Thẩm quyền theo vụ việc

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG mại tại tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN (Trang 31 - 32)

Thẩm quyền theo vụ việc là giới hạn những loại tranh chấp mà Tòa án được quyền giải quyết. Theo quy định tại khoản 1 điều 29 và điều 33 BLTTDS; điều 5 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 thì TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những quan hệ tranh chấp KD – TM thỏa mãn những điều kiện sau đây:

(i) Điều kiện về chủ thể của quan hệ tranh chấp

Chủ thể của quan hệ tranh chấp KD – TM thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện phải là những cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh. Những cá nhân, tổ chức này là những chủ thể hoạt động kinh doanh – thương mại được cấp giấy chứng nhận kinh doanh theo quy định pháp luật. Hay nói cách khác, chủ thể của quan hệ tranh chấp KD – TM phải có hoạt động KD – TM một cách hợp pháp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng theo giải thích của TANDTC trong Nghị quyết 01/2005/HĐTP thì: “Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh thương mại”. Điều này có nghĩa, tranh chấp KD – TM giữa các chủ thể không chỉ giới hạn trong những lĩnh vực mà họ đăng ký kinh doanh mà còn ở cả những lĩnh vực họ không có đăng ký kinh doanh nhưng có tác dụng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động KD – TM của họ.

Theo quy định khoản 3 điều 33 BLTTDS, nếu tại thời điểm khởi kiện một trong các chủ thể của quan hệ tranh chấp không có mặt tại lãnh thổ Việt Nam thì TAND cấp huyện cũng không có thẩm quyền giải quyết mà thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.

(ii) Điều kiện về Mục đích của quan hệ tranh chấp

Quan hệ giữa các chủ thể trong tranh chấp KD – TM thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án phải có mục đích lợi nhuận. Mục đích lợi

nhuận của các bên theo TANDTC giải thích là mong muốn của các chủ thể thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được lợi nhuận hay không thu được lợi nhuận phát sinh từ quan hệ KD – TM đó.

(iii) Điều kiện về Đối tượng của quan hệ tranh chấp

Đối tượng quan hệ tranh chấp KD – TM thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện không phải là những tài sản đang ở nước ngoài vào thời điểm Tòa án thụ lý giải quyết. Nếu đối tượng quan hệ tranh chấp là tài sản ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.

(iv) Điều kiện về Nội dung của quan hệ tranh chấp

Chỉ những tranh chấp phát sinh từ quan hệ được quy định từ điểm a đến điểm i khoản 1 điều 29 BLTTDS mới thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.

(v) Điều kiện Giới hạn về thỏa thuận trọng tài

Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Theo quy định tại điều 5 Pháp lệnh trọng tài thương mại, khi các bên trong quan hệ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

So sánh thẩm quyền theo vụ việc của TAND cấp huyện theo quy định mới của BLTTDS với quy định trước đây theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì TAND cấp huyện đã được mở rộng thẩm quyền giải quyết lên rất nhiều. Khoản 1 điều 13 Pháp lệnh quy định TAND cấp huyện chỉ được giải quyết những tranh chấp hợp đồng kinh tế có giá trị nhỏ hơn 50 triệu đồng, trừ trường hợp có nhân tố nước ngoài. Theo quy định mới hiện hành, TAND cấp huyện giải quyết tranh chấp KD – TM không bị giới hạn giá trị tranh chấp mà phụ thuộc vào tính chất của vụ việc. Việc mở rộng thẩm quyền này đã đáp ứng một phần tinh thần cải cách tư pháp, chuyển dần chức năng sơ thẩm cho TAND cấp huyện để TAND cấp tỉnh tập trung xét xử phúc thẩm.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG mại tại tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)