Tính cách con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc

Một phần của tài liệu truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa học (Trang 149 - 181)

1 Thuỵ Khuê Bình Nguyên Lộc, đất nước và con người.

4.1. Tính cách con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc

Vùng đất Nam Bộ quả thật là quà tặng của thiên nhiên cho người miền Nam với đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hoà… Vùng đất này đã sản sinh ra những con người có những tính cách rất đặc trưng của vùng miền. Tính cách người Nam Bộ vẫn là tính cách của người Việt Nam: yêu nước, chân thật, hiếu khách… đồng thời có những nét riêng chỉ ở người Nam Bộ mới có. Sau đây là những tính cách đặc trưng của người Nam Bộ được thể hiện qua truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc.

4.1. Tính cách con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc Nguyên Lộc

4.1.1. Con người trọng nghĩa – hào hiệp

Trọng nghĩa là tính cách nổi bật của người Nam Bộ. Đó là những con người hào hiệp, nghĩa khí, phóng khoáng…Tính cách này đã được Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc thể hiện rất rõ nét trong nhiều truyện ngắn của hai ông. Nhà phê bình Đặng Tiến trong bài Sơn Nam, Việt Nam – viết lúc nhà văn Sơn Nam vừa qua đời – có nhận xét: “Đạo nghĩa là nhân ái, thủy chung. Nhân ái không những với đồng hương Miệt Vườn, đồng bào Việt tộc, đồng loại nhân sinh, mà còn nhân ái với cảnh vật, kể cả con cá sấu khó thương.” 1

Mở đầu tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, một trong những tác phẩm được xem là tiêu biểu và thành công nhất của nhà văn Sơn Nam, là bài thơ Thay lời tựa của

chính Sơn Nam đã được nhiều người ca ngợi. Bài thơ diễn tả tâm tình và cuộc sống của những người đi khai hoang ở vùng đất tận cùng của đất nước, trong đó, có dẫn một câu chữ Hán duy nhất có thể nói lên quan niệm ứng xử của lưu dân với các mối quan hệ xã hội mà Sơn Nam tâm đắc và đưa vào bài thơ:

Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, Tới Cà Mau - Rạch Giá Cất chòi, đốt lửa giữa rừng thiêng... 1Đặng Tiến – “Sơn Nam, Việt Nam (www.diendantheky.net/2011/08/son-nam-viet-nam.html)

Muỗi, vắt nhiều như cỏ, Chướng khí mù như sương.

Câu thơ cô đọng “Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả” được một nhân vật trong truyện

của ông phát biểu lần nữa để khẳng định cho tinh thần nghĩa hiệp này: “Vì đất nước chớ đâu phải vì danh vì lợi. Sách có chữ: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, Lâm nguy bất cứu mạc anh hùng.” [352, tr.261]

Trong một công trình biên khảo, nhà văn Sơn Nam giải thích rõ hơn về chữ “nghĩa” này: “Nghĩa là nghĩa khí, tiêu biểu cho nghĩa khí là ông Quan Vân Trường không lợi dụng quyền thếđể lấn hiếp kẻ yếu, không giết kẻ té ngựa, ăn ở thủy chung, dám liều thân vì nghĩa lớn, không nói xấu kẻ vắng mặt. Quan niệm “điệu nghệ” tạo ra một kiểu anh hùng, một người quân tử bình dân. Cánh cửa của đạo và nghĩa luôn luôn mở rộng để đón tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo, dĩ vãng tốt hay xấu”.

[337, tr.120].

Phong thái hiệp nghĩa, anh hùng mã thượng chính là lý tưởng sống của đấng trượng phu. Đó là người thấy chuyện bất bình thì nhảy vào can thiệp mà không cần đền đáp lại, không cần trả ơn. Dáng dấp của họ thấp thoáng hình ảnh của những tay hảo hán chọc trời khuấy nước, trọng nghĩa khinh tài mà những lưu dân rất ngưỡng mộ như trong thơ cụ Đồ Chiểu:

Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm người thếấy cũng phi anh hùng.

(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

Có người nói rằng, ở mỗi người dân Nam Bộ hiền lành, quê mùa chất phác luôn có sẵn một anh Lục Vân Tiên trong lòng, khi thấy chuyện chướng tai gai mắt thì anh Lục Vân Tiên đó lại xông ra quyết tâm tiêu diệt cho bằng được chuyện “bất bằng” chỉ với sự can trường mà không đòi hỏi một sự đền đáp nào.

