Xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông lâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững (Trang 137 - 143)

9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

3.3.2. xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông lâm

lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo chức năng đơn vị đất đai

Đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp là cơ sở khoa học cho việc đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Kết quả đánh giá cho thấy sự đa dạng của tài nguyên đất của TTH. Mỗi ĐVĐĐ có thể thích hợp với nhiều loại hình sử dụng khác nhau. Do đó, việc lựa chọn cần được tiến hành trên cơ sở nhiều yếu tố, bao gồm:

- Yếu tố quyết định: kết quả đánh giá, phân hạng thích hợp.

- Yếu tố chi phối, tham khảo có nhiều tác động đến việc lựa chọn định hướng: + Thực trạng sản xuất NLN trên địa bàn TTH giai đoạn 2009 đến 2012 cho thấy mức độ biến động về diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại hình cụ thể; hiệu quả sản xuất và xu hướng phát triển của chúng.

+ Hiện trạng sử dụng đất được xem là phương án được ưu tiên lựa chọn trong trường hợp trên một ĐVĐĐ được đánh giá là thích hợp cho nhiều loại hình sử dụng với mức độ như nhau thì việc lựa chọn loại hình nào cần căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, nếu thấy hợp lý thì nên giữ nguyên hiện trạng, hạn chế chuyển đổi để tiết kiệm công sức và hạn chế rủi ro. Những ĐVĐĐ được đánh giá là không thích hợp với các loại hình sử dụng (do luận án lựa chọn) thì nên định hướng sử dụng theo hiện trạng sử dụng đất.

+ Định hướng sử dụng đất đai cho mục đích NLN giai đoạn 2010 - 2020 ở tỉnh TTH, tình trạng thoái hóa đất hiện tại, giúp xác định mức độ phù hợp giữa các định hướng đề xuất của luận án với quy hoạch chung của lãnh thổ nghiên cứu.

+ Các yếu tố khác: Đặc điểm nguồn lao động, khả năng tiêu thụ, chế biến sản phẩm NLN… Hiện nay, đầu ra của bưởi thanh trà khá rộng và được xem là loại cây cho hiệu quả cao trong quá trình cải tạo vườn tạp. nếu so với trồng lúa và màu thì

bưởi thanh trà cho giá trị gấp 5 lần. Bình quân mỗi sào cho thu nhập 5 triệu đồng/vụ. Đối với cây cao su, nếu thị trường ổn định thì bình quân 1ha cao su sau thu được 11,09 triệu đồng lợi nhuận/năm và sau 11 năm đầu tư các hộ đã có thể thu hồi đủ vốn. Số liệu điều tra ở các vùng trồng nhiều keo tai tượng ở huyện Nam Đông, Phú Lộc cho thấy: Bình quân 1ha, hộ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian để trồng keo tai tượng sau 5 năm sẽ thu được 4,27 đồng giá trị gia tăng và lợi nhuận ròng là 15,6 triệu đồng.

Luận án đề xuất các định hướng sử dụng tài nguyên đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững cho các ĐVĐĐ đưa vào đánh giá theo 3 chức năng như sau: Khai thác kinh tế; Phòng hộ và khai thác kinh tế; Phòng hộ và bảo tồn tự nhiên.

