của ông.
Bác Ba Phi và Sơn Nam đều ca ngợi sự trù phú của miền Tây Nam Bộ qua những chi tiết về sản vật thiên nhiên phong phú: với mật độ xuất hiện dày đặc (Săn heo, Chiếc tàu rùa…), với kích cỡ phi thường (Câu cá sấu,Cây tràm và con nai…), với chất
lượng đặc biệt (Giống nếp Cò Hương, Chim chóc dạn dĩ…).
Người Nam Bộ dựa vào những hiểu biết về thiên nhiên để sống, để tồn tại. Nên dù phải đối mặt với biết bao nguy hiểm, thử thách của thiên nhiên, khí hậu rừng U Minh nhưng Bác Ba Phi vẫn vượt qua tất cả bằng tinh thần lạc quan, ý thức chiếm lĩnh thực tại tự nhiên của con người. Đọc lại truyện cười Bác Ba Phi như Bắt heo rừng, Cọp xay lúa…phần nào chúng ta hiểu thêm về một vùng đất tận cùng của Tổ quốc, hiểu thêm về
con người Nam Bộ nói chung, Tây Nam Bộ nói riêng. Những đặc sản, sự trù phú giàu có của đất miền Tây phần nào đã thể hiện trong truyện cười của Bác Ba Phi. Đấy cũng có thể là những khát vọng chân chính của những người nông dân miền Tây Nam Bộ sống trong một vùng đất nhiều ưu đãi của thiên nhiên nhưng cũng không ít gian khó. Người đọc vẫn biết đấy là những câu chuyện thật ít, bịa nhiều nhưng họ vẫn mê, vẫn tìm đọc, vẫn muốn nghe Bác Ba Phi kể. Có thể khẳng định rằng qua các câu chuyện kể, Bác Ba Phi là người rất am tường, gắn bó và hơn hết là một tình yêu với vùng đất cuối phương Nam nên mới có thể miêu tả đầy hào hứng và có phần trào lộng như thế. Bác Ba Phi là người có khiếu kể chuyện vừa thu hút, vừa ấn tượng khiến cho người nghe tưởng là thật với khuôn mặt “tỉnh bơ”.
Điểm thứ hai tạo nên sự gần gũi giữa truyện ngắn Sơn Nam và truyện kể Bác Ba Phi còn là ở hình tượng người kể chuyện, hình tượng tác giả, khi kể về thiên nhiên Nam Bộ, hiện lên như những người già từng trải đời, nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là yêu mến, gắn bó thiết tha với miền đất mới.
Trung thành với lối kể chuyện theo mô típ chuyện dân gian của người miệt vườn, đôi lúc phóng đại câu chuyện theo kiểu chuyện Bác Ba Phi, Sơn Nam dẫn người đọc về thế giới rất riêng của vùng sông nước, và cách dựng truyện cũng theo lớp lang, tuần tự theo thời gian, không phải truyện nào cũng đặc sắc, nhưng trong mỗi truyện đều có những chi tiết rất ấn tượng. Ông đã có những truyện ngắn hay như Mùa len trâu; Hương rừng; Hát bội giữa rừng; Đảng xăm mình...
Cả hai, Bác Ba Phi và nhà văn Sơn Nam, đều là những con người được nuôi dưỡng bởi những hạt phù sa của sông Cửu Long, cùng yêu thương nơi mình đã sinh thành. Tất cả hoá thành những câu chuyện viết về thiên nhiên và con người miền đất mới. Dù là chuyện cười hay là truyện ngắn, Bác Ba Phi và Sơn Nam đều giúp người đời sau hiểu và yêu thương hơn đất và người miền Tây Nam Bộ.
Sơn Nam đi đây đi đó nhiều, nhất là đi ngao du khắp miền Hậu Giang, thu thập rất nhiều kinh nghiệm sống. Sơn Nam rút tỉa những nhận xét đầy kinh nghiệm sống và ý chí khắc phục thiên nhiên của họ trong công việc mở rộng chiều dài của đất nước. Rồi Sơn Nam thể hiện những điều ghi nhận của mình qua những cụ già trong truyện ngắn của ông.