Tính nghĩa khí của người Nam Bộ còn được tìm thấy trong nhiều sách sử và cả trong những áng hùng văn cổ. Nhận xét về tính cách của người Nam Bộ xưa, sách Đại Nam nhất thống chí của Sử quán nhà Nguyễn có viết: “Tục chuộng khí tiết, trọng nghĩa khinh tài. Học mà vụng về văn chương. Nhà nông thì chăm chỉ lúc khởi công, sau khi đã cấy thì không làm gì cả, được mùa hay mất mùa nhất thiết nhờ trời. Kỹ nghệ thì thô lỗ, đồ dùng thì đều vụng mà chắc, hay dùng đồ vật nước ngoài.” [162, tr.243].

Trong Gia Ðịnh thành thông chí, Trịnh Hoài Đức cũng cho rằng: “Vùng Gia Ðịnh nước Việt Nam đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo đói rét, nên dân ưa sống xa hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời. Gia Ðịnh có vị trí nam phương dương minh, nên người khí tiết trung dũng, trọng nghĩa khinh tài.” [55, tr.211].

Còn miền Hậu Giang là vùng đất được khai phá sau cùng. Trước cảnh rừng hoang, nhiều thú dữ, họ cần phải sống nương tựa vào nhau mới có thể tồn tại được. Chính cái bí ẩn của thiên nhiên còn hoang sơ với đầy rẫy những hiểm nguy, bất trắc là sợi dây liên kết những con người xa lạ lại với nhau, khiến họ cần phải sống nương tựa vào nhau, tất cả hết lòng vì nhau. Bởi họ ý thức được rằng: trước điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như thế, chia rẽ là chết. Dù còn nhiều trở ngại trong cuộc mưu sinh ở vùng đất mới nhưng cuộc sống ở đây tương đối dễ dàng hơn so với cuộc sống ở vùng đất cũ nên cá tính, tâm lý của những lưu dân cũng dần dà biến đổi, trở nên rộng rãi, phóng khoáng hơn. Hơn nữa, trong cuộc đấu tranh gian khổ với thiên nhiên, người lưu dân luôn luôn cần có bè bạn để giúp đỡ nhau để vượt qua khó khăn. Nhu cầu sinh tồn này dần dà cũng tạo ra cho những lưu dân tính nghĩa hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người chẳng may lâm nạn.

Để mô tả tính chất nghĩa khí của con người thời xưa, Sơn Nam hay viết về mối nguy hiểm mà lưu dân thường gặp phải là những loài ác thú gây hại cho con người như cá sấu, cọp…. và trong hoàn cảnh đó, bao giờ cũng có những con người dám đương đầu với hiểm nguy xuất hiện đúng lúc: ông Năm Hên, chú Tư Đức…

Đối với ông Năm Hên (Con sấu cuối cùng), nghề bắt sấu có thể làm giàu được

nhưng ông không màng thứ phú quý đó. Hễ nghe đâu có sấu hoành hành đe doạ mạng sống con người là ông tìm đến. Hôm con dâu ông cai tổng Hy bị sấu ăn thịt, có người đã ngã giá trên hai trăm đồng và sở hữu hai lượng vàng trong bụng sấu thì mới chịu ra tay. Nhưng với ông Năm Hên thì lại khác. Vài bữa sau, ông hỏi han kỹ lưỡng rồi xin phép bắt sấu không phải vì số vòng vàng trong bụng nó như người ta nghĩ mà ông chỉ muốn giết sấu để giảm bớt tai hoạ cho dân làng, để giải oan cho những vong hồn bị “hùm tha sấu bắt ở đầu ghềnh cuối bãi”. Ông Năm Hên là nhân vật tiêu biểu cho lớp người dám

đương đầu với những thách thức của vùng đất hoang Nam Bộ thuở xưa.

Đây là cảnh bắt sấu đầy mưu trí và dũng cảm của ông Năm Hên: “Sấu hả miệng hung hăng đòi táp ổng. Ổng đút vô miệng sấu một khúc mốp. Sấu táp lại, dính chặt hai hàm răng: như mình ngậm một cục mạch nha quá lớn, muốn hả miệng cho rộng để nhả

ra cũng không được. Ông Năm xách cây mác, nhắm ngay sau lưng sấu mà xắn nhè nhẹ để cắt gân đuôi. Đuôi sấu bị tê liệt. Thế là mình yên trí, lấy dây cóc kèn trói thúc ké hai chân sau của nó lại; chừa hai chân trước để nó bơi tiếp với mình.” [352, tr. 228].