3.3.2.1. Chức năng khai thác kinh tế

a. Sử dụng các đơn vị đất đai vào phát triển cây hàng năm

Cây hàng năm được trồng rộng rãi ở các vùng trong tỉnh TTH. Có nhiều ĐVĐĐ rất thích hợp và thích hợp cho phát triển cây hàng năm. Tuy nhiên, kết quả tổng hợp từ nhiều cơ sở phục vụ lựa chọn định hướng cho thấy các ĐVĐĐ số 16, 22, 25, 90 là phù hợp, với 7.294,78ha, chiếm 1,45% DTTN. Riêng các ĐVĐĐ số 2, 32 (rất thích hợp) và 9,13, 39, 69,70 (thích hợp) nhưng đề xuất định hướng giữ nguyên hiện trạng là vườn trong khu dân cư (ĐVĐĐ số 2, 32, 39, 69, 70); cây CNDN và cây ăn quả (số 9, 13) để tránh rủi ro. Một số ĐVĐĐ khác rất thuận lợi cho bố trí các cây bưởi thanh trà, cao su, keo tai tượng nên đề xuất định hướng phát triển các loại này là hoàn toàn hợp lý. Cụ thể ĐVĐĐ số 14, 18, 20, 38 phát triển cây bưởi thanh trà; số 27, 31, 53: cây cao su; số 10, 33, 35, 40, 41, 59, 68, 75: cây keo tai tượng. Còn ĐVĐĐ số 4, 47, 49 không thích hợp cho các loại cây đưa vào đánh giá nhưng hiện trạng đang phát triển là hoa màu nên đề xuất giữ nguyên hiện trạng.

b. Sử dụng các đơn vị đất đai vào phát triển cây bưởi thanh trà

Hiện nay, cây bưởi thanh trà đã được công nhận là thương hiệu đặc sản Huế và nằm trong định hướng mở rộng diện tích trồng phục vụ phát triển kinh tế, khuếch trương du lịch. Kết quả đánh giá thích nghi, kết hợp khảo sát thực địa cho thấy các ĐVĐĐ 12, 14, 18, 20, 27, 38 là phù hợp với chức năng khai thác kinh tế trồng bưởi thanh trà với 13.973,57ha, chiếm 2,78% DTTN. Riêng ĐVĐĐ số 16 tuy rất thích hợp

nhưng hiện trạng là hoa màu, cây CNNN nên giữ nguyên hiện trạng. ĐVĐĐ số 53 cũng rất thích hợp nhưng được ưu tiên phát triển cao su; số 28 phát triển keo tai tượng, do có hiệu quả kinh tế cao hơn. Kết quả phân tích lý hóa của các chuyên gia cho thấy bưởi thanh trà có chất lượng cao nhất ở Khúc Lý (Phong Điền), Thủy Biều (Huế), Hương Hồ (Hương Trà) và thấp nhất ở Phong An - Phong Sơn (Phong Điền). Năng suất của bưởi thanh trà phụ thuộc nhiều vào diễn biến của mùa khô. Nếu khô hạn diễn ra trong thời kỳ tích lũy chất dinh dưỡng thì chất lượng sẽ bị giảm sút. Trong điều kiện không thuận lợi cây tuổi cao ít bị ảnh hưởng hơn các cây có tuổi nhỏ và năng suất cũng cao hơn. Do đó, trong tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay thì việc duy trì các vườn thanh trà lâu năm cần được đặc biệt chú ý. Khi mở rộng diện tích trồng loại cây này cần tăng cường đầu tư chăm sóc vì thời gian đầu sẽ có hiệu quả kinh tế không cao.

c. Sử dụng các đơn vị đất đai vào phát triển cây cao su

Ở tỉnh TTH không có nhiều ĐVĐĐ thích hợp cho phát triển cây cao su. Các ĐVĐĐ tuy được đánh giá thuận lợi để phát triển nhưng do đặc điểm sinh học của cây là có tính chống chịu gió bão kém, nếu cây bị gãy cành sẽ cho lượng mủ không cao. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng việc phát triển rộng rãi cây cao su ở tỉnh TTH là tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão. Kết quả đánh giá mức độ thích hợp, cùng với quy hoạch phát triển cây cao su, hiện trạng phát triển và kết quả khảo sát thực địa cho thấy, các ĐVĐĐ có thể phát triển cây cao su theo hướng chuyên canh gồm 31, 53, 56, 58, 62, 107 với 7.673,58 ha, chiếm 1,53% DTTN. Riêng ĐVĐĐ 27 tuy thích hợp nhưng hiện trạng đang có cây ăn quả khá hiệu quả nên được định hướng trồng cây bưởi thanh trà. Các ĐVĐĐ khác thích hợp với nhiều loại nên đề xuất phát triển hoa màu ở ĐVĐĐ số 25, keo tai tượng ở ĐVĐĐ 34, 67. Riêng ĐVĐĐ 70 tuy thích hợp nhưng để tránh rủi ro nên giữ nguyên hiện trạng vườn trong khu dân cư. Như vậy, diện tích đề xuất cho cây cao su nhỏ hơn nhiều so với diện tích trong định hướng của tỉnh và diện tích trồng trên thực tế. Để tăng khả năng chống chịu với gió bão cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của chuyên gia về giống, kỹ thuật trồng.

