Về sự tham gia của VKS vào quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG mại tại tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN (Trang 58 - 59)

d) Một số vướng mắc về thực hiện thẩm quyền

2.1.6Về sự tham gia của VKS vào quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại.

doanh, thƣơng mại.

Sự có mặt của VKS trong quá trình giải quyết tranh chấp KD – TM cũng là một ảnh hưởng còn lưu lại từ truyền thống tố tụng trước đây. Theo quy định của Pháp lệnh TTGQCVAKT, VKS tham gia vào tất cả các vụ án KD – TM với vai trò kiểm sát pháp luật và bảo vệ lợi ích công. Những cải cách tố tụng đã cho ra đời BLTTDS với sự hạn chế sự tham gia của VKS vào quá trình tố tụng dân sự. Hiện nay, theo điều 21 BLTTDS, VKS chỉ tham gia giải quyết tranh chấp KD – TM đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các vụ án mà VKS kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án. Với quy định mới, VKS có rất ít vai trò trong hoạt động tố tụng dân sự. Điều này cũng là

phù hợp vì quan hệ dân sự với những thỏa thuận riêng tư đòi hỏi cần có sự tôn trọng của các cơ quan nhà nước nếu nó không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Mặc dù BLTTDS đã có một ý tưởng rõ ràng như vậy về vai trò của VKS, nhưng thực tế các quy định rời rạc khác trong BLTTDS làm cho ý tưởng này mất đi tính thực tế của nó. Các văn bản tố tụng của Tòa án đều phải gửi cho VKS trong một thời hạn nhất định (Thông báo: 3 ngày; Quyết định: 5 ngày; Bản án: 10 ngày) để VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án. Với quyền kháng nghị của mình, nhiều khi VKS đã làm kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp KD – TM. Thực tế có trường hợp mặc dù cả hai bên đương sự không hề có khiếu nại hay kháng cáo về quyết định, bản án của Tòa án nhưng VKS lại cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện không đúng quy định pháp luật nên kháng nghị. Thiết nghĩ, VKS chỉ nên giữ vài trò là người bảo vệ lợi ích công. Chỉ trong những trường hợp lợi ích công bị xâm phạm, VKS mới nên thực hiện quyền kháng nghị của mình. Còn nếu không liên quan đến lợi ích công, phán quyết của Tòa án đã được các bên chấp nhận thì không có lý do gì VKS lại kháng nghị làm việc giải quyết tranh chấp KD – TM trở lên rắc rối.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG mại tại tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN (Trang 58 - 59)