Truyện ngắn Sơn Nam thường viết về những ông già, đó là những người trải nghiệm cuộc đời với những hạnh phúc và cay đắng, biết đối nhân xử thế vì thấy rằng cuộc đời mỗi người có hạn, lại phải đối mặt với mưu sinh. Trong nhiều câu chuyện của Sơn Nam, ta thường thấy quan hệ giữa nhân vật người già, am hiểu vùng đất truyền kinh nghiệm cho nhân vật trẻ, người từ xa mới đến, chẳng hạn như các nhân vật ông Hai Kiểm (Bốn cái ngu), Ông Năm (Ông già xay lúa), Ông Tư (Thơ núi Tà Lơn), ông Năm
Hên (Con sấu cuối cùng)…
Những nhân vật của Hương rừng Cà Mau cũng nhiều nét khác thường độc đáo.
khi cũng có trí phán đoán sâu sắc. Nghe ông già Năm xay lúa luận chuyện thời tiết, đất trời trong chuyện Ông già xay lúa hay nghe ông mù Vân Tiên bàn về chuyện cá ăn câu trong Người mù giăng câu, chúng ta mới thấy được cái học ở đời sống cũng quan trọng
chứ không phải chỉ có học ở trường lớp, vì đó là những trải nghiệm thu lượm được từ cuộc sống hàng ngày .
Đặc biệt cảm động là trong truyện Tháng chạp chim về, Sơn Nam viết về tâm sự của một ông lão lúc gặp lại con chim già sói. Tháng chạp chim về là câu chuyện cảm động về con chim già sói nặng nghĩa tình với vùng đất mà nó sinh sống. Trước sự tàn sát của con người, dần dà các loài chim bay đi tìm nơi khác để sinh sống, tuy nhiên vẫn có vài con chim trở về chốn cũ, như còn lưu luyến chút tình xưa. Kết truyện, một người làm nghề giết chim năm xưa, nay đã là ông lão, nhìn con chim già sói đậu trên ngọn cây gòn, bùi ngùi: “Ông Tư nhìn nó. Có lẽ ông nghĩ đến phận mình mà nảy sinh bao mối cảm hoài. Trong con tim già, qua thời gian, giờđây chắc chắn đã lắng xuống hết bao hung bạo của thời xuân xanh của ông và của đất nước hoang vu. Giữa ông và con chim nọ, không còn oán thù.” [352, tr.284].
2.4.2. Cảm quan tinh tế của Bình Nguyên Lộc – người con xứ Đồng Nai
Bình Nguyên Lộc rất có tài quan sát cảnh vật thiên nhiên. Ông cảm nhận cảnh vật quê mình bằng cả tấm lòng yêu quí thiết tha. Ông mở rộng các giác quan để thưởng thức và miêu tả cảnh đẹp nông thôn Nam Bộ. Ông thường hay quan sát rất tỉ mỉ các loài thảo mộc. Ở vùng quê hương ông, có rất nhiều cây dầu, đây là cảnh rừng dầu lông vùng Tân Uyên: “Nếu cây trắc giống như người già háp, lâu lớn, cằn cỗi, cây sao giống một người mạnh mẽ vừa tầm thì cây dầu giống một anh cao lỏng khỏng, y phục lại đơn sơ. (...) Rừng dầu thưa, thân dầu suôn đuồn đuột vươn mình lên cao mãi tận đâu. (...) Trên lớp lá dầu tròn, xòe ra như cánh quạt bông dầu nhuộm hồng cả khu rừng. Bông dầu lông đỏ lợt, lấm tấm những điểm trắng rất đẹp. Họđạp lên những lá dầu kêu rôm rốp. Trên đầu họ ong kêu vù vù là muôn ngàn người đương trò chuyện trên ngọn cây. Những miệng dầu bịđốt, hả miệng đen ngòm dưới gốc cây” [433, tr.256].