Bảng 3.18. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo đơn vị đất đai. Chức năng Diện tích, tỷ lệ và các ĐVĐĐ Hướng sử dụng chủ yếu

Khai thác kinh tế

- Diện tích: 7.294,78ha, chiếm 1,45% DTTN.

- Gồm 7 ĐVĐĐ: 4, 16, 22, 25, 47, 49 và 90. Trồng cây hàng năm - Diện tích: 13.973,57ha, chiếm 2,78% DTTN.

- Gồm 6 ĐVĐĐ: 12, 14, 18, 20, 27, 38. Trồng cây bưởi thanh trà - Diện tích: 7.673,58 ha, chiếm 1,53% DTTN.

- Gồm 6 ĐVĐĐ: 31, 53, 56, 58, 62 và 107. Trồng cây cao su - Diện tích: 54.805,91 ha, chiếm 10,90% DTTN.

- Gồm 23 ĐVĐĐ: 10, 26, 33, 34, 35, 37, 40, 41, 43, 50, 54, 55, 57, 59, 68, 71, 74, 79, 95, 100, 108, 119, và 121.

Trồng cây keo tai tượng

- Diện tích: 48.543,18ha, chiếm 9,60% DTTN. - Gồm 12 ĐVĐĐ: 2, 9, 13, 19, 32, 39, 42, 69, 70, 78, 101 và 105.

Vườn trong khu dân cư, trồng hoa màu, cây CNDN, cây CNNN, cây ăn quả. - Diện tích: 31.739,51ha, chiếm 6,31% DTTN.

- Gồm 10 ĐVĐĐ: 1, 3, 7, 8, 11, 15, 17, 21, 29 và 30.

Tôn trọng hiện trạng: Trồng cây lúa nước

- Diện tích: 31.288,76ha, chiếm 6,22% DTTN. - Gồm 1 ĐVĐĐ: 130.

Nuôi trồng khai thác và thủy sản nước ngọt, nước lợ Phòng hộ

và khai thác kinh tế

- Diện tích: 69.043,15ha, chiếm 13,73% DTTN. - Gồm 21 ĐVĐĐ: 5, 6, 23, 28, 36, 44, 45, 48, 61, 63, 65, 67, 75, 76, 96, 98, 103, 106, 114, 122 và 129

- Trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất với loại cây chủ lực là keo tai tượng. - Xây dựng mô hình NLKH

Phòng hộ và bảo tồn

tự nhiên

- Diện tích: 238.239,39ha, chiếm 47,40% DTTN. - Gồm 44 ĐVĐĐ: 24, 46, 51, 52, 60, 64, 66, 72,73 77, 80 - 89, 91 - 94, 97, 99, 102, 104, 109 - 113, 115 -118, 120, 123 - 128.

- Khoanh nuôi, bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hiện có. - Trồng rừng phòng hộ với loại cây chủ lực là keo tai tượng xen với một số cây thích hợp khác.

d. Sử dụng các đơn vị đất đai vào phát triển cây keo tai tượng

hợp và thích hợp (trên tổng số 80 ĐVĐĐ đưa vào đánh giá) cho phát triển cây keo tai tượng. Hiệu quả kinh tế cao từ phát triển keo tai tượng đã làm gia tăng diện tích trồng loại cây này. Do đó, luận án đề xuất định hướng ngoài phục vụ cho chức năng khai thác kinh tế, có thể bố trí keo tai tượng xen với các cây khác trong chức năng phòng hộ và khai thác kinh tế và chức năng phòng hộ và bảo tồn tự nhiên.

