Đơn giản hóa thủ tục tố tụng khi bị đơn, ngƣời liên quan không cung cấp chứng cứ hoặc có mặt theo triệu tập của Tòa án.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG mại tại tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN (Trang 93 - 96)

1. Số phải g.quyết sơ

3.2.3 Đơn giản hóa thủ tục tố tụng khi bị đơn, ngƣời liên quan không cung cấp chứng cứ hoặc có mặt theo triệu tập của Tòa án.

cấp chứng cứ hoặc có mặt theo triệu tập của Tòa án.

Trong mục 2.2.4 của luận văn, chúng ta đã cùng nghiên cứu về thực trạng triệu tập các đương sự đến Tòa và việc xử lý khi đương sự cố tình vắng mặt không tham gia tố tụng tại Tòa án. Nếu việc vắng mặt đến lần thứ hai của nguyên đơn sẽ phải chịu hậu qủa bất lợi là vụ án bị đình chỉ, yêu cầu của nguyên đơn không được xem xét và tiền tạm ứng án phí bị sung công quỹ nhà nước thì việc xử lý bị đơn, người liên quan vắng mặt tại Tòa lại tỏ ra rất kém hiệu quả, gây ra sự mệt mỏi, chán nản cho cả Tòa án và cả các đương sự khác.

Để cải thiện vấn đề này, trước tiên cần có một sự lựa chọn về hướng xử lý. Hiện nay theo pháp luật tố tụng trên thế giới, có những cách xử lý vấn đề này như sau:

(i) Theo BLTTDS Việt Nam, để đảm bảo lợi ích của đương sự nên chỉ khi nào họ vắng mặt đến lần thứ hai không có lý do chính đáng mới được coi là cố ý vắng mặt. Việc bị đơn, người liên quan cố ý vắng mặt tại một thủ tục nào đó không được suy đoán là sẽ từ chối tham gia tại các thủ tục tiếp theo. Bị đơn và người liên quan cố ý vắng mặt có thể bị chịu chế tài cảnh cáo, hoặc phạt tiền. Cách xử lý này có ưu điểm là bảo đảm đến cùng quyền được bảo vệ mình của bị đơn, người liên quan và hạn chế thấp nhấp việc không thu thập được các chứng cứ từ phía bị đơn làm cho phán quyết có thể bị sai lệnh vì không đánh giá chứng cứ một cách toàn diện dựa trên cả hai phía cung cấp. Tuy nhiên nhược điểm của cách xử lý này là thời gian giải quyết kéo dài, các văn bản tố tụng phải qua nhiều lần niêm yết. Thêm vào đó, sự hướng dẫn về thẩm quyền cảnh cáo, phạt tiền không có hoặc nếu có mức phạt tiền thấp sẽ không bù đắp nổi chi phí mà cơ quan thi hành bỏ ra để thi hành mức phạt.

(ii) Nếu bị đơn, người liên quan vắng mặt thì họ đã tự lựa chọn cách hành xử cho mình và coi như đã từ bỏ quyền tự bảo vệ mình trước khởi kiện của người khác. Phán quyết sẽ được dựa trên những chứng cứ mà bên nguyên đưa ra. Cách thức này được thể hiện rất rõ trong lập luận tại bản án ngày 9/3/2006 của Tòa phúc thẩm Paris trong tranh chấp giữa Công ty Hàng Không Việt Nam (VietNam Airline) và Luật sư người ý Maurizio LIBERATI như sau: “nhu cầu bảo vệ quyền bào chữa của bị đơn bị vắng mặt không được tính đến khi bị đơn thụ động không làm gì, mặc dù đã biết rõ có việc khởi kiện chống lại mình ”.[24, 22]

(iii) Kết hợp cả cách thức bên vi phạm phải chịu cả chế tài phạt tiền lần chịu một phán quyết bất lợi. Nếu bị đơn, người liên quan cố tình vắng mặt, không làm tròn nghĩa vụ cung cấp các tài liệu thuộc quyền kiểm soát của mình hay không trả lời các câu hỏi có liên quan thì có thể bị phạt tiền hay bị tước quyền xác nhận một số tình tiết của vụ việc hay bị tước quyền trình bày một số chứng cứ tại phiên toà xét xử. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể quyết định xét xử vắng mặt Bên vi phạm [25, 1].

Với những quy định kém hiệu quả như hiện nay, BLTTDS nên tiếp thu cách xử lý thứ (ii) hoặc thứ (iii) đối với trường hợp bị đơn, người liên quan vắng mặt. Thiết nghĩ cách thứ (ii) là phù hợp hơn với thực tế tại Việt Nam hiện hành, vì nếu có quy định phạt tiền cũng rất khó thực hiện. Hơn nữa, theo nguyên tắc không ai bị buộc phải có các hành động để chống lại chính mình. Do đó, trong trường hợp này họ không phải chịu chế tài nào nhưng phải từ bỏ một số quyền của mình và có thể phải chịu hậu quả bất lợi về phán quyết chỉ dựa trên chứng cứ của bên nguyên.

Theo hướng xử lý như trên, quy định pháp luật tố tụng nên được thay đổi như sau:

(1) Tòa án thông báo cho bị đơn, người liên quan biết về việc thông báo thụ lý vụ án. Hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bị đơn, người liên quan không có phản hồi bằng văn bản gửi tới Tòa án xin gia hạn hoặc đáp lại yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì có thể coi bị đơn, người liên quan đã từ chối sự hợp tác tố tụng cần thiết với nguyên đơn, do đó thủ tục hòa giải giữa hai bên là không cần thiết. Và Tòa án sẽ tiến hành thủ tục (2)

(2) Tòa án ra thông báo lần 2 khẳng định lại nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong giải quyết tranh chấp và ấn định cho bị đơn, người liên quan biết về giới hạn thời điểm xuất trình chứng cứ. Nêu rõ sau thời điểm này nếu bị đơn, người liên quan không xuất trình các chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình thì sẽ bị tước quyền cung cấp chứng cứ. Nếu họ xuất trình chứng cứ thì vụ án sẽ được tiến hành theo thủ tục chung. Nếu không xuất trình chứng cứ, sẽ tiến hành theo thủ tục (3)

(3) Sau thời hạn thông báo ở thủ tục (2) đưa ra, người có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ vẫn không cung cấp các chứng cứ để tự bảo vệ mình thì Tòa án Quyết định đưa vụ án ra xét xử và mở phiên tòa xét xử. Khi đó, sự có mặt hay vắng mặt của bị đơn, người liên quan không làm cản trở việc tiến hành xét xử. Nếu xuất hiện tại phiên tòa, bị đơn, người liên quan chỉ có quyền đưa ra quan điểm của mình và nêu ý kiến tranh luận về tính đầy đủ, tính logíc về những

chứng cứ mà nguyên đơn đưa ra mà không có quyền đưa ra chứng cứ mới để chống lại các chứng cứ của nguyên đơn và bảo vệ quan điểm của mình.

Với hướng xử lý vừa mềm dẻo vừa nghiêm khắc như trên, Tòa án có thể rút ngắn được thời gian giải quyết vụ án, nếu có chỉ phải niêm yết 2 văn bản tố tụng chứ không phải niêm yết tới 5 văn bản tố tụng như trước đây, đồng thời tăng tính tự chịu trách nhiệm của bị đơn đối với các hành vi của mình.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG mại tại tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)