Nâng cao quyền uy của Tòa án và uy tín của Thẩm phán 1Nâng cao quyền uy của Tòa án

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG mại tại tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN (Trang 99 - 102)

b) Thủ tục rút gọn sẽ được quy định như sau:

3.3 Nâng cao quyền uy của Tòa án và uy tín của Thẩm phán 1Nâng cao quyền uy của Tòa án

Để hiểu rõ hơn quyền của ngành tư pháp trong hệ thống quyền lực nhà nước, những lời nhận xét sau đáng để suy ngẫm:

Những người đã nghiên cứu các ngành quyền đều nhận thấy rằng, trong một Chính Phủ mà các ngành được phân định rõ ràng, ngành tư pháp là lúc nào cũng là ngành quyền ít nguy hiểm nhất đối với những quyền tự do chính trị ghi trong hiến pháp, bởi vì ngành này có ít khả năng nhất để ngăn cản hoặc xâm hại những quyền tự do hiến định đó. Ngành hành pháp không những có quyền phân phối các vinh dự mà lại có quyền sử dụng võ lực. Ngành lập pháp không những có quyền kiểm soát tài chính mà lại còn có quyền quyết định các luật lệ chi phối sự sinh hoạt của các công dân. Ngành tư pháp thì trái lại không có quyền sử dụng võ lực hoặc có quyền kiểm soát tài chính, không có quyền quyết định tích cực nào cả. Có thể nói rằng ngành tư pháp vừa không có lực lượng lại vừa không có ý chí, mà chỉ có trí phán đoán mà thôi, và cần phải dựa trên sự trợ giúp của ngành hành pháp thì mới có thể thi hành quyết định trí phán đoán của mình.” [26, 19]

Muốn công lý được tỏa sáng thì người thắp lên ánh sáng ấy và bảo vệ nó phải đủ mạnh. Điều đó cũng có nghĩa sức mạnh của Tòa án cần được nâng cao và cần được trợ giúp bởi ngành tư pháp và lập pháp. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay và với lịch sử truyền thống để lại, chưa bao giờ chúng ta có một ngành tư pháp mạnh. Để nâng cao quyền uy của Tòa án, cần có những cải thiện từ cả phía hệ thống quyền lực nhà nước, chủ động từ phía Tòa án và xây dựng hình ảnh Tòa án trong xã hội.

a) Trước hết cần thay đổi tận gốc rễ quan điểm coi Tòa án cũng như Công an, Kiểm sát, Nhà tù chỉ là các công cụ bạo lực để bảo vệ lợi ích giai cấp đã ăn sâu vào tư duy một số lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước do cách quan niệm trước đây. Tư duy về nhà nước pháp quyền phải coi Tòa án là cơ quan

được trao giữ quyền tư pháp (quyền ra các phán quyết dựa trên công lý) – một ngành tương đối độc lập so với quyền hành pháp và lập pháp như điều 2 Hiến pháp đã ghi nhận. Theo đó, Tòa án phải là thiết chế bảo vệ tính công bằng của pháp luật, ngăn ngừa sự lạm quyền của Chính Phủ và Quốc hội nếu xâm phạm thái quá đến các quyền công dân. Do đó và từ đó, xác định lại vai trò nhân văn sâu sắc của Tòa án chứ không phải vai trò công cụ của bạo lực. Chỉ khi thay đổi tận gốc quan điểm này mới có sự thay đổi về cách hành xử đối với Tòa án. Một khi Tòa án không bị can thiệp theo kiểu “bị chỉ đạo” và trở thành thiết chế giám sát quyền lực công, vị thế của Tòa án sẽ gia tăng.

b) Đối với cộng đồng doanh nhân, cần xây dựng văn hóa biết tôn trọng pháp luật, sử dụng pháp luật và tin cậy Tòa án. Các quy định của pháp luật hiện hành có thể còn nhiều điểm bất cập, nhưng dù sao nó vẫn đang là quy tắc chung của mọi người. Tạo lập thói quen tôn trọng pháp luật ở chính nước nhà thì khi buôn bán, hội nhập với thế giới, giới doanh nhân mới không khỏi bỡ ngỡ bởi luật xứ người. Tìm đến với Tòa án, có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng ít ra phương thức này cũng có nhiều cái lợi không thể tính bằng tiền. Giới Doanh nhân với bản tính khôn ngoan cần hiểu rằng Tòa án là nơi cần được tôn trọng chứ không phải là nơi sợ hãi, các thủ tục tố tụng cần phải được hiểu và sử dụng thông minh chứ không phải để lẩn tránh. Giới doanh nhân là bộ phận cấp tiến nhất trong xã hội, với bản tính năng động và dễ chuyển đổi của mình cần thoát ly khỏi ảnh hưởng truyền thống của dân tộc để đưa một cách nhìn mới về hình ảnh của Tòa án trong lòng xã hội.