Phục vụ chức năng khai thác kinh tế gồm các ĐVĐĐ sau: 10, 26, 33, 34, 35, 37, 40, 41, 43, 50, 54, 55, 57, 58, 59, 68, 71, 74, 79, 95, 100, 119, 121, rất thích hợp và thích hợp cho keo tai tượng. Riêng 3 ĐVĐĐ 44, 45, 48 tuy không thích hợp nhưng hiện trạng sử dụng là rừng trồng nên đề xuất mở rộng diện tích trồng keo bằng biện pháp trồng xen. Tổng diện phát triển cây keo tai tượng là 54.805,91 ha, chiếm 10,90% DTTN. Các ĐVĐĐ 20, 22, 25, 27, 28, 31, 38, 53, 56, 107 rất thích hợp và thích hợp cho cả keo tai tượng, bưởi thanh trà, cao su và cây hoa màu nên đề xuất phục vụ phát triển bưởi thanh trà ( số 27, 28,38) và cao su ( 31, 53, 56, 62, 107). Còn các ĐVĐĐ 9, 13, 70, 78, 105 tuy thích hợp nhưng hiện trạng sử dụng là vườn trong khu dân cư và hoa màu, cây CNNN nên đề xuất giữ nguyên hiện trạng sử dụng. Các ĐVĐĐ số 19, 25, 32, 39 do ít thích hợp nên cũng đề xuất giữ nguyên hiện trạng sử dụng.

e. Sử dụng các đơn vị đất đai vào phát triển vườn trong khu dân cư

Vườn trong khu dân cư bao gồm các loại hình sử dụng đất cây CNDN, cây CNNN, cây ăn quả, hoa màu… trồng xen. Có nhiều ĐVĐĐ rất thích hợp hoặc thích hợp với các loại cây đưa vào đánh giá là cao su, bưởi thanh trà, keo tai tượng, cây hàng năm (gồm các ĐVĐĐ số 2, 9, 13, 19, 32, 39, 42, 69, 70, 78 101 và 105) nhưng kết quả khảo sát thực địa cho thấy hiện trạng sản xuất đang có hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, đồng thời trên các ĐVĐĐ này cũng đang được sử dụng cho mục đích quần cư, đất tôn giáo… Do vậy phát triển kinh tế vườn là lựa chọn hợp lý. Tổng diện tích các ĐVĐĐ thuộc chức năng này là 48.543,18ha, chiếm 9,60% DTTN.

g. Sử dụng các đơn vị đất đai vào phát triển lúa nước

Các ĐVĐĐ được đề xuất vào chức năng phát triển lúa nước gồm 1, 3, 7, 8, 11, 15, 17, 21, 29 và 30, với tổng diện tích 31.739,51ha, chiếm 6,31% DTTN. Các ĐVĐĐ này đang cho hiệu quả kinh tế và môi trường cao. Mặt khác để bảo đảm an ninh lương thực

nên không đưa vào đánh giá và đề xuất giữ nguyên hiện trạng. Để tránh thoái hóa đất do thâm canh, cần đầu tư nhiều biện pháp kỹ thuật, sinh học để bảo vệ độ phì đất.

h. Sử dụng các đơn vị đất đai vào nuôi trồng và khai thác thủy sản

Trên lãnh thổ TTH có ĐVĐĐ số 130 với diện tích 31.288,76ha, chiếm 6,22% DTTN, hiện đang nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ. Do vậy, tiếp tục đề xuất định hướng phát triển nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản theo hướng nuôi trồng đi đôi với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, không khai thác mang tính hủy diệt.