Ông dùng thủ pháp so sánh tu từ để miêu tả hình ảnh cây sao có những đường nét sống động và gần gũi với con người. Nhà hoạ sĩ Bình Nguyên Lộc đã dùng nhiều gam
màu để miêu tả cây dầu: nhuộm hồng, đỏ lợt, điểm trắng, đen ngòm. Ngoài ra, ta còn nghe
âm thanh của rừng dầu: kêu rôm rốp, ong kêu vù vù, muôn ngàn người đương trò chuyện.
Không chỉ cây cối mà chim muông cũng được nhà văn miêu tả rất tài tình. Ông thường dùng lối so sánh tu từ để bổ sung ý nghĩa và màu sắc cho sự vật. Ông tả con chim bói cá trong truyện Rừng mắm rất sinh động: “Nó theo dõi con chim thầy bói ấy từ nãy đến giờ, chờđợi cái phút này đây. Thật là huyền diệu, sựđứng yên được một chỗ trên không trung, trông như là chim ai treo phơi khô ngoài sân nhà. Chim thầy bói nghiêng đầu dòm xuống mặt rạch giây lát rồi như bịđứt dây treo, nó rơi xuống nước mau lẹ như một hòn đá nặng. Vừa đụng nước nó lại bị bắn tung trở lên như một cục cao su bị tưng, mỏ ngậm một con cá nhỏ” [434, tr.648].
Không chỉ có con mắt tinh đời mà Bình Nguyên Lộc còn có đôi tai cũng rất thính. Nhân vật Huấn (Hai buổi giậm cù) có khả năng phân biệt giữa tiếng gió và tiếng lá: “Ở đây mới rõ thật là gió có tiếng riêng của nó, không nhờ gì hết. Nắng càng xuống, gió càng lên và tiếng gió vù vù càng nổi dậy. Nhà chòi kêu răng rắc như sập đến nơi, Huấn nghe như mình ngồi trên thuyền, giữa biển cả, trong một cơn dông tố. Má anh rát dưới những cái tát mạnh của gió: khoé mắt anh nóng rực như bị banh bét ra.” [434, tr.912].
Bình Nguyên Lộc rút từ kinh nghiệm nhìn, ngắm, suy nghĩ, sống thật của mình để rồi làm ra tác phẩm nghệ thuật: ông không chịu dừng lại ở nhận xét bề ngoài của hiện tượng, mà ông còn tìm cách bóc vỏ, để vào sâu hơn, tìm đến bản chất, đến cơ năng bên trong của hiện tượng, của những thực thể như lá, gió, nắng, rừng, đất, nước... Những thực thể ấy hiện diện quanh ta, nhưng không mấy ai chú ý đến. Bình Nguyên Lộc nhìn, nghe mọi vật dưới những góc độ khác nhau: ông để ý đến đời sống riêng của chúng, và chính cái đời sống riêng này, quan trọng hơn đời sống vô cảm mà ta cấp cho nó. Cho nên ông để ý đến cả hành động cỏn con của một thằng bé năm tuổi muốn “nhốt gió”, đến tiếng “trở mình của lá chết”, tiếng “đất hả họng khát nước”, tiếng “đồng hồ bụng” của anh Chím
Rắc báo hiệu đã đến trưa, tiếng phổ ky hát: “Vách bên trái cà phê không đậm, nhớ lược bằng vợt mới nghe không?”, “Người nầy ba muỗng đường, người kia một muỗng rưỡi thôi” v.v... Tất cả những tiếng tầm thường của đời sống, được ông nghe và ghi lại.