c) Muốn người khác tôn trọng mình, trước hết hãy làm cho mình đáng được người khác tôn trọng. Tòa án muốn nâng cao quyền uy của mình cũng cần chủ động xác lập quyền lực và hình ảnh của mình dựa trên những quy định sẵn có. Nếu so sánh giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án Mỹ thì quả là khập khiễng, nhưng trong gian đoạn hội nhập, cả thế giới gần nhau hơn và như chung một mái nhà thì việc nhìn xem Tòa án nước bạn như thế nào cũng là điều đáng nên làm. Trong nhiều năm phát triển, Pháp viện tối cao Hoa Kỳ đã dần củng cố quyền lực

và ảnh hưởng của mình. Trong Hiến pháp Hoa Kỳ, cũng như trong bất cứ văn bản pháp luật nào đều không nhắc tới quyền bảo hiến của Tòa án Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bằng phán quyết của cụ thể của mình trong vụ án nổi tiếng Mabury kiện Madison, Tòa án Hoa Kỳ đã dành cho mình quyền là trọng tài cuối cùng của luật pháp. Như vậy, dựa vào vỏn vẹn vài chữ được ghi nhận tại điều III, khoản 11 Hiến pháp Hoa Kỳ: “Ngành tư pháp của Hoa Kỳ sẽ được trao cho Pháp viện tối cao và những tòa án cấp dưới mà quốc hội có thể thành lập trong một số trường hợp”, thông qua hoạt động cụ thể, bằng trí phán đoán, kinh nghiệm và sức mạnh của sự lập luận chặt chẽ, Pháp viện tối cao đã dần nâng cao ảnh hưởng của cả ngành Tòa án [27, 8].

Trong việc gây dựng ảnh hưởng và quyền uy của Tòa án tại Việt Nam, Tòa án tối cao phải góp phần chủ động quan trọng và hoàn toàn có thể dành được sự chủ động đó trên những quy định của Hiến pháp 1992. Khi xem xét những tranh chấp, Tòa án tối cao cần tích cực phát huy vai trò giải thích pháp luật và bảo vệ hiến pháp. Mặc dù Hiến pháp trao quyền giải thích pháp luật cho UBTVQH và không chính thức trao quyền cho Tòa án vai trò bảo hiến, tuy nhiên điều đó không có nghĩa ngăn trở quyền này của Tòa trong những trường hợp cụ thể. Khác với giải thích pháp luật của UBTVQH với tư cách là cơ quan được ủy quyền lập pháp nên cách giải thích đó sẽ lập ra các quy tắc chung, Tòa án chỉ giải thích pháp luật trong trường hợp cụ thể của tranh chấp và cách giải thích đó không vượt ra ngoài phạm vi tranh chấp. Cũng như vậy, dựa vào quy định ngay trong bản thân Hiến pháp rằng nó là văn bản mang giá trị pháp lý cao nhất, các loại văn bản khác đều thấp hơn và có giá trị pháp lý theo một trật tự được quy định trong Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Tòa án có quyền từ chối các văn bản mà nội dung của nó mâu thuẫn với những văn bản cao hơn như Luật và Hiến pháp trong tranh chấp cụ thể mà Tòa đang xem xét. Như vậy, bằng cách giải thích pháp luật của Tòa trong trường hợp cụ thể sẽ làm mềm mại tính cứng nhắc của luật, bổ khuyết những chỗ lồi lõm mà nhà lập pháp vô tình đã tạo nên. Đồng thời bảo vệ Luật và Hiến pháp, Tòa ngăn cản được sự lạm quyền từ

phía các cơ quan hành pháp đối với dân chúng. Những điều này sẽ làm cho Tòa có một vị trí xứng đáng ngang hàng với cơ quan lập pháp và hành pháp. Đổi mới Tòa án hiện nay rất cần động lực của Tòa án tối cao, muốn làm và dám làm.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG mại tại tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN (Trang 99 - 102)