3.3.2.2. Chức năng phòng hộ và khai thác kinh tế (PH & KTKT)

Chức năng PH & KTKT được xác định trên cơ sở các ĐVĐĐ vừa đáp ứng được chức năng phòng hộ vừa kết hợp khai thác kinh tế theo mô hình NLKH hoặc phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học… để tạo ra hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Đa số các ĐVĐĐ được định hướng chức năng này thường phân bố ở vùng đồi núi có độ dốc từ 15 - 250, độ cao lớn, bị chia cắt mạnh như 6, 23, 28, 36, 44, 45, 48, 61, 63, 65, 67, 75, 76, 96, 98, 103, 106, 114, 122 và 129. Ngoài ra, còn có ĐVĐĐ số 5 phân bố ở vùng cát ven biển, nội đồng với tổng diện tích là 69.043,15ha, chiếm 13,73% DTTN. Kết quả thăm dò phẫu diện cho thấy các ĐVĐĐ được đề xuất định hướng này đều có hàm lượng mùn thấp <2% (ngoại trừ ĐVĐĐ 106). Khảo sát thực tế cho thấy, trên các ĐVĐĐ này phổ biến là rừng trồng, sau đó là lớp phủ cây CNDN và cây ăn quả; cây CNNN và hoa màu nhưng có độ che phủ chưa cao nên tình trạng xói mòn, rửa trôi… vẫn xảy ra. Trên cơ sở xem xét đặc điểm sinh thái của cây trồng, phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển NLN và kết quả đánh giá thích nghi, loại cây chủ lực được đề xuất là keo tai tượng (có thể trồng xen thêm các cây khác). Khi rừng chưa khép tán cần thực hiện tốt mô hình NLKH với chức năng khai thác kinh tế, sau khi rừng đã khép tán thì chủ yếu là phòng hộ.

3.3.2.3. Chức năng phòng hộ và bảo tồn tự nhiên (PH & BTTN)

- Trong các ĐVĐĐ được đưa vào đánh giá, thì một số ĐVĐĐ được định hướng chức năng phòng hộ và bảo tồn tự nhiên do đa số các ĐVĐĐ này thường có độ dốc lớn >250, mức độ chia cắt sâu lớn, độ cao lớn, độ dày tầng đất mỏng, lượng mưa lớn. Đó là các ĐVĐĐ số 23, 61, 64, 80, 81, 98, 129. ĐVĐĐ 109 mặc dù có độ

dốc từ 15 - 250, tầng đất dày, TPCG trung bình nhưng phần lớn diện tích ở mức độ thoái hóa trung bình và nặng do đó cần phải tăng cường bảo vệ, ngăn ngừa thoái hóa đất. Các ĐVĐĐ đều phát triển rừng trồng nên rất thuận lợi để bố trí chức năng này với diện tích 5.099,91ha. Có thể khai thác thêm khả năng phục vụ du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học của các ĐVĐĐ này. Để đáp ứng chức năng phòng hộ và bảo tồn tự nhiên cần tăng cường trồng rừng, trồng thay thế bằng các loại cây có bộ rễ và tán lá rộng, phát triển nhanh như keo tai tượng, bời lời nhớt… kết hợp bảo vệ lớp phủ thực vật hiện có và tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn trên đất dốc.

- Các ĐVĐĐ 24, 46, 51, 52, 60, 66, 72, 73, 77, 82 - 89, 91 - 94, 97, 99, 102, 104, 110 - 113, 115 - 118, 120, 123 - 128 với tổng diện tích 234.005,69ha không đưa vào đánh giá, có hiện trạng sử dụng là rừng tự nhiên bao gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; các ĐVĐĐ 36, 108 đưa vào đánh giá nhưng thuộc loại không thích hợp có độ dốc lớn, với hiện trạng là rừng trồng nên đề xuất vào chức năng PH & BTTN. Tổng diện tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững (Trang 137 - 143)