Nếu như truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh hạ đượm vẻ huyền bí, ma quái, thì truyện Sông Gành Hào dựng nên một cảnh hùng tráng về hai cha con chú Tư Đức chiến đấu với con sấu dữ. Truyện kể lại chuyện ông Tây kiểm lâm Rốp được tiếng nhân từ vì không hay đi bắt các ghe xuồng chở củi lậu thuế và hay đọc sách về đạo Phật (thật ra, do sợ cá sấu nên kiểm lâm Rốp không dám đi lại trên sông). Một đêm xuồng của chú Tư Đức chở củi đi qua bị ông bắt, nhưng không có tiền nộp nên ông Rốp cho cha con chú ở đậu tại nhà dưới của đồn kiểm lâm, cơm ăn không tính tiền, bù lại hai cha con ông phải làm cỏ, quét nhà. Nhờ gan dạ, liều lĩnh, có sáng kiến độc đáo, hai cha con chú Tư Đức đã quần thảo với con sấu dữ tợn trên sông và cuối cùng đã hạ được nó. Việc làm của cha con chú đã khiến ông quan Tây phải thay đổi suy nghĩ và thái độ của mình trước những người nông dân có vẻ khờ khạo này: “Giỏi quá! Chú Tư giỏi quá! Thằng nhỏ gan quá! Nó bị bịnh rét mà còn mạnh quá! Tôi mời hai cha con vô đồn.” [354, tr. 259].

Ngoài ra còn có các nhân vật như: ông Hai Cháy và ông Năm Tự trong Con heo khịt đã chiến đấu một mất một còn với con heo rừng luôn phá hoại mùa màng để trừ hoạ

cho dân làng ở ven rừng Ngã Bát; Ông đạo Tư trong Ông Thầy rắn, ông thầy Hai Rắn

trong Cây huê xà, ông Năm Hên trong các truyện Bắt sấu rừng U Minh hạ và Con sấu cuối cùng đã đơn độc chiến đấu với loài thú dữ. Hoặc hai cha con chú Tư Đức trong Sông Gành Hào cũng có tài chống lại loài sấu làm cho ông Tây phải xá tay khâm phục…Những con người vừa kể trên được bà con ngưỡng mộ, tôn vinh như những anh hùng và việc làm của họ được truyền tụng về sau như những huyền thoại dân gian. Ông Cai Thoại tuy đã chết nhưng còn để lại chiếc áo rách, mỗi khi cọp về quấy nhiễu, người ta tin rằng mùi mồ hôi trên áo của ông cũng đủ sức làm cọp kinh hãi: “Họ mặc áo của ông Cai, quát to cố ý cho cọp nghe. “Đi ra xa! Thử hửi mồ hôi thì biết ta là ai!” Thế là cọp rút lui. Lần hồi, chiếc tàn y nọ rách nát. Người đi rừng bèn xưng danh hiệu, vắn tắt: - Tao là Cai Thoại đây! Mười lần như một, cọp đều chạy trốn.” [361, tr.79]

Những con người ấy ít khi ở một chỗ nhất định, vì còn nhiều nơi cần đến họ, và bản thân họ cũng không muốn vướng bận vào vòng danh lợi, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống thong dong, tự tại của họ: “Tôi đi Gò Quao để bắt rắn trong cái lò gạch của cậu Ba

Chiêu. Lò gạch bỏ hoang hơn mười năm rồi. A! Nếu mến tôi thì trả giùm tiền rượu mà tôi còn thiếu bà bán quán. Tôi không bao giờ có tiền trong mình, chỉ có chút ít âm đức của ông bà để lại mà sống với đời.” [352, tr.343].

Trong các truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Con sấu cuối cùng, Sông Gành Hào… những người hùng diệt sấu cứu dân như Năm Hên, Tư Đạt… đều xuất thân từ

cảnh nghèo, cơ hàn áo vải. Nghèo nhưng nhân hậu, hào hiệp và nghĩa khí, tấm lòng người dân Nam Bộ luôn ngời sáng dù trong lớp áo vải sờn rách. Nhân nghĩa, yêu thương đồng bào là truyền thống quý báu được ươm mầm và đâm chồi nảy lộc trong cuộc sống dân dã, quê mùa của người Nam Bộ.

Bắt sấu, bắt cọp nơi sông sâu, rừng thẳm là nghề nguy hiểm, có khi phải đổi cả tính mạng nhưng vì sự sống của con người trên đất mới, việc phải đương đầu, đối phó với hiểm nguy chính là sự chọn lựa bắt buộc của những người như Năm Hên, Tư Đạt. Cũng từ khoảng cách mong manh giữa sự sống và cái chết của người dân trước dã thú, sự can đảm và tài nghệ của họ đã trở thành huyền thoại, nay tuy đã lùi vào quá khứ nhưng hình ảnh của họ vẫn tỏa sáng mãi trong tâm thức của người Việt trên đất phương Nam.

Trọng nghĩa khinh tài là một nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Nam Bộ từ xưa đến nay. Trong truyện ngắn của Sơn Nam, hội tụ những con người xa lạ, thường là không cùng dòng họ, xóm làng, không cùng quê hương bản quán nhưng họ luôn thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó, đùm bọc, yêu thương quý trọng lẫn nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong tinh thần “Tứ hải giai huynh đệ”. Họ giúp nhau vì tình người, thương cảm những ai lâm vào cảnh khốn khó và xem đó là bổn phận của mình mà không hề suy tính thiệt hơn.

