VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
2.1.1 Khái niệm và vai trò của định mức nói chung.
Các hoạt động xây dựng: từ hoạt động tư vấn, khảo sát, thiết kế đến xây dựng, đều cần có định mức.
Mức (ngôn ngữ phổ thông thường gọi định mức) được hiểu là tiêu chuẩn, quy định (cho phép) tối đa và nguồn lực: Lao động, vật tư, tiền vốn, thời gian lao động,…để hoàn thành một công việc, nhiệm vụ, chức năng, một khối lượng sản phẩm nhất định trong điều kiện tổ chức sản xuất cụ thể.
Định mức xây dựng dùng để dự trù các nguồn nhân lực cho công việc, để cấp phát cho sản xuất. Khi chưa bắt tay vào việc xây dựng, định mức dự toán (ĐMDT) dùng để dự trù vật liệu, nhân lực, máy thi công và tiền vốn, trong sản xuất xây dựng, định mức chi tiết ( Định mức kỹ thuật) dùng để tổ chức, quản lý sản xuất.
Định mức kinh tế - kỹ thuật: quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
Định mức kỹ thuật và định mức dự toán thuộc phạm trù định mức năng suất. Người ta dùng các định mức như là phương tiện để so sánh, đánh giá phương án trong xây dựng, như số ca máy cho 1 mét dài cọc khoan nhồi tùy theo đường kính…
Nhiệm vụ công tác định mức kỹ thuật là dùng phương pháp khoa học, tiên tiến để nghiên cứu, tính toán xác định quan hệ giữa số lượng sản phẩm với sự tiêu hao cần thiết về nhân lực và vật lực, định ra một tiêu chuẩn hợp lý trong sản xuất xây dựng, phát hiện và sử dụng một cách đầy đủ nhất mọi khả năng tiềm năng trong quá trình sản xuất để ngày càng hoàn thiện và phát triển nền sản xuất xã hội, không ngừng tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm.
Định mức là một hoạt động thực tiễn trong việc xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật nói chung. Định mức xuất hiện trong mọi lĩnh vưc, từ các doanh nghiệp tư nhân, các công ty, nhà máy, xí nghiệp cho đến các cơ quan quản lý nhà nước, từ
lĩnh vự kinh doanh cho đến hoạt động sản xuất, nghiên cứu, quản lý,.. Mỗi lĩnh vực hoạt động đều đã xây dựng cho mình những định mức riêng, đồng thời cũng áp dụng các định mức chung do nhà nước quy định để dễ dàng hơn trong công việc tính toán chi phí( như chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nguồn lực khác..), giúp nhà nước quản lý tốt hơn sự hoạt động của các doanh nghiệp, cũng như các doanh nghiệp quản lý tiết kiệm, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, giúp các nhà đầu tư trong việc so sánh đánh giá từ đó quyết định phương hướng đầu tư,..
Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm , hạ giá thành sản phẩm là điều kiện chủ yếu và quyết định để một doanh nghiệp phát triển. Muốn sản xuất phát triển thì nhất thiết doanh nghiệp phải hoàn thiện về tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, phương thức quản lý, chiến lược kinh doanh đáp ứng mọi như cầu cho xã hội trong nền kinh tế thị trường,… Bộ phận chính để thực hiện tổ chức lao động hợp lý là phải hoàn thiện công tác định mức kinh tế- kỹ thuật.
Định mức kinh tế - kỹ thuật là tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn do Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp hoặc bộ phận sản xuất quy định, nó phản ánh trình độ về điều kiện sản xuất của tổ chức sản xuất trong từng giai đoạn nhất định. Định mức kinh tế - kỹ thuật dùng để khống chế việc sử dụng tiền vốn, vật tư, thiết bị, máy móc, nhân lực một cách hợp lý. Trong hoạt động quản lý vận hành các hệ thống thủy lợi, thì định mức kỹ thuật là tiêu chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa sự tiêu dùng nguồn tài nguyên (nhân lực, máy móc, thiết bị xây dựng) với số lượng sản phẩm có chất lượng, hợp quy cách trong điều kiện tổ chức sản xuất cụ thể.