ĐẶC ĐIỂM ĐẤT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững (Trang 89)

9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

2.3. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Với các điều kiện hình thành, quá trình phát sinh, thoái hóa đất nêu trên đã hình thành trong tỉnh TTH một lớp phủ thổ nhưỡng phong phú, đa dạng. Trên bản đồ

đất 1/100.000 có 10 nhóm đất với 23 loại đất thể hiện ở bảng 2.10 được sắp xếp theo 2 tổ hợp chính:

Tổ hợp đất thuỷ thành: Đó là những đơn vị đất được hình thành từ sản phẩm bồi đắp của sông biển trước đây và hiện nay. Đó là các nhóm đất phù sa, cát biển, đất mặn. Có những đơn vị đất rất trẻ, mới được bồi đắp hàng năm. Hầu hết là đất đồng bằng châu thổ và ven biển (trừ đất dốc tụ) thấp trũng. Vì vậy mùa mưa lũ tổ hợp đất này luôn bị uy hiếp bởi ngập lụt, vùi lấp, bồi lấp hay cát bay, cát chảy.

Quá trình địa hoá thổ nhưỡng chính ở đây là Sialit - Sialit glây - Sialit mặn hoá - phèn hoá. Tổ hợp đất thuỷ thành gồm 12 loại đất, chiếm diện tích 98.884,47ha tương đương với 19,64% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong tổ hợp đất thuỷ thành nhóm đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất trên 43,3%, kế đến là nhóm đất cát biển 41,3%, còn lại các nhóm đất phèn, mặn, lầy chiếm diện tích nhỏ không đáng kể.

Tổ hợp đất địa thành: là những đơn vị đất đồi núi dốc trên các đá mẹ và vỏ phong hoá hình thành tại chỗ khác nhau như: macma axit, đá sét và biến chất, phù sa cổ. Vào mùa mưa lũ đây là nơi đón nước mưa từ thượng lưu dồn về trung lưu và hạ lưu. Địa hình thành tạo đất dốc. Bởi vậy quá trình xói mòn, sạt lở, lũ quét có nhiều thuận lợi để xảy ra, nhất là trong mùa mưa lũ.

Quá trình địa hoá thổ nhưỡng chủ yếu trên đất địa thành là quá trình feralit, laterit. Trên các vùng núi cao trên 500 - 700m quá trình feralit mùn xuất hiện, còn ở phần tiếp giáp đồng bằng quá trình ferosialit trên phù sa cổ cũng diễn ra. Đất địa thành chiếm 74,0% diện tích tự nhiên. Trong đó đất đỏ vàng trên đá macma axit chiếm diện tích lớn nhất là 136.187,8ha tương đương 27,06% diện tích tự nhiên và 33,67% diện tích tổ hợp đất, tiếp đến đất đỏ vàng trên đá biến chất 84.371,63ha tương đương với 18,76% diện tích đất tự nhiên và chiếm 23,33% diện tích tổ hợp đất địa thành. Các nhóm đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất vàng nhạt trên đá cát chiếm 40.539,98ha tương đương 8,05% diện tích tự nhiên, đất mùn vàng đỏ trên macma axit 2,00%, đất nâu vàng trên phù sa cổ 2,07%. Đáng chú ý là các loại đất thoái hoá như đất xám trên macma axit (0,04%) và đất xói mòn trơ sỏi đá (0,99%) với khả năng giữ nước rất kém.

Bảng 2.10. Phân loại đất tỉnh Thừa Thiên Huế STT Tên đất Việt Nam

hiệu FAO - UNESCO Tên đất theo

Diện tích (ha) % DTTN I Nhóm đất cát C Arenosols 47.748,67 9,48 1 Cồn cát trắng Cc Luvic Arenosols 21.509,26 4,27

2 Đất cát biển C Haplic Arenosols 26.239,41 5,21

II Nhóm đất mặn M Solochaks 7.788,24 1,58

3 Đất mặn nhiều Mn Haplic Solochaks 491,56 0,13

4 Đất mặn ít và trung bình M Molli Solochaks 7.296,68 1,45

III Nhóm đất phèn S Thionic Fluvisols 5.193,80 1,03 5 Đất phèn hoạt động sâu, mặn trung bình Sj2 M Thionic Fluvisols 5.193,80 1,03 IV Nhóm đất phù sa P Fluvisols 37.518,67 7,45

