6. Kết cấu của luận văn:
4.2. Những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi NSNN cấp huyện tại KBNN
Gia Bình
Gia Bình
4.2.1.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy: Thực hiện Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020, giai đoạn 2011- 2020, KBNN Trung ƣơng cần có sự nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác kiểm soát chi NSNN và có lộ trình từ 2015- 2020 thực hiện điều chuyển nhiệm vụ tại các đơn vị KBNN theo hƣớng thống nhất một đầu mối, nghĩa là công tác giao dịch sẽ đƣợc chuyển toàn bộ về bộ phận kiểm soát chi (cả kiểm soát chi thƣờng xuyên và kiểm soát chi đầu tƣ), bộ phận kế toán sẽ chỉ làm nhiệm vụ hạch toán kế toán, thực hiện công tác thanh toán và tổng kế toán Nhà nƣớc. Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm soát chi có thuận lợi là thống nhất đầu mối thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN (bao gồm cả chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ XDCB) từ trung ƣơng xuống địa phƣơng tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành và giao dịch của các đơn vị khách hàng với cơ quan KBNN. Cán bộ làm công tác kiểm soát chi nói riêng và cán bộ nghiệp vụ KBNN nói chung có điều kiện tích lũy kinh nghiệm, thực hiện chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực công tác đƣợc phân công.
Thứ hai, về phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi: Sau khi thực hiện thống nhất công tác kiểm soát chi NSNN về một đầu mối và do Tổ Tổng hợp- Hành chính thực hiện, trong đó có bộ phận kiểm soát chi thƣờng xuyên và bộ phận kiểm soát chi đầu tƣ XDCB, trong mỗi bộ phận có sự phân công chuyên môn hóa cho cán bộ kiểm soát, cụ thể:
Đối với kiểm soát chi đầu tƣ XDCB: phân công kiểm soát theo các dự án ủy quyền NS trung ƣơng, NS tỉnh; các dự án sử dụng NS huyện, NS xã; dự án chƣơng trình mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ…
Đối với kiểm soát chi thƣờng xuyên: phân công kiểm soát theo khối các đơn vị giao dịch nhƣ: khối xã, thị trấn; khối trƣờng tiểu học, trung học; khối các cơ quan hƣởng NS trung ƣơng, NS tỉnh và NS huyện….