d) Một số vướng mắc về thực hiện thẩm quyền
2.3.4 Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong qúa trình giải quyết tranh chấp KD – TM không hiệu quả
KD – TM không hiệu quả
Theo quy định tại điều 53 BLTTDS, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm gồm có một Thẩm phán và hai HTND, trong trường hợp đặc biệt có thể gồm hai Thẩm phán và ba HTND. Khi xét xử, HTND ngang quyền với Thẩm phán. Với quy định này, HĐXX tại TAND cấp huyện luôn có sự tham gia của HTND. HTND cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu ra với nhiệm kỳ 3 năm tương đương với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
Có hai quan điểm lý giải về sự có mặt của HTND tham gia khi xét xử như sau:
(i) Xuất phát từ nguyên tắc nhân dân có quyền làm chủ và tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội của nhà nước XHCN [15, 51, tr 271]. Vì thế, HTND là những người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa thì được các cơ quan dân cử bầu ra để thay mặt mình tham gia quá trình thực hiện quyền tư pháp.
(ii) Quan điểm thứ hai coi HTND có vị trí tương tự như Ban Hội thẩm trong luật Pháp hoặc Bồi Thẩm đoàn trong luật Anh – Mỹ. Họ là những người ít có kiến thức pháp luật, không có kinh nghiệm xét xử có thể đưa ra một quyết
định công bằng với nhận thức pháp luật thông thường không bị chi phối bởi các quy phạm pháp luật, miễn là tuân thủ các thủ tục tố tụng một cách hợp lý [16, 2, tr 83]. Sự xuất hiện của Bồi thẩm đoàn đã làm giảm đi tính cứng nhắc của pháp luật, làm nó mềm mại và phù hợp với cuộc sống hay nói cách khác đi là đưa cuộc sống vào pháp luật.
Hai quan điểm dẫn tới hai sự chi phối khác nhau về địa vị của HTND. Những người theo quan điểm (i) cho rằng Hội thẩm cần phải là người có kiến thức pháp lý và cần đạo tạo kiến thức pháp lý để thực hiện quyền tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn. Ngược lại những người theo quan điểm thứ (ii) phủ nhận những nỗ lực làm cho HTND trở thành chuyên nghiệp.
Trên thực tế, vị trí của HTND tham gia xét xử không hề đạt được bất cứ mục tiêu nào như các quan điểm trên đề ra. Qua việc các HTND tham gia vào xét xử tại một số Tòa án các quận trung tâm ở Hà Nội như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình đều cho thấy HTND tham gia xét xử hết sức hình thức. Đa số các HTND là những người trước đây có tham gia vào các cơ quan nhà nước nhưng đã nghỉ hưu. Khi cần thành lập Hội đồng xét xử, những HTND được mời một cách rất ngẫu nhiên bởi các thư ký giúp việc hoặc bởi chính Thẩm phán. Vì thế, họ có xu hướng mời những HTND dễ tính, ít “tham gia” vào công việc của họ nhất.
Những quy định về tố tụng hiện nay cũng làm cho HTND không thực hiện được vai trò như mong muốn. Phiên tòa, nơi HTND thực sự tham gia chỉ là phiên trình diễn lại tất cả những quá trình tố tụng trước đó mà cả Thẩm phán và các đương sự đã làm. Như một đoạn phim nhỏ không thể hiện được hết một câu chuyện lớn, các HTND không những thiếu kiến thức về luật và kinh doanh để nắm được câu chuyện đó mà còn thiếu cả thời gian để đọc được câu chuyện đó. Nếu câu chuyện xảy ra giữa những người dân thường hoặc trong hôn nhân gia đình còn dễ hiểu vì nó diễn ra nhiều với cuộc sống hang ngày, còn nếu câu chuyện đó xảy ra giữa các doanh nhân thì là điều khác hẳn.
Kết quả là, sự tham gia của HTND trong quá trình giải quyết tranh chấp