6 Đất phù sa được bồi hàng năm Pb Dystric Fluvisols 2.546,47 0,51 7 Đất phù sa không được bồi

hàng năm

P Dystric Fluvisols 17.928,70 3,56

8 Đất phù sa glây Pg Gleyic Fluvisols 7.281,14 1,43

9 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng

Pf Plinthic Fluvisols 4.545,46 0,90 10 Đất phù sa ngòi suối Py Dystric Fluvisols 1.595,54 0,32 11 Đất phù sa phủ trên nền cát

biển

P/C Areni Dystric Fluvisols

3.621,36 0,73

V Nhóm đất lầy và than bùn J Gleysols 91,38 0,02

12 Đất lầy J Umbric Gleysols 91,38 0,02

VI Nhóm đất xám X Acrisols 201,28 0,04

13 Đất xám trên đá macma axit Xa Ferralic Acrisols 201,28 0,04

VII Nhóm đất đỏ vàng F Acrisols 352.880,57 70,11

14 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs Ferralic Acrisols 81.007,85 16,10 15 Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất Fj Ferralic Acrisols 84.371,63 16,76 16 Đất đỏ vàng trên đá macma axit Fa Ferralic Acrisols 136.187,8 27,06 17 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq Haplic Acrisols 40.539,98 8,05 18 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp Ferralic Acrisols 10.420,19 2,07 19 Đất đỏ vàng biến đổi do

trồng lúa nước

Fl Plinthic Acrisols 353,12 0,07

VIII Nhóm đất mùn đỏ vàng H Humic Acrisols 14.359,46 2,85

20 Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất Hj Humic Acrisols 4.273,48 0,85 21 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha Humic Acrisols 10.085,98 2,00 IX Đất thung lũng dốc tụ D Gleysols 543,71 0,11

dốc tụ

X Đất xói mòn trơ sỏi đá E Leptosols 4.987,29 0,99

23 Đất xói mòn trơ sỏi đá E Leptosols 4.987,29 0,99

Tổ hợp đất thủy thành 98.884,47 19,64 Tổ hợp đất địa thành 372.428,60 74,00 Tổng diện tích đất 471.313,07 93,64 Sông suối, ao hồ, đầm 31.288,76 6,22 Núi đá 718,70 0,14 Tổng diện tích tự nhiên 503.320,53 100 2.3.1. Các loại đất hình thành theo quy luật địa đới

2.3.1.1. Nhóm đất đỏ vàng (F)

Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 352.880,57ha chiếm 70,11% DTTN của tỉnh, phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh (trừ huyện Quảng Điền và Phú Vang). Nhóm đất này gồm có 6 loại đất:

- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Diện tích 81.007,85ha chiếm 16,1% DTTN toàn tỉnh, phân bố nhiều ở A Lưới, Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông và có ít ở thành phố Huế.

Đất có lớp vỏ phong hóa và tầng đất khá dày, có TPCG từ thịt trung bình đến nặng, kết cấu tốt nên khả năng giữ nước cao. Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có màu nâu xám, xám vàng; ở các tầng dưới có màu đỏ vàng hoặc vàng đỏ là chủ đạo. Ở lớp đất mặt, cấu trúc của đất thường là viên hoặc cục nhỏ, ở các tầng dưới, cấu trúc từ cục đến tảng. Những nơi có rừng hoặc cây lâu năm thì đất tơi xốp, những vùng đất trống đồi trọc đất chặt, ít tơi xốp.

- Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất (Fj): Diện tích 84.371,63ha chiếm 16,76% DTTN toàn tỉnh, phân bố ở địa hình cao, có độ dốc >250, chủ yếu ở huyện A Lưới và một phần nhỏ diện tích ở huyện Phong Điền, Nam Đông.

Đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá biến chất như phiến thạch mica, quaczit. Phần lớn diện tích đất có tầng dày trên 70cm, TPCG thịt trung bình. Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có màu nâu, đỏ vàng hơi thẫm; ở các tầng dưới là màu đỏ vàng hoặc vàng hơi đỏ. Ở tầng mặt, cấu trúc đất viên cục, ở các tầng dưới có lẫn một ít mảnh vỏ phong hóa.

vàng 136.187,8ha, chiếm 27,06% DTTN toàn tỉnh, phân bố ở các huyện, thị xã Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông và A Lưới. Phần lớn loại đất này thường có ở những khu vực chia cắt mạnh, khả năng xói mòn mạnh.

Đất được hình thành trên vỏ phong hóa và đá mẹ granit, phần lớn có tầng dày <50cm, chủ yếu là cát pha. Hình thái phẫu diện tầng đất mặt có màu nâu sẫm, cấu trúc rời rạc, hơi xốp; ở các tầng dưới có màu nâu đến nâu vàng, kết cấu cục, chặt, không xốp, lẫn ít sỏi sạn.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 40.539,98ha chiếm 8,05% DTTN toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở huyện Phong Điền, A Lưới và thị xã Hương Trà, Hương Thủy. Đất hình thành trên đá cát kết có TPCG nhẹ. Hình thái phẫu diện thường khá đồng nhất về TPCG và màu sắc vàng nhạt. Độ dày tầng đất thường không lớn, kết cấu hạt rời rạc khả năng giữ nước giữ chất dinh dưỡng kém. Đất dễ bị hạn vào mùa khô và bị xói mòn rửa trôi vào mùa mưa.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Diện tích 10.420,19ha chiếm 2,07% DTTN toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở huyện A Lưới, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, Hương Thủy và huyện Nam Đông.

