HẠNCHẾ VÀ CÁC NGHIÊNCỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ của agribank chi nhánh mạc thị bưởi (Trang 78 - 80)

t Sig Collineariy Saisics

5.3HẠNCHẾ VÀ CÁC NGHIÊNCỨU TIẾP THEO

Nghiên cứu đã có những đóng góp tích cực cho Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi trong việc tìm hiểu các yếu tốtác động đến sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên bài viết cũng có một số hạn chếnhư sau:

- Thứ nhất, vềđối tượng nghiên cứu: đối tượng tác giả nghiên cứu là khách hàng cá nhân với những đặc tính riêng về nhu cầu sản phẩm dịch vụ nên kết quả nghiên cứu không thể ứng dụng đồng loạt cho tất cả các khách hàng. Nghiên cứu này có thể lặp lại với khách hàng là doanh nghiệp như vậy có thểđánh giá được tổng quát sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng. Do đó, đây là một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

- Thứ hai,về phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu chỉ hạn chế ở các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh nên chưa thểđánh giá tổng quát vềđánh giá của khách hàng ở những chi nhánh khác và một số địa phương khác và các khách hàng tiềm năng chưa sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Đây cũng là một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

- Thứ ba, qua phân tích hồi quy có hệ số RP 2

Pđiều chỉnh là 0,515có nghĩa là 51,5%

biến thiên sự hài lòng của khách hàng được giải thích bởi 6 biến độc lập trên, còn 48,5% biến thiên sự hài lòng của khách hàng được giải thích bởi các nhân tố khác không có trong mô hình. Do đó cũng là một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về sự hài lòng của khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, ngoài các biến của thang đo trên,

cần nghiên cứu bổ sung thêm biến quan sát độc lập vào mô hình giữa chất lượng dịch vụ

và sựhài lòng để mô hình hồi quy có mức độ phù hợp cao hơn.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài nghiên cứu có thể tiến hành với sốlượng mẫu lớn hơn, phạm vi nghiên cứu rộng hơn và ứng dụng cho các lĩnh vực khác như bảo hiểm, giáo dục, bệnh viện…vốn có sựtương tác chặt chẽ giữa khách hàng và nhà cung cấp theo

KT LUN

Sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng là yếu tố rất quan trọng và cũng là mục tiêu mà nhiều ngân hàng thực hiện vàhướng tới trong tương lai.

Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng nói chung, việc khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử

dụng dịch vụ có ý nghĩa rất quan trọng xuất phát từ tính chất tương tác giữa khách hàng và ngân hàng cũng như những tác động tích cực mà ngân hàng có được.

Trên cơ sở áp dụng các thang đo cấu thành của nhân tố chất lượng dịch vụ, mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng và mô hình sự hài lòng khách hàng của Parasuraman. Tác giả cũng xác định được các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng, lượng hóa được sự tác động của từng nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng, xây dựng mô hình nghiên cứu đầu tiên về sự hài lòng của khách hàng tại Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi. Thông qua nghiên cứu tác giả tìm được các nhân tố cấu thành và thứ tự của sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ của Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi như sau: sự đáp ứng, giá cả, sự hữu hình, sự tin cậy, sự đảm bảo và sự cảm thông.

Kết quả nghiên cứu trên là nguồn dữ liệu đáng cậy cho chiến lượcmarketing ngân

hàng và định hướng phát triển của ngân hàng và giúp cho ngân hàng có cơ hội để hiểu rõ

hơn về nhu cầu của khách hàng và mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ

của ngân hàng, từ đó có cơ sở để nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng hiệu quảhơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ của agribank chi nhánh mạc thị bưởi (Trang 78 - 80)