IV- Gồm các địa bàn còn lạ
1. Khi ký kết hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà Thầu cần đưa thêm điều khoản nghiệm thu thanh thoán khối lượng công việc theo tháng ( ít nhất
khoản nghiệm thu thanh thoán khối lượng công việc theo tháng ( ít nhất là 28 ngày), sự biến động giá cả tạo ra những tác động chi phối của các yếu tố đầu vào như giá vật liệu, thông thường cơ cấu vật liệu chiếm 60%- 80% giá thành xây dựng, nên giá cả vật liệu tăng 1% thì đã làm ảnh hưởng đáng kể đến giá thành xây dựng. Do chi phí dành cho nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong các công trình xây dựng, trong đó giá thép, xi măng, cát đá lại chiếm đáng kể, do đó hiện tượng giá thất thường không chỉ làm thiệt hại đến lớn đến doanh nghiệp xây dựng mà còn làm xấu đi môi trường đầu tư.
Bảng 2.6 Bảng giá những vật liệu chính
Đơn vị tính: đồng
STT Tên NVLXDchính Biến động giá qua các năm
T10/2008 T11/2009 %09/08 T11/2010 %10/09
1 Xi măng 840.000 885.714 5.443% 1.014.545 14.55%
2 Đá 132.000 120.000 -0.09% 170.000 41.6%
3 Thép cuộn 1.200.000 1.105.000 -7.92% 1.400.920 26.78%
( Nguồn số liêu: Tổng Cục Thống kê)
Từ biểu đồ biến động giá của một số nguyên vật liệu chính cho thấy thời gian gần đây, giá nguyên vật liệu xây dựng không ngừng tăng cao gây khó khăn cho không ít dự án của Doanh nghiệp xây dựng. So với năm 2008 thì năm 2009 hầu như giá các loại nguyên vật liệu có xu hướng giảm xuống nhưng không đáng kể, đối với xi măng thì giá năm 2009 là 885.714 nghìn đồng/1 tấn tăng 5,443% so với năm 2008. Năm 2010 thì giá cả của chúng lại tăng cao do ảnh hưởng của lạm phát gây ra biến động giá, đặc biệt là đối với mặt hàng đá thì giá năm 2010 là 170.000 nghìn đồng/m3 tăng 41,67% và với mặt hàng thép cuộn thì giá năm 2010 là 1.400.920 đồng tăng 26,78% so với năm 2009. Do đó nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành được theo tháng cập nhập được sự thay đổi giá thị trường và giúp cho Nhà Thầu thi công chủ động trong công tác điều chỉnh dự toán khi có sự biến động về giá cả thị trường.