Đất được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, đây là sản phẩm bồi đắp của hệ thống sông suối từ xa xưa và đã được nâng lên thành dạng đồi thềm ven sông suối. Hình thái phẫu diện tầng mặt có màu đen, cấu trúc tơi xốp, không chặt; ở các tầng dưới, đất có màu nâu vàng đến vàng sẫm, cấu trúc viên cục, hơi chặt. Đất có TPCG nhẹ, do được canh tác từ lâu đời nên tầng mặt bị rửa trôi chất dinh dưỡng.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Diện tích bé nhất trong nhóm đất đỏ vàng, 353,12ha, chiếm 0,07% DTTN toàn tỉnh, phân bố ở huyện Phú Lộc.

Là loại đất hình thành tại chỗ, nhưng do canh tác lúa nước lâu đời đã làm thay đổi hẳn tính chất của đất chủ yếu là tính chất lý học. Hình thái phẫu diện vẫn còn thể hiện tính chất của đất feralit. Những tầng dưới 40 - 50cm thông thường còn nguyên tính chất của loại đất feralit, màu sắc vàng hoặc vàng đỏ. Tầng đất mặt từ 30 - 40cm trở lên cấu tượng hoàn toàn bị phá vỡ, tầng canh tác hình thành rõ rệt, có thể có tầng đế cày rắn chắc, không thấm nước. Silic, nhôm được tích luỹ, keo đất bị

phân tán, đất trở nên bí, lân bị giữ chặt ở dạng phốt phát với Fe và Al làm cho lúa hay xảy ra tình trạng thiếu lân.

2.3.1.2. Nhóm đất xám (X)

Ở Thừa Thiên Huế, nhóm đất xám có một loại đất, đó là đất xám trên đá macma axit (Xa) với diện tích nhỏ khoảng 201,28ha, chiếm 0,04% DTTN toàn tỉnh. Loại đất này phân bố duy nhất ở huyện Phong Điền, đất thường có màu đỏ vàng, TPCG từ cát pha đến thịt, có tính thấm và trữ nước tốt.

Đất xám là nhóm đất có chất dinh dưỡng thấp nhưng có ý nghĩa trong nông nghiệp vì phần lớn diện tích nằm ở địa hình bằng, thoải, thoáng khí, thoát nước, dễ canh tác và thích hợp với nhu cầu sinh trưởng phát triển của nhiều cây trồng cạn.

2.3.2. Các loại đất hình thành theo quy luật phi địa đới

2.3.2.1. Các loại đất hình thành theo quy luật đai cao

Các loại đất hình thành theo quy luật đai cao là nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi phân bố ở độ cao trên 900m, có tổng diện tích là 14.359,46ha, chiếm 2,85% DTTN toàn tỉnh, phân bố ở các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Nam Đông và A Lưới. Ở TTH. Nhóm đất vàng đỏ trên núi này gồm 2 loại sau:

- Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất (Hj): Diện tích 4.273,48ha chiếm 0,85% DTTN toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở huyện A Lưới và một ít ở huyện Phong Điền.

Loại đất này thường phân bố ở địa hình cao, độ dốc lớn, được hình thành do sản phẩm phong hóa của đá biến chất (gơnai, phiến mica). Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có màu nâu đen, nâu thẫm, xuống các tầng dưới, màu đất chủ đạo là nâu vàng hoặc nâu đỏ. Cấu trúc lớp đất mặt thường là viên, hạt, độ tơi xốp khá. Ở các tầng dưới, cấu trúc đất là viên cục góc cạnh có lẫn các mảnh vỏ phong hóa cứng rắn.

- Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit (Ha): Diện tích 10.085,98ha, chiếm 2,0% DTTN toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện Phong Điền, A Lưới, Nam Đông và Phú Lộc. Loại đất này tồn tại ở khu vực có địa hình dốc, chia cắt mạnh và ranh giới xuất hiện được coi là giới hạn bảo vệ rừng đầu nguồn.

Đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá macma axit (granit) ở độ cao từ 900m trở lên. Trong các tầng đất thường lẫn đá và sỏi sạn thạch anh. Cấu

trúc lớp đất mặt thường là viên, hạt, độ tơi xốp khá, xuống các tầng dưới, cấu trúc cục, độ tơi xốp khá hơn tầng đất mặt.

