Biện pháp hóa học

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG TS. VÕ THỊ THU OANH ĐHNLTPHCM (Trang 129 - 131)

II. Các nhóm biện pháp phòng trừ bệnh cây

6. Biện pháp hóa học

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA Page 130 - Dùng các loại thuốc hóa học gôm các hợp chất vô cơ, hữu cơ, các chất kháng sinh có tác dụng trực tiếp tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh cây, chống lại sự phá hại của bệnh, bảo vệ cây trồng.

6.1 Ưu điểm

- Ngăn chặn và dập tắt dịch bệnh nhanh - Hiệu quả phòng trừ cao

- Dễ sử dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao

- Thuốc có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào cây trồng để phòng bệnh. - Có khả năng tiêu diệt được mầm bệnh khi mầm bệnh đã xâm nhập vào mô cây

- Áp dụng hầu hết được các loại bệnh (trừ virus và Mycoplasma).

6.2 Khuyết điểm

- Gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước. - Ảnh hưởng cho sức khoẻ người, gia súc.

- Một số thuốc có độ độc cao, thời gian phân hủy lâu, để lại tồn dư trên nông sản, đất đai (nhóm thuốc thủy ngân hữu cơ).

- Dễ tạo ra mất cân bằng sinh thái trầm trọng vì ảnh hưởng đến hệ sinh vật có ích trong đất. - Dễ dẫn đến vi sinh vật gây bệnh có tính quen và kháng thuốc.

- Chịu tác động mạnh của các yếu tố thời tiết: mưa, gió…

6.3 Nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV

Đúng thuốc

Căn cứ theo loại vi sinh vật gây bệnh, loại cây trồng hay nông sản bị bệnh để chọn và sử dụng đúng loại thuốc và dạng chế phẩm

Đúng lúc

Có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan, phá hại của bệnh, phun thuốc sớm khi bệnh mới chớm xuất hiện, diện tích cây bị bệnh còn ở diện hẹp, hạn chế phun thuốc vào giai đọa cây mẫn cảm thuốc, không phun thuốc khi thời tiết không thích hợp.

Đúng liều lượng, đúng nồng độ Theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất

Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA Page 131

mặt vật phun. Nếu xử lý giống, thuốc phải được trộn đều với hạt giống, củ giống, hom giống,...

6.4 Phương pháp sử dụng thuốc

- Các phương pháp sử dụng thuốc khác nhau tùy theo dạng chế phẩm thuốc, vị trí bảo tồn bệnh, vị trí xâm nhiễm gây hại, trạng thái và giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây

- Các phương pháp:

+ Rắc thuốc hạt: chế phẩm dạng hạt

+ Phun thuốc bột: không dùng nước, phun ở dạng bột khô.

+ Phun lỏng: các chế phẩm WP, EC, FL, DF, L hoà vào nước để phun:

Phun nước: bình bơm tay, động cơ có áp suất thấp, nước thuốc tạo thành các giọt nhỏ có đường kính > 150mm.

Phun sương: máy bơm có áp suất cao, tạo các giọt nước thuốc có đường kính 50 – 150mm Phun mù: máy bơm có khả năng tạo giọt nước thuốc có đường kính rất nhỏ < 50mm.

+ Xử lý hạt giống: khô, nửa khô, xử lý ướt. Các thuốc dùng để xử lý hạt như hợp chất Cu, Hg, Zn vô cơ, Hg hữu cơ (ceresan, panogen,…), thiram và một số hoá chất chuyên tính khác.

+ Xử lý đất: chất xông hơi Metyl bromide, Sincocin, Basudin, , Basamit, Mocap, Furadan nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước khi trồng, hóa chất được bơm vào đất ở độ sâu vào khoảng 10cm. + Điều trị các vết thương: bôi lên vết thương các chất Sodium hypochloride 0,5 – 1%, cồn ethyl 70%, HgCl2 0,1%, bôi thuốc phủ lên vết thương (Bordeaux).

+ Trừ bệnh sau thu hoạch: nhúng trái cây sau thu hoạch, cho thuốc vào các hộp đựng, kho chứa. Các loại thuốc thường dùng là: Borax, Sodium carbonate, Nitrgen trichloride, Thiabendazonle, acid benzoic.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG TS. VÕ THỊ THU OANH ĐHNLTPHCM (Trang 129 - 131)