Phát triển nông lâm nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững (Trang 26 - 27)

9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

1.1.6. Phát triển nông lâm nghiệp bền vững

- Phát triển bền vững: Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2005: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng của nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” [7]. Theo định nghĩa này thì phát triển bền vững là phát triển tạo nên một nền kinh tế tăng trưởng đều cả về lượng và chất; một xã hội ổn định; các nguồn tài nguyên, sinh thái, môi trường được bảo tồn.

- Phát triển nông lâm nghiệp bền vững là phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm bảo đảm nhu cầu nông, lâm sản của con người theo hướng duy trì chất lượng môi trường (bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học, giảm tối đa diện tích đất bị thoái hóa, bảo vệ nguồn nước…), cho hiệu quả kinh tế cao và giảm khoảng cách phân hóa về thu nhập.

Mục tiêu của phát triển nông lâm nghiệp bền vững cần phải đồng thời hướng đến ba mục tiêu chính là phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường. Trong đó:

Phát triển nông nghiệp bền vững gồm phát triển nông nghiệp theo các loại hình tổ chức kinh tế (hai loại hình tổ chức chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp là hộ nông dân và cộng đồng phát triển nông nghiệp), theo ngành (trong nông nghiệp ba ngành cần phải tiếp cận là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản) và theo vùng (phát triển nông nghiệp theo từng đặc điểm, tiềm năng của vùng như đồng bằng, trung du, miền núi). Phát triển nông nghiệp bền vững nhằm: Đảm bảo đạt được năng suất, chất lượng và sản lượng cao để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nhiều mặt của toàn xã hội về sản phẩm nông nghiệp; Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao, sạch; Đảm bảo sự phát triển không ngừng các nguồn tài nguyên được sử dụng trong nông nghiệp; Bảo vệ môi trường chống ô nhiễm, tạo lập môi

trường sản xuất, môi trường sống trong lành, xây dựng môi trường sinh thái phát triển bền vững; Nâng cao thu nhập của nông dân.

Nềnlâm nghiệp bền vững có vị trí quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của từng quốc gia nói riêng và của toàn cầu nói chung. Chúng góp phần đắc lực trong việc giảm thiểu tác hại của thiên tai và ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu trên thế giới, đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng một nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững. Phát triển lâm nghiệp bền vững là phát triển theo hướng tăng diện tích và chất lượng của hệ thống rừng phòng hộ, bao gồm cả hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường đô thị, hệ thống rừng ngập mặn và hệ thống rừng phòng hộ trên đất cát ven biển; hệ thống rừng tự nhiên đầu nguồn chính được quản lý bền vững; hạn chế các tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái rừng do biến đổi khí hậu; xây dựng được cơ sở pháp lý hình thành quỹ cacbon trong lâm nghiệp và tham gia thị trường cacbon; đời sống người dân địa bàn lâm nghiệp được cải thiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững (Trang 26 - 27)