2.3.2.2. Các loại đất hình thành theo quy luật địa ô

a. Nhóm đất cát (C)

Nhóm đất cát ở tỉnh TTH có diện tích 47.748,67ha, chiếm 9,48% DTTN toàn tỉnh, bao gồm hai loại đất cồn cát trắng (Cc) và đất cát biển (C). Nhóm đất này được hình thành ở ven biển, cửa sông, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mẫu chất, đá mẹ. Được tạo nên bởi sự bồi lắng chủ yếu từ sản phẩm thô (granit) của dải Trường Sơn cùng với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển đặc thù.

- Cồn cát trắng (Cc): Diện tích 21.509,26ha, chiếm 4,27% DTTN toàn tỉnh, phân bố chủ yếu dọc ven biển các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang. Đất cồn cát trắng có thành phần cát thô, hàm lượng sét không đáng kể vì vậy khả năng giữ nước, giữ màu kém. Phẫu diện trên các cồn cát, bãi cát đồng nhất, ít phân hóa. Ở nơi cát ổn định, phẫu diện có tầng A mỏng, nghèo mùn, chuyển đột ngột xuống tầng C, các chất dinh dưỡng nghèo, phản ứng đất trung tính, ít chua.

- Đất cát biển (C): Nằm sâu trong đất liền hơn so với cồn cát. Diện tích 26.239,41ha chiếm 5,21% DTTN toàn tỉnh, phân bố không thành dải liên tục, có ở các huyện ven biển như Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc. Đất cát biển có hình thái phẫu diện đã phân hóa rõ rệt với lớp đất mặt thường có màu xám trắng hoặc xám sáng, TPCG cát pha, nghèo mùn. Tầng dưới có màu vàng nhạt, có các ổ tích lũy Secquioxit màu nâu vàng.

b. Nhóm đất mặn (M)

Đất mặn ở tỉnh TTH gồm hai loại đất là đất mặn nhiều (Mn) và đất mặn ít và trung bình (M). Tuy chỉ có diện tích nhỏ 7.788,24ha, chiếm 1,58% DTTN toàn tỉnh nhưng nhóm đất mặn có mặt ở hầu hết các huyện ven biển. Mẫu chất thành tạo đất mặn thường nằm trên hỗn hợp phù sa sông biển.

- Đất mặn nhiều (Mn): Diện tích 491,56ha, chiếm 0,13% DTTN toàn tỉnh, phân bố tập trung ở huyện Phú Vang, Phú Lộc và Quảng Điền.

Đất mặn nhiều có phản ứng ít chua, các tầng dưới gần như trung tính. Tầng mặt có TPCG thịt nặng, các tầng dưới thịt trung bình.

- Đất mặn ít và trung bình (M): Diện tích 7.296,68ha chiếm 1,45% DTTN toàn tỉnh, phân bố ở các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Hương Thủy và Hương Trà.

Đất mặn ít và trung bình có màu xám đen và có TPCG rất khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ phù sa và cát biển. Nơi nào nhiều đất phù sa thì TPCG nặng và nơi nào nhiều cát thì TPCG nhẹ. Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có màu đen, cấu trúc rời rạc, các tầng dưới có màu xám, xám vàng, có nhiều ổ rỉ sắt màu vàng, đất bị glây.

c. Nhóm đất phèn (S): Đất phèn phân bố đống hành cùng đất mặn ở địa hình thấp trũng hơn, khó thoát nước, có nhiều chất hữu cơ và chịu sự chi phối trực tiếp hay gián tiếp của nước biển, trong quá khứ và hiện tại.

Ở tỉnh TTH, nhóm đất phèn chỉ có một loại đất đó là đất phèn hoạt động sâu, mặn trung bình (Sj2M), có diện tích 5.193,80ha chiếm 1,03% DTTN toàn tỉnh, phân bố ở Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Phong Điền và Hương Trà. Hình thái phẫu diện đất phân hóa rõ rệt với lớp đất mặt thường có màu xám hơi đen, tiếp đến là tầng sinh phèn có màu vàng đốm đỏ. Một vài nơi còn gặp các kết von hình ống. TPCG của đất rất khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc vật liệu bồi tụ.

d. Nhóm đất phù sa (P)

Nhóm đất phù sa có diện tích 37.518,67ha, chiếm 7,45% DTTN toàn tỉnh, phân bố ở hầu khắp các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh TTH, gồm 6 loại đất sau:

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Diện tích 2.546,47ha chiếm 0,51% DTTN toàn tỉnh, có ở thành phố Huế, huyện Phú Lộc, Phong Điền, thị xã Hương Trà.

Đất được hình thành do lắng đọng phù sa sông, TPCG nhẹ, khá tơi xốp, tầng đất dày, thoát nước tốt, hình thái phẫu diện tương đối đồng nhất về TPCG và màu sắc.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Diện tích lớn nhất trong nhóm đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững (Trang 89)