Hệ lụy của những thực trạng trên tới quá trình giải quyết tranh chấp KD – TM

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG mại tại tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN (Trang 79 - 82)

d) Một số vướng mắc về thực hiện thẩm quyền

2.3.5 Hệ lụy của những thực trạng trên tới quá trình giải quyết tranh chấp KD – TM

HTND như đại diện của nhân dân tham gia thực hiện quyền làm chủ trong lĩnh vực tư pháp (quan điểm i) thì quyền làm chủ đó đã bị vô hiệu hóa vì các quy định thủ tục; còn nếu kỳ vọng sự tham gia của HTND với những nhận thức thông thường trong kinh doanh đưa vào pháp luật thì những hiểu biết kinh doanh hạn chế của HTND không giúp ích được gì cho việc này.

2.3.5 Hệ lụy của những thực trạng trên tới quá trình giải quyết tranh chấp KD – TM KD – TM

Qua những phân tích tại những mục trên, có thể nhận thấy các yếu tố đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giải quyết tranh chấp của Tòa án. Những hệ lụy thấy ngay ảnh hưởng trước mắt đó là:

Thứ nhất, Phán quyết của Tòa án mất đi tính độc lập. Trình độ, thu nhập, quyền hạn bị hạn chế nên các Thẩm phán dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Khi người bảo vệ công lý không thể làm đúng với những gì công lý chỉ bảo thì lúc đó những phán quyết – được coi là biểu hiện của công lý sẽ không còn là công lý. Bên có thế yếu trong sự tác động đến Thẩm phán sẽ chịu thế yếu trong phán quyết. Những Doanh nhân giầu có, những Doanh nghiệp là “con cưng” của Ủy ban, sở ngành, bộ ... luôn tiềm tàng những khả năng tác động tới Thẩm phán, còn những Doanh nhân yếu thế đang cầu viện tới công lý thì có nguy cơ bị công lý chối bỏ.

Thứ hai, phán quyết của Tòa án ít có tác dụng ngăn ngừa tranh chấp, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì thiếu những hiểu biết trong hoạt động kinh doanh, nên phán quyết của các Thẩm phán thường bị coi là của những “kẻ ngoại lai” đi vào lĩnh vực kinh doanh chuyên nghiệp. Thêm vào đó, thực thi các phán quyết này cũng rất khó khăn do sự yếu kém và thiếu đồng bộ của cơ quan thi hành án. Do đó, Phán quyết của Tòa ít tác dụng hướng dẫn cách hành xử của các bên khi xảy ra tranh chấp cũng như ngăn ngừa những kẻ cố tình vi

phạm để xảy ra tranh chấp. Cũng vì thế, hiệu quả của những phán quyết không có tính lan tỏa trong xã hội.

Thứ ba, Vì năng lực của cả Thẩm phán và HTND còn hạn chế như đã phân tích nên việc áp dụng pháp luật các Thẩm phán rất máy móc. Nếu gặp vấn đề nào luật chưa quy định hoặc quy định còn bỏ ngỏ thì các Thẩm phán cấp huyện hầu như không có khả năng vận dụng các nguyên tắc pháp luật để giải quyết. Các Thẩm phán cấp huyện có xu hướng hiểu điều luật như đúng lời văn quy định mà không đặt nó trong toàn bộ một chế định hay chính sách cho sự ra đời của nó. Trong khi đó, Luật thương mại có rất nhiều những quy định ngỏ dành cho quyền giải thích của Thẩm phán khi giải quyết tranh chấp như quy định về “một thời hạn hợp lý” (K3 điều 37; k4 đ44); “ ngắn nhất trong hoàn cảnh thực tế cho phép” (K2 điều 49); “Công việc hợp lý” (điều 56); “trung bình trên thị trường” (điều 306). Gặp những trường hợp này, các Thẩm phán cấp huyện không đủ tự tin vào chính năng lực của mình để giải thích những quy định cụ thể đó trong trường hợp cụ thể mà mình đang giải quyết. Hậu quả là vụ án bị kéo dài vì Thẩm phán còn phải “xin ý kiến” nơi này, nơi khác.

Thứ tư, trình độ còn hạn chế, khả năng độc lập chưa cao và được đặt trong địa vị pháp lý yếu của ngành tư pháp, bởi vậy Tòa án mất đi khả năng bảo vệ tính thứ bậc của văn bản pháp luật. Trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đều xác định tính thứ bậc rất rõ của các văn bản quy phạm pháp luật dựa vào tên gọi và cơ quan ban hành ra nó. Có một thực tế là tại Việt Nam, một văn bản luật muốn được áp dụng trong thực tiễn cần phải có nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Đôi khi những văn bản dưới luật này đã không hướng dẫn đúng những gì mà luật phản ánh, vì thế đã xảy ra mâu thuẫn với luật. Lẽ ra, trong trường hợp này, khi áp dụng pháp luật hoặc một bên viện dẫn Tòa án phải từ chối áp dụng văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn nếu nó mâu thuẫn với quy định ở văn bản mang giá trị pháp lý cao hơn. Thay vì như vậy, các Thẩm phán lại luôn băn khoăn vì sự mâu thuẫn này và nhiều khi lại áp dụng chính văn bản dưới luật vì nó thường cụ thể và rõ ràng hơn. Với cách làm đó, Tòa án đã

không bảo vệ trật tự pháp lý của các văn bản pháp luật, và với cách làm như thế, Tòa án chỉ phản ánh điều luật đã được “chế biến lại” mà không phải ý chí thực sự của điều luật đang được quy định.

Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG mại tại tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)