Trải qua những cuộc khai phá, từ những cánh rừng bạt ngàn, sông ngòi chằng chịt đến những vùng đất bồi lắng phù sa, ông cha ta đã tạo nên vùng đồng bằng với ruộng đồng cò bay thẳng cánh, miệt vườn xum xuê cây trái, những kênh rạch dọc ngang, tấp nập xuồng ghe và những xóm làng rộn vang nhịp sống. Tất cả tạo nên một Nam Bộ với bản sắc và cá tính riêng, những cá tính ấy không khác mấy so với đặc tính chung của dân tộc Việt nhưng mang đậm màu sắc địa phương tạo nên những nét riêng không thể lẫn lộn với vùng đất nào khác của Tổ quốc.

Với người Nam Bộ, tình nghĩa vừa là nguyên tắc được coi trọng trong giao tiếp, vừa là yêu cầu của xã hội đối với mỗi con người. Dựa vào tình nghĩa, người Nam Bộ có cách đánh giá riêng, người nào sống có tình, có nghĩa thì được mọi người tôn trọng, ngược lại sẽ bị coi rẻ, không xứng đáng cho mọi người giao tiếp.

Ở mức độ cao hơn về nhân cách, họ biết sống vì người khác và hy sinh cho cộng đồng, cho thế hệ tương lai. Trong truyện ngắn của Sơn Nam, người đọc có thể gặp rất nhiều nhân vật sống và ứng xử với tinh thần trọng nghĩa, đạo lý cơ bản của những người nghèo khổ thời khẩn hoang. Đó là những nông dân Nam Bộ nhân hậu, vị tha, hết lòng cưu mang, che chở cho người nghèo phải tha phương như ông bà Hai Tích trong Một cuộc biển dâu; là sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Tư Châu Xương với anh Tư Bình Thuỷ

trong Nhứt phá sơn lâm; của lão Bích với Tư Hưng trong Chuyện rừng tràm… và còn rất

nhiều những con người sống đầytình thâm nghĩa cảkhác.

Một cuộc biển dâu là truyện ngắn tiêu biểu của Sơn Nam ngợi ca tình cảm tốt đẹp

của con người trước những tai hoạ xảy ra trong cuộc sống. Giữa mùa nước lũ, trâu không có cỏ ăn, người chết không có đất chôn, ông bà Hai Tích phải chứng kiến cảnh đau lòng: lão Bích, ba thằng Kìm trút hơi thở cuối cùng giữa biển nước mênh mông của vùng ruộng sạ thuộc tỉnh Long Xuyên. Nghe thằng Kìm thuật lại hoàn cảnh của cha nó, ông Hai thở dài, gọi bà Hai nấu thêm cơm cho thằng Kìm cùng ăn. Thấy nó khóc, bà cũng rưng rưng nước mắt rồi hết lời an ủi, lo “chôn cất” chu đáo cho cha nó và còn lập bàn thờ cầu siêu cho vong hồn người bạc mệnh.

Ở vùng đất mới phương Nam, người ta sống chan hoà thân thiện, dễ kết tình bằng hữu với nhau. Chỉ một đêm tâm sự, qua quyển Quốc văn giáo khoa thư mà hai người

vốn xa lạ, Tư Có và thầy phái viên báo Chim trời, có dịp ôn lại kỷ niệm thời ấu thơ, khi còn cắp sách đến trường. Bây giờ lớn tuổi, làm ăn rày đây mai đó, người thích cái thú ở quê, kẻ lận đận chốn thị thành nhưng họ vẫn nhớ đến quê nhà, nhớ trường học, nhớ làng xưa. Họ thành tri kỷ của nhau vì với họ “chốn quê hương là đẹp hơn cả”.

Hai Cần trong truyện ngắn Vẹt lục bình là một thanh niên không lấy được vợ vì

quá nghèo, sống trong vùng khỉ ho cò gáy của xứ Cà Mau. Tình cờ, Hai Cần gặp một cô gái ở miệt Cần Thơ, miền gạo trắng nước trong, rồi đem lòng cảm mến. Lão Ngượt, một nông dân trong xóm, thấy vậy động lòng muốn giúp đỡ, tình nguyện dẫn Hai Cần đến

nhà cô gái, mặc dù phải vượt qua chặng đường gian khổ, thậm chí phải hy sinh cả chiếc xuồng trong biển lục bình mênh mông của vùng giáp nước nhưng họ vẫn không nản chí.

Bất cứ nơi đâu cũng có thể nhận ra tấm lòng nhân ái mộc mạc, đơn sơ của người

Một phần của tài liệu truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa học (Trang 149 - 181)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)