Quá trình phân hủy chất hữu cơ và hình thành mùn trong đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững (Trang 86 - 87)

9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

2.2.1. Quá trình phân hủy chất hữu cơ và hình thành mùn trong đất

Tỉnh TTH có khí hậu nhiệt đới ẩm, độ che phủ thực vật lớn nên lượng chất hữu cơ được tạo ra trên một vị diện tích hàng năm rất lớn, nên quá trình này diễn ra rất mạnh. Các chất hữu cơ khi đi vào đất sẽ chịu tác động của 2 quá trình xảy ra đồng thời là quá trình khoáng hoá và quá trình mùn hoá. Các chất hữu cơ trong đất có quá trình biến đổi phức tạp với sự tham gia trực tiếp của các sinh vật đất và chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đất. Các điều kiện môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, chế độ không khí, thành phần và tính chất dung dịch đất cũng có ảnh hưởng mạnh đến tốc độ của quá trình khoáng hoá. Thông thường ở độ ẩm đất 70%, pH 6,5 - 7,5, nhiệt độ 25 - 30oC và có đủ không khí là thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật đất và do đó quá trình khoáng hoá cũng xảy ra mạnh. Trong điều kiện như vậy chất hữu cơ bị phân giải nhanh chóng và mùn ít được tích luỹ. Chính vì vậy mà quá trình phân huỷ chất hữu cơ ở các đất có TPCG nhẹ (đất cát) cũng diễn ra nhanh hơn ở các đất có TPCG nặng (đất thịt nặng).

Quá trình mùn hóa là quá trình chuyển hóa tàn tích hữu cơ thành mùn ở trong đất nhờ sự tham gia của vi sinh vật, động vật, ôxy của không khí và nước Những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự mùn hoá là: chế độ nhiệt, không khí và nước của đất, TPCG và các tính chất lý hoá học của đất, thành phần và cường độ hoạt động của vi sinh vật, thành phần xác hữu cơ đất. Song có sự khác nhau về tàn tích sinh vật để lại cho đất giữa các đất hoang, đất trồng trọt và đất rừng. Quá trình mùn hoá thực hiện với tốc độ nhanh, song quá trình khoáng hoá cũng rất mạnh mẽ dẫn đến chất hữu cơ nói chung, mùn nói riêng bị phân giải nhanh chóng. Thêm vào đó, các quá trình feralit, quá trình xói mòn, rửa trôi và việc sử dụng đất không hợp lý ở một số nơi trong tỉnh đã ảnh hưởng rất lớn tới số lượng cũng như chất lượng hữu cơ và mùn trong đất ở các nơi khác nhau. Nhóm đất mùn vàng đỏ là sản phẩm của quá trình mùn hóa. Quá trình mùn hóa ở lớp phủ thổ nhưỡng TTH thể hiện tính quy luật ở độ dày

tầng mùn (tầng A) và hàm lượng mùn trong đất. Độ dày tầng mùn và hàm lượng mùn tăng rõ rệt từ vùng đất cát ven biển đến vùng núi trung bình. Tầng mùn và hàm lượng mùn giàu ở đất dưới rừng và nghèo, rất nghèo ở đất cát, đất thoái hóa nhân tác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững (Trang 86 - 87)