Ðiểm thứ nhì, ông dùng âm thanh tiếng Việt để tạo âm thanh, tạo tiếng động mà không cần đến sự trợ giúp nào khác. Tiếng Việt Nam Bộ của Bình Nguyên Lộc giàu âm thanh hơn tiếng Bắc nhiều: rụp rụp, rôm rả, rôm rốp, tươi rói, mỏng lét,... Sự láy âm, láy ý đã biến ngôn ngữ từ chức năng thuần tuý diễn tả, sang chức năng tạo tiếng, tạo hình. Và Bình Nguyên Lộc đã sử dụng khả năng này một cách tài tình khiến những quang cảnh, hiện tượng mà ông mô tả trở thành những cảnh sinh động.
Bình Nguyên Lộc thường “nghe”, ghi lại tiếng sự vật bằng tiếng Nam chân chất, thô mộc, làm nổi bật tính gồ ghề trong ngôn ngữ và âm thanh của ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, ví dụ với một cuộc đua ghe trên sông Ðồng Nai, Bình Nguyên Lộc cũng có thể vận dụng ngữ âm như yếu tố chính để thực hiện cuốn phim có âm thanh nổi:
“Bây giờ sông nổi sóng. Mũi ghe rẽ nước vo vo. Giầm chém xuống mặt sông làm bắn nước lên trắng như bọt thác.
Phèng! - Hè!”
Âm thanh, mùi vị, không khí, tất cả trộn lẫn vào nhau để thành một cảm giác khác lạ nhưng thú vị: “Ởđây có những tiếng động, những âm thanh, những mùi vị quen thuộc và rất thân yêu mà chàng mến thích. Mùi bánh bao hấp từ các xửng dưới lò bốc lên, mùi cà phê rịn ra từ những chiếc vợt đầu tiên trong ngày, tất cả những tiếng và hơi ấy tạo thành một không khí mà Kỳ rất thích…” [434, tr.1063].
Các thủ pháp so sánh và nhân cách hóa được tác giả sử dụng nhiều lần, có nơi còn khuôn sáo, có chỗ khá độc đáo, mới lạ. Tả quang cảnh một cách sống động có lẽ là một trong những sở trường của Bình Nguyên Lộc. Trong một đoạn văn khác, tác giả viết: “Trời càng trưa. Nắng xuống đầy đồng. Huấn khó chịu vì mắt anh, khi ngó ra ngoài, không được nghỉ ngơi đâu hết. Không một đám xanh, không một bóng mát. Xa xa, vài cây tràm ốm tong teo đứng lên như vài cây trụ cặm làm ranh ruộng. Cùng với nắng, gió nổi lên càng nhiều. Gió ồạt tới không biết từđâu, cũng không biết đi vềđâu, không ghé qua chòi thiếu vách này giây phút nào hết. Huấn có cảm tưởng rằng vì gió lớn quá, xô ngã rạp hết không có gì đứng lên được trong cảnh trơ trụi này.”[ 434, tr.814].
Nếu hương rừng của Sơn Nam toả ra ngào ngạt từ muôn ngàn đóa bông của những cây tràm cây đước mọc lên giữa biển nước thì rừng của nhà văn Bình Nguyên Lộc là những cây dầu, cây sao cao ngất ngưởng ở miền Đông: “Trên lớp lá dầu tròn, xòe ra như quạt, bông dầu nhuộm hồng cả khu rừng. Bông dầu lông đỏ lợt, lấm tấm những đốm trắng rất đẹp. Họđạp lên lá dầu kêu rôm rốp. Trên đầu họ ong kêu vù vù như là muôn ngàn người đương trò chuyện trên ngọn cây. Những miệng dầu bị đốt, hả miệng đen ngòm dưới gốc cây. Bông dầu đỏ cứ mưa xuống lào rào, hương thơm ngào ngạt..”
[433, tr.356].
Khi miêu tả, nhà văn Bình Nguyên Lộc thường dùng lối so sánh và nhân cách hóa sự vật một cách rất ngộ nghĩnh, mới mẻ, đôi khi như cách nhìn sự vật và tưởng